Biểu thức trong SQL
Trong bài trước bạn đã được tìm hiểu về các kiểu dữ liệu và toán tử trong SQL cũng như cách sử dụng chúng. Ở bài này chúng ta sẽ cùng học về các biểu thức trong SQL.
Biểu thức là gì?
Một biểu thức là sự kết hợp của một hoặc nhiều giá trị, toán tử và hàm SQL để đánh giá 1 giá trị. Những biểu thức SQL này giống như công thức và chúng được viết bằng ngôn ngữ truy vấn. Bạn có thể sử dụng chúng để truy vấn cơ sở dữ liệu cho một bộ dữ liệu cụ thể.
Cú pháp của một biểu thức SQL
Xem xét cú pháp cơ bản của câu lệnh SELECT như sau:
SELECT cot1, cot2, cotN
FROM ten_bang
WHERE [DIEU_KIEN|BIEU_THUC];
Có nhiều loại biểu thức SQL khác nhau, được đề cập dưới đây:
- Boolean
- Số
- Ngày
Giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết từng loại biểu thức này nhé.
Biểu thức Boolean
Biểu thức Boolean trong SQL tìm nạp dữ liệu dựa trên việc kết hợp một giá trị. Cú pháp của biểu thức này như sau:
SELECT cot1, cot2, cotN
FROM ten_bang
WHERE BIEU_THUC_KET_HOP_GIA_TRI_DON;
Xem bảng NHANVIEN với những bản ghi như sau:
SQL> SELECT * FROM NHANVIEN;
+----+----------+-----+-----------+----------+
| ID | TEN |TUOI | DIACHI | LUONG |
+----+----------+-----+-----------+----------+
| 1 | Huong | 32 | Da Nang | 2000.00 |
| 2 | Khuong | 25 | Da Lat | 1500.00 |
| 3 | Quyen | 23 | Ha Noi | 2000.00 |
| 4 | Chi | 25 | Hue | 6500.00 |
| 5 | Hanh | 27 | Phu Tho | 8500.00 |
| 6 | Phuong | 22 | My Tho | 4500.00 |
| 7 | Duyen | 24 | Ha Noi | 10000.00 |
+----+----------+-----+-----------+----------+
7 rows in set (0.00 sec)
Bảng dưới đây là ví dụ về việc sử dụng biểu thức Boolean trong SQL:
SQL> SELECT * FROM NHANVIEN WHERE LUONG = 10000;
+----+-------+-----+---------+----------+
| ID | TEN |TUOI | DIACHI | LUONG |
+----+-------+-----+---------+----------+
| 7 | Duyen | 24 | Ha Noi | 10000.00 |
+----+-------+-----+---------+----------+
1 row in set (0.00 sec)
Biểu thức số học trong SQL
Đây là những biểu thức được sử dụng để thực hiện bất cứ phép toán nào trong các truy vấn. Cú pháp của biểu thức số học trong SQL như sau:
SELECT BIEU_THUC_SO_HOC as TEN_HOAT_DONG
[FROM ten_bang
WHERE DIEU_KIEN] ;
Ở đây, BIEU_THUC_SO_HOC được sử dụng cho một biểu thức toán học hoặc bất kỳ công thức nào. Ví dụ đơn giản sau đây sẽ chỉ cho bạn thấy cách sử dụng biểu thức số học trong SQL:
SQL> SELECT (3 + 7) AS ADDITION
+----------+
| ADDITION |
+----------+
| 10 |
+----------+
1 row in set (0.00 sec)
Có một số hàm được tích hợp sẵn trong SQL như avg(), sum(), count(), v.v... để thực hiện những thao tác tác tính toán, tổng hợp dữ liệu đối với một bảng hoặc một cột cụ thể trong bảng.
SQL> SELECT COUNT(*) AS "RECORDS" FROM NHANVIEN;
+---------+
| RECORDS |
+---------+
| 7 |
+---------+
1 row in set (0.00 sec)
Biểu thức ngày tháng trong SQL
Biểu thức ngày tháng trả về giá trị thời gian và ngày của hệ thống hiện tại.
SQL> SELECT CURRENT_TIMESTAMP;
+---------------------+
| Current_Timestamp |
+---------------------+
| 2017-11-11 06:40:23 |
+---------------------+
1 row in set (0.00 sec)
Một biểu thức ngày tháng khác được viết như bên dưới đây:
SQL> SELECT GETDATE();;
+-------------------------+
| GETDATE |
+-------------------------+
| 2017-11-12 12:07:18.140 |
+-------------------------+
1 row in set (0.00 sec)
Vậy là bạn đã nắm được những biểu thức cơ bản trong SQL. Từ những bài tiếp theo chúng ta bắt đầu với các lệnh SQL để làm việc với cơ sở dữ liệu và bảng.
Bạn nên đọc
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:


Cũ vẫn chất
-
Cách khóa trang cá nhân Facebook không cho người lạ xem
Hôm qua 2 -
Cách kiểm tra mức sử dụng RAM, GPU và CPU trong Windows 11
Hôm qua -
Những tấm gương điển hình của tinh thần vượt lên số phận
Hôm qua -
Windscribe
-
Cách dùng hàm IMPORTRANGE trong Google Sheets
Hôm qua -
Cách tạo khung viền trang bìa trong Word
Hôm qua -
Last Name, First Name là gì? Cách điền chúng chính xác nhất
Hôm qua -
Bão Mặt Trời có thể đánh sập hệ thống Internet toàn cầu
Hôm qua -
Ngày 26/3 là ngày gì?
Hôm qua -
Cách đổi màu phông nền trong Photoshop
Hôm qua