Cú pháp cơ bản của lập trình C

Cú pháp C như thế nào? Định danh trong C ra sao? Hãy cùng Quantrimang.com tìm hiểu nhé!

Các Token trong C

Trong ngôn ngữ C bao gồm rất nhiều các token khác nhau và một token có thể là một từ khóa, một định danh, một hằng số, một chuỗi hoặc một ký tự. Ví dụ, dòng lệnh C dưới đây bao gồm 5 token sau:

printf("Hello, World! \n");

Các token riêng rẽ như sau:

printf
(
"Hello, World! \n"
)
;

Dấu chấm phẩy ; trong C

Chương trình C, dấu chấm phẩy là một phần kết thúc lệnh. Thực tế mỗi lệnh trong C phải kết thúc bởi một dấu chấm phẩy. Nó thông báo phần kết thúc của một thuộc tính logic.

Ví dụ dưới đây là 2 đoạn lệnh:

printf("Hello, World! \n");
return 0;

Comment trong C

Chú thích giống như việc trợ giúp trong chương trình C và được bỏ qua bởi bộ biên dịch. Nó bắt đầu với /* và kết thúc với ký tự */ như dưới đây:

/* Day la chuong trinh C dau tien */

Bạn không thể có thêm một phần comment bên trong phần comment này.

Định danh (Identifier) trong C

Một định danh trong C là một tên được sử dụng như một biến, hàm và một thành phần được người dùng định nghĩa. Một định danh có thể bắt đầu bởi các ký tự A đến Z, a đến z và dấu gạch dưới (_) và số 0 đến 9.

C không cho phép các dấu như @, $, và % trong tên định danh. C là ngôn ngữ phân biệt chữ thường - chữ hoa. Do đó, QTM và qtm là hai định danh khác nhau trong C. Dưới đây là một vài ví dụ định danh hợp lệ:

nam       hoangminh    abc   ha_noi  a_123
sinhvien   _hocphi  j     d23b5      nhanVien

Các từ khóa trong C

Dưới đây là danh sách các từ khóa được dành riêng trong ngôn ngữ C. Các định danh hay biến, hằng số không thể đặt tên giống các từ khóa dưới đây, nếu không chương trình sẽ báo lỗi.

autoelselongswitch
breakenumregistertypedef
caseexternreturnunion
charfloatshortunsigned
constforsignedvoid
continuegotosizeofvolatile
defaultifstaticwhile
dointstruct_Packed
double

Khoảng trắng trong C

Một dòng có thể chứa khoảng trắng, có thể là những dòng comment, được biết đến như dòng trắng khi cùng được bộ biên dịch bỏ qua khi biên dịch.

Một khoảng trắng trong C có thể là một đoạn trống, tab, newline (dòng mới) hoặc comment. Một khoảng trắng chia một phần của lệnh thành nhiều phần và giúp bộ biên dịch phân biệt một thành phần trong một lệnh, như int, kết thúc thành phần và bắt đầu thành phần tiếp theo như lệnh sau:

int diemthi;

Phải có ít nhất một khoảng trắng ký tự giữa int và diemthi để bộ biên dịch hiểu và phân biệt được chúng. Mặt khác, xem lệnh dưới đây:

luong = luongcoban + phucap;   // tinh tong luong

Không cần thiết khoảng trắng giữa luong và dấu =, hoặc giữa dấu = và luongcoban.

Ví dụ về cú pháp C cơ bản

#include <stdio.h>

int main() {
  printf("Chào mừng tới Quantrimang.com!");
  return 0;
}

Giải thích chi tiết

Dòng 1: #include <stdio.h> là một thư viện file header, cho phép lập trình viên làm việc với các hàm input và output, chẳng hạn như printf() (được dùng ở dòng 4). File Header thêm chức năng cho chương trình C.

Đừng lo nếu không hiểu cách #include <stdio.h>hoạt động. Chỉ cần nghĩ rằng nó là thành phần thường xuất hiện trong chương trình.

Dòng 2: Một dòng trống C bỏ qua khoảng trắng. Thế nhưng, ví dụ dùng nó để làm code dễ đọc hơn.

Dòng 3: Một thành phần khác, luôn hiện trong chương trình C là main(). Nó được gọi là một function. Bất kỳ code bên trong ngoặc nhọn đều sẽ được triển khai.

Dòng 4: printf() là một hàm được dùng để xuất/in văn bản trên màn hình. Ở ví dụ trên, “Chào mừng tới Quantrimang.com” sẽ xuất hiện hay được output.

Lưu ý:

  • Mọi lệnh trong C đều kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
  • Phần body của C cũng được viết lại thành: int main(){printf("Chào Quantrimang.com!");return 0;}
  • Nhớ rằng trình biên dịch bỏ qua các khoảng trắng. Tuy nhiên, nhiều dòng khiến code dễ đọc hơn.

Dòng 5: return ) kết thúc hàm main().

Dòng 6: Đừng quên thêm dấu ngoặc nhọn đóng hàm để kết thúc hàm main.

Cú pháp C

Bài trước: Cấu trúc chương trình C cơ bản

Bài tiếp: Kiểu dữ liệu trong lập trình C

Thứ Ba, 20/12/2022 17:05
4,97 👨 7.182
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Code Ngầu
    Code Ngầu ok! THX
    Thích Phản hồi 01/07/20
    ❖ Lập trình C