Rắn cổ đỏ là rắn gì, có độc không?

Ngoài rắn đầu đỏ, bạn còn có rắn cổ đỏ. Loài rắn cỏ đỏ là rắn gì, có độc không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Rắn cổ đỏ

Rắn cổ đỏ là rắn gì?

Rắn cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus) là một loài rắn cực độc có nguồn gốc từ Châu Á. Tên gọi cụ thể ‘subminiatus’ ám chỉ màu đỏ đặc trưng và không thể dịch là ‘đỏ tươi, đỏ son’. Rắn cổ đỏ có màu xanh lục với các vùng màu đỏ và vàng gần đầu. Nó phát triển đến 70 đến 90 cm (27,5 đến 35,5 in) chiều dài tổng thể (bao gồm cả đuôi). Con cái của loài này lớn hơn nhiều so với con đực.

Loài rắn cổ đỏ này có thể được tìm thấy ở Bangladesh, Indonesia (Sumatra, Borneo, Java, Sulawesi), Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Miến Điện, Tây Malaysia, Bhutan, Nepal, Ấn Độ (Tripura, Assam, Meghalaya, Tây Bengal, Sikkim, Arunachal Pradesh, Mizoram, Nagaland), Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồng Kông, Hải Nam). Bạn dễ dàng tìm thấy chúng ở gần nguồn nước. Đồng cỏ ẩm ướt, đầm lầy, ruộng lúa, gần ao và sông là môi trường yêu thích của rắn cổ đỏ.

Rắn cổ đỏ là loài bò sát bán thủy sinh. Chúng hoạt động vào ban ngày và dành phần lớn thời gian để tìm kiếm con mồi. Mặc dù bản chất không hung dữ nhưng rắn cổ đỏ vẫn được coi là nguy hiểm. Chúng có tuyến Duvernoy, nằm ở hàm trên, tiết ra chất tiết cực độc. Nếu bị quấy rầy hoặc bị dồn vào góc, con rắn sẽ đè bẹp cơ thể, và nếu bị khiêu khích, nó có thể tấn công.

Rắn cổ đỏ có độc không?

Rắn cổ đỏ có độc không?

Thông thường rắn cổ đỏ khá hiền, chúng chịu để con người chạm vào người hay thậm chí là cầm trên tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp loài rắn này trở nên hung dữ và sẵn sàng tấn công nếu bị chạm vào.

Loài rắn cổ đỏ này không tự sản xuất ra nọc độc nhưng chúng có khả năng tích lũy nọc độc từ các loại động vật mà chúng ăn thịt như cóc, nhái, rết độc.

Tuyến Nuchal của rắn (tuyến nằm sau ót của rắn) lọc và giữ lại các chất độc khi nó ăn những độc vật trên, sau đó tổng hợp và chuyển hóa thành nọc độc cho riêng mình - đó là chất kích hoạt yếu tố đông máu mạnh như yếu tố X, sẽ làm tiêu sợi huyết, hình thành fibrin trong lòng mạch. Sự thiếu hụt sợi fibrin trong máu khiến cho máu chảy không cầm được, nặng nhất là xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết thận, dẫn đến sốc mất máu và tử vong.

Lượng nọc độc này được chúng sử dụng để phòng vệ và đủ mạnh để giết người. Trên thế giới, rắn cổ đỏ được xếp vào họ hàng rắn độc.

Móc độc của rắn hổ lửa nằm ở răng trong cùng, nên tùy theo thế cắn, mà lượng độc chất bơm vào người sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu chúng ngoạm sâu thì nạn nhân mới bị nhiễm độc. Nếu lượng độc của rắn cổ đỏ vào cơ thể nạn nhân nhiều sẽ gây bệnh cảnh rất nặng, rối loạn đông máu. Nạn nhân vẫn tỉnh táo, sẽ bị xuất huyết, chảy máu đa cơ quan và tử vong.

Hiện tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, chưa có huyết thanh kháng nọc rắn cổ đỏ. Tại châu Á, chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc là có huyết thanh này.

Cách xử lý khi bị rắn cổ đỏ cắn

Khi bị rắn cắn hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở ý tế gần nhất, cố gắng giữ cho nạn nhân bình tĩnh:

  • Hạn chế cử động, tốt nhất là nẹp lại để tránh sự vận động của tứ chi, điều này nhằm làm chậm sự lây lan của nọc độc.
  • Nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương; điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện.
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý; dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn để tránh bội nhiễm thêm vi trùng.
  • Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn, do cách này vừa làm đau nạn nhân, vừa cản trở máu lưu thông đến các chi, gây hoại tử, rất nguy hiểm.
  • Không tự ý chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây... lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc vì không mang lại lợi ích gì, mà ngược lại có thể sẽ khiến vết thương nhiễm trùng nặng thêm.
  • Tránh dùng đồ uống có chứa các chất kích thích như cà phê hoặc rượu vì có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể.
  • Không nên cố bắt con rắn vì hành động này rất nguy hiểm, mà nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng của con rắn để có thể tường thuật với bác sĩ, do thông tin này quan trọng cho việc điều trị. Nếu có điện thoại hãy nhanh chóng chụp ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn để giúp việc nhận dạng được dễ dàng hơn.

Theo khuyến cáo, người dân không nên bắt loài rắn này làm cảnh. Nếu không may bị rắn cổ đỏ cắn phải vết thương sạch, đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt. Lưu ý, không garo vết thương và không đắp lá cây để tránh gây nhiễm trùng vết thương.

Thứ Sáu, 22/11/2024 16:06
3,642 👨 130.711
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật