Pseudo-Element trong CSS

Pseudo-Element trong CSS được sử dụng để thêm các định dạng đặc biệt tới một Selector mà không cần sử dụng đến JavaScript hoặc bất cứ ngôn ngữ Script nào. Ví dụ định dạng chữ hoặc dòng đầu tiên của phần tử, chèn nội dung vào trước hoặc sau nội dung của phần tử...

Cú pháp

Cú pháp đơn giản cho Pseudo-Element trong CSS là:

selector::pseudo-element {
property:value;
}

Chú ý dấu hai chấm đơn và kép - ::first-line:first-line. Cú pháp dấu hai chấm đơn được sử dụng cho cả pseudo-class và pseudo-element trong CSS1, CSS2. Từ CSS3, sử dụng hai chấm kép với các pseudo-element để phân biệt với pseudo-class.

Pseudo-element ::first-line trong CSS

Pseudo-element ::first-line trong CSS sử dụng để thêm một số hiệu ứng đặc biệt cho dòng đầu tiên của một đoạn.

Ví dụ dưới đây định dạng dòng đầu tiên của văn bản trong tất cả phần tử <p>:

p::first-line {
color: #ff0000;
font-variant: small-caps;
}

Lưu ý: ::first-line chỉ có thể được áp dụng cho các phần tử ở dạng block.

Một số thuộc tính có thể được sử dụng trong ::first-line:

  • font chữ
  • color
  • các thuộc tính background
  • word-spacing
  • letter-spacing
  • text-decoration
  • vertical-align
  • text-transform
  • line-height
  • clear

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>
p::first-line {
color: #ff0000;
font-variant: small-caps;
}
</style>
</head>
<body>

<h2>Website Quản trị mạng</h2>
<p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, mở rộng nội dung để
đáp ứng nhu cầu của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như điện
thoại, thiết bị thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>


</body>
</html>

Pseudo-element ::first-letter trong CSS

Pseudo-element ::first-letter được sử dụng để thêm một định dạng đặc biệt vào chữ cái đầu tiên của một đoạn.

Ví dụ dưới đây định dạng chữ đầu tiên của văn bản trong tất cả phần tử <p>:

p::first-letter {
color: #ff0000;
font-size: xx-large;
}

Lưu ý: Tương tự như ::first-line thì ::first-letter cũng chỉ có thể áp dụng được cho các phần tử ở dạng block.

Một số thuộc tính có thể được sử dụng trong ::first-letter:

  • các thuộc tính font
  • các thuộc tính color
  • các thuộc tính background
  • các thuộc tính margin
  • các thuộc tính padding
  • các thuộc tính border
  • text-decoration
  • vertical-align (khi giá trị của float là none)
  • text-transform
  • line-height
  • float
  • clear

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>
p::first-letter {
color: purple;
font-size: xx-large;
}
</style>
</head>
<body>

<h2>Website Quản trị mạng</h2>
<p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, luôn đáp ứng nhu cầu
của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như điện thoại, thiết bị
thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>


</body>
</html>

Kết hợp Pseudo-element và CSS Class

Các Pseudo-element có thể được kết hợp với các lớp trong CSS.

p.intro::first-letter {
color: #ff0000;
font-size:200%;
}

Ví dụ, bạn muốn hiển thị chữ đầu tiên của đoạn văn class=”intro” với chữ màu đỏ và có kích cỡ lớn.

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>
p.intro::first-letter {
color: #ff0000;
font-size:200%;
}
</style>
</head>
<body>

<p class="intro">Website Quản trị mạng.</p>
<p class="intro">Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, luôn
đáp ứng nhu cầu của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như điện
thoại, thiết bị thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>
<p>Bạn có thể trở thành một phần của Quantrimang.com bằng cách gửi bài viết,
trải nghiệm công nghệ của mình về cho đội ngũ quản lý nội dung của mạng xã
hội thông qua địa chỉ email info@meta.vn hoặc đăng ký tài khoản và đăng bài
trực tiếp trên Quantrimang.com.</p>

</body>
</html>

Kết hợp nhiều Pseudo-element

Mộ số pseudo-element có thể được kết hợp với nhau.

p::first-letter {
color: #ff0000;
font-size: xx-large;
}

p::first-line {
color: #0000ff;
font-variant: small-caps;
}

Ví dụ, ta có thể kết hợp ::first-letter::first-line để trả về kết quả chữ đầu tiên của đoạn văn có màu đỏ, cỡ chữ là xx-large. Phần còn lại của dòng đầu tiên có màu xanh, chữ in hoa thường. Phần còn lại của đoạn văn sẽ có cỡ chữ và màu chữ mặc định.

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>
p::first-letter {
color: #ff0000;
font-size: xx-large;
}

p::first-line {
color: #0000ff;
font-variant: small-caps;
}
</style>
</head>
<body>

<h2>Website Quản trị mạng</h2>
<p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, luôn đáp ứng nhu cầu
của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như điện thoại, thiết bị
thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>


</body>
</html>

Pseudo-element ::before trong CSS

Pseudo-element ::before được sử dụng để thêm text, hình ảnh hay bất kỳ nội dung gì vào phía trước nội dung của phần tử được chọn.

h1::before {
position: absolute;
content: "";
left: 0;
top: 8px;
border-top: 10px solid transparent;
border-bottom: 10px solid transparent;
border-left: 10px solid green;
}

Ví dụ chèn một hình ảnh trước nội dung của từng phần tử <h1> như này:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>
h1 {
position: relative;
padding-left: 20px;
}

h1::before {
position: absolute;
content: "";
left: 0;
top: 8px;
border-top: 10px solid transparent;
border-bottom: 10px solid transparent;
border-left: 10px solid green;
}
</style>
</head>
<body>

<h1>Website Quản trị mạng</h1>
<p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, luôn đáp ứng nhu cầu
của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như điện thoại, thiết bị
thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>


<h1>Chuyên mục Làng công nghệ</h1>
<p>Cập nhật những xu hướng, khám phá, nghiên cứu mới nhất về khoa học công nghệ.</p>

</body>
</html>

Pseudo-element ::after trong CSS

Pseudo-element ::after được sử dụng để thêm text, hình ảnh hay bất kỳ nội dung gì vào phía sau nội dung của phần tử được chọn.

h1 {
color: purple;
}

h1::after {
content: url(icon-qtm.png);
}

Ví dụ chèn một hình ảnh sau nội dung của từng phần tử <h1> như này:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>

h1 {
color: purple;
}

h1::after {
content: url(icon-qtm.png);
}
</style>
</head>
<body>

<h1>Website Quản trị mạng</h1>
<p>Quantrimang.com là mạng xã hội về khoa học công nghệ, luôn đáp ứng nhu cầu
của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như điện thoại, thiết bị
thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>


<h1>Chuyên mục Làng công nghệ </h1>
<p>Cập nhật những xu hướng, khám phá, nghiên cứu mới nhất về khoa học công nghệ.</p>

</body>
</html>

Pseudo-element ::selection trong CSS

Pseudo-element ::selection được dùng để định dạng cho một vùng văn bản được người dùng chọn.

Chỉ có một số thuộc tính css khả dụng với ::selection là color, background, curso, và outline.

::selection {
color: white;
background: purple;
}

Lưu ý:

  • ::selection không được hỗ trợ trong Internet Explorer 8 và các phiên bản cũ hơn.
  • Đối với trình duyệt Firefox thì sử dụng thuộc tính thay thế tương tự là ::-moz-selection

Ví dụ, định dạng cho văn bản được chọn có màu trắng trên nền màu tím:

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>
h2 {
color: purple;
}
h3 {
color: purple;
}

::-moz-selection { /* Sử dụng cho Firefox */
color: red;
background: yellow;
}

::selection {
color: white;
background: purple;
}
</style>
</head>
<body>

<p><strong>Thử bôi đen các phần tử để thấy kết quả:</strong></p>

<h2>Website Quản trị mạng </h2>

<p><strong>Quantrimang.com</strong> là mạng xã hội về khoa học công nghệ,
luôn đáp ứng nhu cầu của các thành viên về nhiều lĩnh vực công nghệ hơn như
điện thoại, thiết bị thông minh, điện tử, bảo mật máy tính...</p>


<div><h3>Chuyên mục Làng công nghệ</h3>

<p>Cập nhật những xu hướng, khám phá, nghiên cứu mới nhất về khoa học
công nghệ.</p>

</div>

</body>
</html>

Bài trước: Pseudo-Class trong CSS

Bài tiếp: Thuộc tính Opacity/Transparency trong CSS

Thứ Năm, 13/02/2020 15:11
4,811 👨 5.682
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ CSS và CSS3