Các hàm Python tích hợp sẵn
Các hàm trong Python là kiến thức mà mọi lập trình viên cần biết. Dưới đây là cách dùng các hàm cơ bản trong Python.
Python là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất do Guido van Rossum tạo ra vào năm 1991. Ngôn ngữ này được sử dụng để viết kịch bản hệ thống, phát triển phần mềm và ứng dụng web (phía máy chủ). Đúng, bạn hoàn toàn có thể phát triển các ứng dụng web trên máy chủ, luồng công việc bằng Python, kết nối các hệ thống cơ sở dữ liệu bằng Python cùng những công nghệ khác. Python có thể đọc và thay đổi các tệp, quản lý dữ liệu lớn và các phép toán nâng cao.
Cú pháp của Python rất đơn giản và giống với tiếng Anh. Nó cho phép các lập trình viên tạo chương trình với ít dòng mã hơn so với một số ngôn ngữ khác. Python hoạt động trên hệ thống thông dịch, cho phép người dùng thực thi ngay lập tức mã đã viết.
Python cung cấp nhiều hàm tích hợp giúp việc viết code dễ dàng hơn. Ở bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về các hàm tích hợp của Python, khám phá các ứng dụng khác nhau của chúng cùng một số hàm được sử dụng phổ biến nhất.
Trong phiên bản Python 3.6 có 68 hàm Python được tích hợp sẵn. Dưới đây là danh sách các hàm đó, cùng với mô tả ngắn gọn về chúng. Bạn có thể bookmark lại để tra nhanh khi cần nhé.
Nhấn Ctrl
+F
trên trình duyệt và nhập tên hàm cần tìm, nếu bạn muốn tìm nhanh nhé.
Hàm | Mô tả |
---|---|
abs() | Trả về giá trị tuyệt đối của một số |
all() | Trả về True khi tất cả các phần tử trong iterable là đúng |
any() | Kiểm tra bất kỳ phần tử nào của iterable là True |
ascii() | Tả về string chứa đại diện (representation) có thể in |
bin() | Chuyển đổi số nguyên sang chuỗi nhị phân |
bool() | Chuyển một giá trị sang Boolean |
bytearray() | Trả về mảng kích thước byte được cấp |
bytes() | Trả về đối tượng byte không đổi |
callable() | Kiểm tra xem đối tượng có thể gọi hay không |
chr() | Trả về một ký tự (một chuỗi) từ Integer |
classmethod() | Trả về một class method cho hàm |
compile() | Trả về đối tượng code Python |
complex() | Tạo một số phức |
delattr() | Xóa thuộc tính khỏi đối tượng |
dict() | Tạo Dictionary |
dir() | Trả lại thuộc tính của đối tượng |
divmod() | Trả về một Tuple của Quotient và Remainder |
enumerate() | Trả về đối tượng kê khai |
eval() | Chạy code Python trong chương trình |
exec() | Thực thi chương trình được tạo động |
filter() | Xây dựng iterator từ các phần tử True |
float() | Trả về số thập phân từ số, chuỗi |
format() | Trả về representation được định dạng của giá trị |
frozenset() | Trả về đối tượng frozenset không thay đổi |
getattr() | Trả về giá trị thuộc tính được đặt tên của đối tượng |
globals() | Trả về dictionary của bảng sumbol toàn cục hiện tại |
hasattr() | Trả về đối tượng dù có thuộc tính được đặt tên hay không |
hash() | Trả về giá trị hash của đối tượng |
help() | Gọi Help System được tích hợp sẵn |
hex() | Chuyển Integer thành Hexadecimal |
id() | Trả về định danh của đối tượng |
input() | Đọc và trả về chuỗi trong một dòng |
int() | Trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi |
isinstance() | Kiểm tra xem đối tượng có là Instance của Class không |
issubclass() | Kiểm tra xem đối tượng có là Subclass của Class không |
iter() | Trả về iterator cho đối tượng |
len() | Trả về độ dài của đối tượng |
list() | Tạo list trong Python |
locals() | Trả về dictionary của bảng sumbol cục bộ hiện tại |
map() | Áp dụng hàm và trả về một list |
max() | Trả về phần tử lớn nhất |
memoryview() | Trả về chế độ xem bộ nhớ của đối số |
min() | Trả về phần tử nhỏ nhất |
next() | Trích xuất phần tử tiếp theo từ Iterator |
object() | Tạo một đối tượng không có tính năng (Featureless Object) |
oct() | Chuyển số nguyên sang bát phân |
open() | Trả về đối tượng File |
ord() | Trả về mã Unicode code cho ký tự Unicode |
pow() | Trả về x mũ y |
print() | In đối tượng được cung cấp |
property() | Trả về thuộc tính property |
range() | Trả về chuỗi số nguyên từ số bắt đầu đến số kết thúc |
repr() | Trả về representation có thể in của đối tượng |
reversed() | Trả về iterator đảo ngược của một dãy |
round() | Làm tròn số thập phân |
set() | Tạo một set các phần tử mới |
setattr() | Đặt giá trị cho một thuộc tính của đối tượng |
slice() | Cắt đối tượng được chỉ định bằng range() |
sorted() | Trả về list được sắp xếp |
staticmethod() | Tạo static method từ một hàm |
str() | Chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi |
sum() | Thêm một mục vào Iterable |
super() | Cho phép tham chiếu đến Parent Class bằng super |
tuple() | Tạo một Tuple |
type() | Trả về kiểu đối tượng |
vars() | Trả về thuộc tính __dict__ của class |
zip() | Trả về Iterator của Tuple |
__import__() | Hàm nâng cao, được gọi bằng import |
Những hàm Python tích hợp sẵn bạn cần biết khi nghiên cứu khoa học dữ liệu
Hàm print()
Hàm print() in các thông báo cụ thể trên màn hình hoặc thiết bị đầu ra theo tiêu chuẩn khác.
Thông báo muốn in có thể là chuỗi hoặc đối tượng khác. Hàm này chuyển đổi đối tượng thành một chuỗi trước khi ghi chúng trên màn hình.
Ví dụ:
print("Analytics Vidhya is the Largest Data Science Community over whole world")
Kết quả:
Analytics Vidhya is the Largest Data Science Community over whole world
Hàm type()
Hàm type trả về kiểu của đối tượng cụ thể. Ví dụ:
list_of_fruits = ('apple', 'banana', 'cherry', 'mango')
print(type(list_of_fruits))
Kết quả: <class 'tuple'>
Hàm input()
Hàm input() cho phép lấy input từ người dùng. Ví dụ:
a = input('Enter your name:')
print('Hello, ' + a + ' to Analytics Vidhya')
Kết quả:
Enter your name:Chirag Goyal
Hello, Chirag Goyal to Analytics Vidhya
Hàm abs()
Hàm Python có sẵn này trả về giá trị tuyệt đối của số cụ thể. Ví dụ:
negative_number = -676
print(abs(negative_number))
Kết quả: 5.830951894845301
Trong thời gian tới, mình sẽ cố gắng viết bài chi tiết về các hàm này để các bạn hiểu rõ cú pháp, cũng như cách dùng của từng hàm.
Nếu muốn biết hàm này cụ thể làm gì, có đối số nào, bạn chỉ cần nhập lệnh:
print(ten_ham.__doc__)
Python sẽ giải thích khá đầy đủ về hàm, bạn có thể đọc và làm vài ví dụ để hiểu hàm đó.
Hàm all()
Hàm all() Python chấp nhận một đối tượng có thể lặp (như list, dictionary,…). Nó trả về true nếu toàn bộ các mục trong biến lặp được chuyển là true. Nếu không, nó trả về False. Nếu đối tượng có thể lặp trống, hàm all() trả về True.
Ví dụ hàm all() trong Python
# tất cả giá trị đều là true
k = [1, 3, 4, 6]
print(all(k))
# tất cả giá trị đều là false
k = [0, False]
print(all(k))
# một giá trị false
k = [1, 3, 7, 0]
print(all(k))
# một giá trị true
k = [0, False, 5]
print(all(k))
# biến lặp trống
k = []
print(all(k))
Kết quả:
True
False
False
False
True
Hàm bin()
Hàm bin() Python được dùng để trả về biểu diễn nhị phân của một số nguyên cụ thể. Kết quả luôn bắt đầu bằng tiền tố 0b.
Ví dụ hàm bin() Python
x = 10
y = bin(x)
print (y)
Kết quả:
0b1010
Hàm bool()
Hàm bool() chuyển đổi một giá trị sang boolean (True hoặc False) bằng thủ tục kiểm tra chuẩn.
Ví dụ cách dùng hàm bool() trong Python:
test1 = []
print(test1,'is',bool(test1))
test1 = [0]
print(test1,'is',bool(test1))
test1 = 0.0
print(test1,'is',bool(test1))
test1 = None
print(test1,'is',bool(test1))
test1 = True
print(test1,'is',bool(test1))
test1 = 'Easy string'
print(test1,'is',bool(test1))
Kết quả:
[] is False
[0] is True
0.0 is False
None is False
True is True
Easy string is True
Hàm bytes()
Hàm bytes() trong Python được dùng để trả về một đối tượng bytes. Nó là một phiên bản có thể đột biến của hàm bytearray().
Nó có thể tạo các đối tượng byte trống theo kích thước lựa chọn.
Ví dụ hàm bytes() trong Python:
string = "Hello World."
array = bytes(string, 'utf-8')
print(array)
Kết quả:
b ' Hello World.'
Hàm callable()
Hàm callable() trong Python là một hàm có thể được gọi. Hàm tích hợp này kiểm tra và trả về true nếu đối tượng đã chuyển hiện có thể được gọi, nếu không kết quả sẽ là false.
Ví dụ hàm callable() trong Python:
x = 8
print(callable(x))
Kết quả:
False
Như bạn thấy, số lượng hàm tích hợp sẵn trong Python vô cùng đa dạng và phong phú. Nắm được chúng bạn sẽ lập trình Python cho ra đời những sản phẩm thật sự chất lượng.
Trên đây là những điều bạn cần biết về các loại hàm trong Python có sẵn. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn và đừng quên làm bài tập Python nhé!
Bạn nên đọc
-
Biến toàn cục (global), biến cục bộ (local), biến nonlocal trong Python
-
Kiểu dữ liệu trong Python: chuỗi, số, list, tuple, set và dictionary
-
Hàm any() trong Python
-
Hàm divmod() trong Python
-
Cách cài đặt Python trên Windows, macOS, Linux
-
Hàm ord() trong Python
-
Hàm trong Python là gì? Các hàm trong Python
-
Hàm round() trong Python
-
Ma trận trong Python
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Truyền NguyễnThích · Phản hồi · 1 · 12/07/22

Cũ vẫn chất
-
9 khác biệt chính giữa ChatGPT và Chatbot AI của Bing
Hôm qua -
Top 5 ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho trẻ em hiện nay
Hôm qua -
Hướng dẫn sửa lỗi Access Denied trong quá trình truy cập file hoặc thư mục trên Windows
Hôm qua -
Tổng hợp bộ hình nền iPhone 14 và iPhone 14 Pro
Hôm qua -
6 công cụ sáng tác nhạc và lời bài hát miễn phí với sự trợ giúp của AI
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn caption cho ảnh trong Word
Hôm qua -
7 tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với người dùng
Hôm qua -
Cách tìm lại bình luận trên YouTube rất đơn giản
Hôm qua -
Cách bật, tắt macro trên Excel
Hôm qua -
Cách kiểm tra lượt view Story Instagram nổi bật
Hôm qua