Hàm float() trong Python

Hàm float() trong Python chuyển đổi giá trị được chỉ định thành số dấu phẩy động. Hàm float() có cú pháp ra sao, có những tham số nào, bạn hãy cùng Quantrimang tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Cú pháp hàm float() trong Python

float([x])

Các tham số của hàm float():

float() chỉ có một tham số duy nhất:

  • x: số hoặc chuỗi cần được chuyển đổi thành số dấu phẩy động

Hàm chấp nhận những kiểu giá trị có thể làm tham số như sau:

  • Số: Có thể là số nguyên hoặc số thập phân.
  • Chuỗi:
    • Chứa một kiểu số bất kỳ.
    • Khoảng trắng bên trái hoặc bên phải hoặc một dòng mới của giá trị đều bị chương trình bỏ qua.
    • Có thể sử dụng các toán tử toán học.
    • Có thể sử dụng với NaN, Infinity hoặc inf (cả chữ thường và chữ hoa).

Giá trị trả về từ float()

Các giá trị mà hàm float() trả về tùy thuộc vào tham số được truyền.

  • Nếu các tham số được truyền phù hợp với đúng yêu cầu của Python thì kết quả trả về là một số dấu phẩy động tương ứng.
  • Nếu không có tham số nào được truyền thì hàm trả về 0.0.
  • Nếu tham số được truyền không phải là số thập phân hoặc không khớp với bất kỳ trường hợp nào được đề cập ở trên thì chương trình sẽ báo lỗi.
  • Nếu một số được truyền nằm ngoài phạm vi float của Python thì output sẽ xảy ra exception OverflowError.

Ví dụ 1: Hàm float() hoạt động thế nào?

# viết bởi Quantrimang.com
# đối với số nguyên
print(float(10))

# đối với số thập phân
print(float(11.22))

# đối với chuỗi
print(float("-13.33"))

# đối với chuỗi có khoảng trắng
print(float(" -24.45\n"))

# chuỗi gây ra lỗi
print(float("abc"))

Chạy chương trình, kết quả trả về là:

10.0
11.22
-13.33
-24.45
ValueError: could not convert string to float: 'abc'

Ví dụ 2: float() với infinity và Nan (Not a number)?

# viết bởi Quantrimang.com
# đối với NaN
print(float("nan"))
print(float("NaN"))

# đối với inf/infinity
print(float("inf"))
print(float("InF"))
print(float("InFiNiTy"))
print(float("infinity"))

Chạy chương trình, kết quả trả về là:

nan
nan
inf
inf
inf
inf

Hàm float() chỉ có vài chú ý như vậy thôi. Bạn nhớ thực hành thường xuyên với các bài tập Python nhé.

Bài trước: Hàm eval() trong Python

Bài tiếp: Hàm exec() trong Python

Chủ Nhật, 15/09/2024 10:02
3,211 👨 23.546
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Học Python