Cú pháp và Selector trong CSS
Cú pháp CSS
Bộ quy tắc của CSS gồm có Selector (bộ chọn) và Declaration (khối khai báo). Selector là trỏ tới phần tử HTML mà bạn muốn tạo kiểu định dạng. Khối khai báo chứa một hoặc nhiều khai báo, phân tách với nhau bằng các dấu chấm phẩy. Mỗi khai báo gồm tên thuộc tính (Property) và giá trị (Value), phân tách bằng dấu hai chấm. Mô tả ảnh dễ hiểu như sau:
- Selector - Selector là một thẻ HTML tại đó một style sẽ được áp dụng. Đây có thể là bất kỳ thẻ nào như h1, h2..., table...
- Property - Property là một loại thuộc tính của thẻ HTML. Nói một cách đơn giản, tất cả các thuộc tính HTML đều được chuyển đổi thành các thuộc tính CSS. Chúng có thể là màu sắc, đường viền, phông chữ...
- Value - Value là giá trị được gán cho các thuộc tính. Ví dụ: thuộc tính màu có thể có giá trị là red hoặc #F1F1F1...
Khai báo CSS luôn kết thúc bằng dấu chấm phẩy, khối khai báo nằm trong các dấu ngoặc móc. Trong ví dụ dưới đây, các phần tử <p>
sẽ được căn giữa, chữ màu đỏ.
p {
color: red;
text-align: center;
}
Giải thích ví dụ:
p
là Selectorcolor
vàtext-align
là Propertyred
vàcenter
là Value tương ứng với Property
Các kiểu Selector trong CSS
Các Selector trong CSS được dùng để tìm (và chọn) phần tử HTML mà bạn muốn định dạng.
Chúng ta có thể chia Selector ra thành 5 loại:
- Selector đơn giản: dựa trên tên, id, class, thuộc tính… của phần tử.
- Selector kết hợp: chọn các phần tử dựa trên mối quan hệ cụ thể giữa chúng.
- Selector Pseudo-class: chọn phần tử dựa trên một trạng thái nhất định.
- Selector Pseudo-elements: chọn và tạo kiểu cho một phần của phần tử.
- Selector thuộc tính: chọn các phần tử dựa trên một thuộc tính hoặc giá trị thuộc tính.
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu sâu hơn vào các Selector này sau nhé. Còn trong bài này Quản Trị Mạng sẽ mới chỉ giới thiệu cho bạn các Selector đơn giản thôi.
Selector theo Element
Đây là cách gọi Selector dựa vào tên phần tử. Bạn có thể chọn định dạng cho tất cả các phần tử này trên trang chỉ bằng 1 định nghĩa duy nhất. Ví dụ dưới đây sẽ định dạng cho toàn bộ phần tử p
trên trang sẽ có chữ màu đỏ và căn lề phải:
p {
text-align: right;
color: red;
}
Selector theo id
Selector này dùng thuộc tính id của phần tử HTML để chọn. id của một phần tử trong trang phải là độc nhất, nên Selector id dùng để định nghĩa một phần tử duy nhất.
Để chọn phần tử bằng id bạn dùng kí tự # phía trước, sau đó là tên id của phần tử. Ví dụ, định nghĩa kiểu dưới đây sẽ áp dụng cho phần tử HTML có id="qtm1"
#qtm1 {
text-align: right;
color: red;
}
Lưu ý: Tên id
không thể bắt đầu bằng số.
Selector theo class
Bạn có thể xác định các quy tắc dựa trên thuộc tính class
của các phần tử. Tất cả các phần tử có class
đó sẽ được định dạng theo quy tắc đã xác định. Để chọn các phần tử với một class
, hãy viết một dấu chấm (.) và theo sau là tên class.
.center {
text-align: center;
color: red;
}
Bạn cũng có thể chỉ định chỉ những phần tử HTML nhất định là chịu tác động của class
. Như ở ví dụ dưới đây chỉ phần tử <p>
có class="center"
là được căn giữa.
p.center {
text-align: center;
color: red;
}
Bạn có thể áp dụng nhiều class
cho một phần tử nhất định. Ở ví dụ dưới đây, phần tử <p>
được tạo kiểu theo class="center"
và class="large"
<p class="center large">Đoạn văn sử dụng hai class.</p>
Lưu ý: tên class
không thể bắt đầu bằng số.
Selector chung
Thay vì bạn sẽ phải định nghĩa riêng từng loại phần tử cụ thể, bạn có thể dùng Selector chung để chọn phổ quát cho bất kì tên phần tử nào, chỉ cần dùng ký tự *
thay cho Selector:
* {
color: #58257b;
}
Định nghĩa trên sẽ hiển thị màu của mọi phần tử trong HTML là màu #58257b
.
Selector theo nhóm
Selector theo nhóm sẽ gộp chung các phần thử HTML có cùng định nghĩa kiểu với nhau.
Ví dụ, nếu bạn có các phần tử cùng kiểu như thế này:
h1 {
text-align: center;
color: red;
}
h2 {
text-align: center;
color: red;
}
p {
text-align: center;
color: red;
}
Thay vì viết dàn trải như trên, bạn có thể nhóm các Selector lại để tối giản hóa code, các Selector sẽ được phân tách bằng dấu phẩy. Dưới đây là cách viết rút gọn lại theo nhóm Selector:
h1, h2, p {
text-align: center;
color: red;
}
Comment trong CSS
Comment được dùng để giải thích đoạn mã, có thể giúp những người xem sau có thể hiểu và chỉnh sửa được đoạn mã nguồn khi cần. Trình duyệt sẽ không hiển thị các comment. Comment trong CSS bắt đầu bằng /*
kết thúc bằng */
và có thể trải dài trên nhiều dòng.
p {
color: red;
/* Đây là bình luận một dòng */
text-align: center;
}
/* Đây là
bình luận
nhiều dòng */
Hãy thử cả đoạn code dưới đây và xem cách trình duyệt hiển thị trong ảnh bên dưới.
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<style>
p.center {
text-align: center;
color: red;
}
p.large {
font-size: 300%;
}
</style>
</head>
<body>
<h1 class="center">Tiêu đề này được giữ nguyên</h1>
<p class="center">Tiêu đề này có màu đỏ và được căn giữa.</p>
<p class="center large">Tiêu đề này có màu đỏ, được căn giữa và có kích thước
to.</p>
</body>
</html>
Bạn nên đọc
-
Những comment hay bằng tiếng Hàn để bạn có thể gửi đến idol
-
Thanh điều hướng - Navigation Bar trong CSS
-
Gradient - màu biến đổi tuyến tính trong CSS
-
Tạo Button trong CSS
-
Thiết kế Layout - Bố cục website trong CSS
-
Cách tạo hiệu ứng khi rê chuột qua (hover) bằng CSS
-
Hiệu ứng chuyển động Animation trong CSS
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn chơi Rung Cây vàng Trúng Cây vàng trên My Viettel
Hôm qua -
Căn bậc 2, cách tính căn bậc 2
Hôm qua -
Cách đổi công cụ tìm kiếm trên Safari
Hôm qua -
Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?
Hôm qua -
Hướng dẫn cách chơi, lên đồ Natalya mùa S1 2023
Hôm qua -
Tổng hợp cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn nhất
Hôm qua -
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
Hôm qua -
Cách tạo brush tùy chỉnh trong Photoshop
Hôm qua -
Tổng hợp câu hỏi Nhanh như chớp mùa 2
Hôm qua -
Cách dọn dẹp và khôi phục không gian trên ổ C Windows
Hôm qua