Hàm super() trong Python
Trong Python, hàm super() được sử dụng chính trong hai trường hợp:
- Giúp chúng ta tránh phải sử dụng tên class cơ sở một cách rõ ràng
- Xử lý Đa kế thừa
Ví dụ 1: Hàm super() với Kế thừa đơn
Trong trường hợp kế thừa đơn, hàm super() giúp chúng ta tham chiều tới class cơ sở.
Ví dụ:
class Mammal(object):
def __init__(self, mammalName):
print(mammalName, 'là động vật máu nóng.')
class Voi(Mammal):
def __init__(self):
print('Voi có 4 chân.')
super().__init__('Voi')
d1 = Voi()
Khi chạy chương trình, kết quả thu được là
Voi có 4 chân.
Voi là động vật máu nóng.
Ở đây, chúng ta gọi method __init__() của lớp Mammal (từ class Voi) bằng đoạn mã:
super().__init__('Voi')
thay vì sử dụng:
Mammal.__init__(self, 'Voi')
Vì chúng ta không cần sử dụng tên của class cơ sở khi gọi các đối tượng bên trong nó nên khi cần chúng ta có thể đổi tên class một cách dễ dàng.
Ví dụ đổi tên class Mammal:
# đổi tên class Mammal thành Elephantidae
class Voi(Elephantidae):
def __init__(self):
print('Voi có 4 chân.')
# chúng ta không cần thay đổi dòng code này
super().__init__('Voi')
Hàm super() trả về một đối tượng proxy, một dạng đối tượng thay thế có thể gọi các method của class cơ sở thông qua ủy quyền. Đây được gọi là phương thức gián tiếp (khả năng tham chiếu một đối tượng cơ sở với hàm super()).
Vì phương thức tham chiếu gián tiếp này chỉ được sử dụng trong thời gian chạy chương trình nên chúng ta có thể sử dụng các class cơ sở khác nhau vào các thời điểm khác nhau nếu cần.
Ví dụ 2: Hàm super() với Đa kế thừa
Chúng ta hãy cùng xem đoạn code sau:
class Animal:
def __init__(self, Animal):
print(Animal, 'là một loài động vật.');
class Mammal(Animal):
def __init__(self, mammalName):
print(mammalName, 'là động vật máu nóng.')
super().__init__(mammalName)
class NonWingedMammal(Mammal):
def __init__(self, NonWingedMammal):
print(NonWingedMammal, "không thể bay.")
super().__init__(NonWingedMammal)
class NonMarineMammal(Mammal):
def __init__(self, NonMarineMammal):
print(NonMarineMammal, "không thể bơi.")
super().__init__(NonMarineMammal)
class Voi(NonMarineMammal, NonWingedMammal):
def __init__(self):
print('Voi có 4 chân.');
super().__init__('Voi')
d = Voi()
print('')
bat = NonMarineMammal('Dơi')
Khi chạy chương trình, kết quả thu được là
Voi có 4 chân.
Voi không thể bơi.
Voi không thể bay.
Voi là động vật máu nóng.
Voi là một loài động vật.
Dơi không thể bơi.
Dơi là động vật máu nóng.
Dơi là một loài động vật.
Phương pháp giải quyết thứ tự (Method Resolution Order - MRO)
MRO là thứ tự các method được kế thừa khi có đa kế thừa. Bạn có thể xem MRO bằng cách sử dụng thuộc tính __mro__.
>>> Voi.__mro__
(<class 'Voi'>,
<class 'NonMarineMammal'>,
<class 'NonWingedMammal'>,
<class 'Mammal'>,
<class 'Animal'>,
<class 'object'>)
Đây là cách hoạt động của MRO
- Một method trong các lệnh dẫn xuất luôn được gọi trước method của class cơ sở. Trong ví dụ của chúng ta, class Voi được gọi trước NonMarineMammal hoặc NonWingedMammal. Hai class này lại được gọi trước class Mammal và Mammal lại được gọi trước Animal, cuối cùng mới đến đối tượng.
- Nếu có nhiều class cha mẹ như Voi(NonMarineMammal, NonWingedMammal), các method của NonMarineMammal sẽ được gọi trước tiên vì nó xuất hiện đầu tiên.
Để tìm hiểu thêm về các hàm trong Python, mời các bạn truy cập trang web dưới đây:
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?
Hôm qua -
Tổng hợp câu hỏi Nhanh như chớp mùa 2
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
Cách đổi công cụ tìm kiếm trên Safari
Hôm qua -
Hướng dẫn chơi Rung Cây vàng Trúng Cây vàng trên My Viettel
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Tổng hợp cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn nhất
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
Hôm qua