Sân si là một từ thường được nhiều người nhắc đến trong cuộc sống khi nói đến những người hay so đo tính toán, ghen tỵ với người khác. Tuy nhiên, đó chưa phải là toàn bộ ý nghĩa của cụm từ này. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết sân si là gì, từ đó có cách sử dụng đúng.
Mục lục bài viết
Sân si là gì?
“Sân” được hiểu là sự tức giận, dễ nổi nóng thậm chí có thể nảy sinh thù hằn mỗi khi không vừa lòng điều gì đó hoặc khi không có được thứ mình muốn.
Trong khi đó, từ “si” được hiểu là si mê, u muội, không suy xét đúng sai mà chỉ dựa trên cảm tính để phán đoán việc tốt xấu, lợi hại… làm ra những việc có hại cho cả bản thân và người xung quanh. Những người này rất bảo thủ và khó thuyết phục.
=> Người sân si là những người hay ganh tị, cảm thấy khó chịu với những gì mà người khác đang có và bằng mọi thủ đoạn phải có được điều mà mình muốn có.
Nguồn gốc của từ sân si
Sân si là một thuật ngữ có nguồn gốc từ đạo phật, khái niệm đầy đủ của nó là tham – sân – si. Trong cuộc sống sự sân si thường đi cùng với lòng tham. Sự tham lam ở đây là cả về tiền tài, danh vọng và sắc dụng. Và cũng chính lòng tham là nguyên nhân khiến con người hình thành bản tính sân si, hay ganh tỵ…
Người có lòng tham sân si, tâm sẽ mất tự chủ, nghĩ đến hại mình, hại người. Việc thực hiện từ bỏ “tham, sân, si” là điều không dễ dàng nhưng luôn được khuyến khích. Nếu từ bỏ thành công, bạn sẽ được an lạc, mọi đau khổ sẽ biến mất.
Sân si trên facebook là gì?
Từ sân si đang được nhiều bạn trẻ sử dụng trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook với mục đích trêu đùa, phê phán những người thích quan tâm, để ý đến chuyện của người khác, thích nói nhăng nói cuội về một vấn đề mà mình không hiểu. Tuy cụm từ “sân si” trên Facebook được sử dụng không đúng nghĩa gốc nhưng có thể thấy dù bất kỳ ở đâu thì sân si không phải là một đức tính tốt và cần phải loại bỏ.
Biểu hiện của người có tính cách sân si
Ai trong đời cũng khó tránh được ít nhất 1 lần có những suy nghĩ sân si thoáng qua. Để biết mình có đang sân si hay không và nhận được biết người có tính cách sân si hay không, hãy xem những biểu hiện dưới đây:
Coi trọng cái tôi của mình quá mức
Người có tính sân si sẽ chỉ quan tâm tới mong muốn và cảm xúc của chính mình. Nên khi nhận được ý kiến trái chiều sẽ tìm mọi lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình.
Thích nghe lời khen, không thích lời phê bình
Người có tính sân si khi nghe một lời phê bình sẽ cho rằng người khác cũng đang sân si mình, sinh ra cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, khi nghe được những lời khen thì tự đắc.
Dễ nóng giận
Trước những sự việc cảm thấy không theo ý mình, người có tính sân si sẽ cảm thấy khó chịu, giận dữ.
Thích soi mói chuyện người khác
Những người có bản tính sân si thường có xu hướng soi mói, tìm kiếm những khuyết điểm của người khác để chê bai nhằm tôn bản thân lên.
Không thích thua người khác
Những người sân si thường có cái tôi quá cao, lúc nào cũng nghĩ mình là nhất và không bao giờ chấp nhận thua người khác. Nếu xuất hiện người giỏi giang hơn họ ở gần, lúc ấy bản tính sân sinh liền trỗi dậy.
Làm thế nào để bớt sân si trong cuộc sống
Sân si không phải là một đức tính tốt vì vậy chúng ta không nên có tính này.
1. Hãy luôn nhớ rằng, sân si là một cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng không tốt tới bản thân và những người thân xung quanh.
2. Hiểu rằng mỗi người là một cá thể khác nhau nên sẽ có sở trường và sở đoản riêng. Vì vậy, mỗi người sẽ có những ưu điểm, kỹ năng riêng và thành công riêng. Hãy luôn tự hào về bản thân và làm tốt công việc của mình.
3. Học cách tôn trọng người khác, và luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng đa chiều chứ không chỉ nhìn vào điểm tốt hoặc chỉ nhìn vào điểm xấu.
4. Chỉ để tâm đến công việc của mìn: Hãy cố gắng hoàn thành tốt công việc của bản thân và tự hào về những gì mình làm được. Nếu thấy không bằng người khác hãy tự xem xét lại bản thân chứ đừng đổ lỗi cho người khác.
Về cơ bản, sân sinh là một đức tính xấu khiến bạn lãng phí thời gian vào việc soi xét và công kích người khác mà quên đi tập trung vào phát triển bản thân. Vì vậy, chúng ta cần loại trừ tính sân si này.