Cách khắc phục hiện tượng drop frame và các vấn đề về kết nối trong OBS
Hướng dẫn này bao gồm mọi lời khuyên liên quan đến mạng, hiện tượng drop frame, ngắt kết nối mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn đã thử mọi thứ trong hướng dẫn này (bao gồm cả thay thế phần cứng) và vẫn gặp sự cố thì vấn đề nằm ở kết nối giữa bạn và bất kỳ máy chủ nào bạn đang cố gắng stream đến. Trong trường hợp này, bạn sẽ không thể làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề với tư cách là người dùng cuối và nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của mình.
Ngoài ra, xin lưu ý rằng các frame bị drop gần như không thể do chính OBS gây ra. Điều này có nghĩa là nếu bạn vừa cập nhật phần mềm và thấy các frame bị drop, chúng không liên quan đến OBS, ngay cả khi bạn nghĩ như vậy.
"Frame bị drop" có nghĩa là kết nối của bạn với máy chủ không ổn định hoặc bạn không thể theo kịp bitrate đã thiết lập. Vì nguyên nhân này, chương trình đã buộc phải bỏ (drop) một số khung hình (frame) video để bù lại. Nếu bỏ qua quá nhiều khung hình, bạn có thể bị ngắt kết nối với máy chủ phát trực tuyến. Một lần nữa, các frame bị drop gần như không thể được gây ra bởi chính OBS. Bạn cũng có thể gặp các vấn đề về kết nối như ngắt kết nối ngẫu nhiên do tường lửa, phần mềm diệt virus, phần mềm bảo mật, router, v.v...
Hướng dẫn sau đây bao gồm các giải pháp phổ biến nhất cho những vấn đề này.
Hiện tượng drop frame và các vấn đề về kết nối trong OBS - Nguyên nhân và cách khắc phục
- Hãy thử thay đổi máy chủ!
- Hãy thử giảm bitrate!
- Đừng stream qua mạng không dây!
- Hãy thử một dịch vụ phát trực tuyến khác (Chỉ để thử nghiệm)!
- Kiểm tra tường lửa hoặc router
- Kiểm tra phần mềm bảo mật Internet hoặc diệt virus
- Kiểm tra phần mềm mạng đi kèm
- Kiểm tra tốc độ
- Cập nhật driver adapter mạng
- Hãy thử "mã mạng mới"!
- Kiểm tra cài đặt Bind to IP
- Router hoặc phần cứng mạng có vấn đề
- Liên hệ với ISP
Hãy thử thay đổi máy chủ!
Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề không nằm ở tốc độ kết nối, điều đầu tiên bạn nên làm khi cố gắng chẩn đoán sự cố drop frame hoặc ngắt kết nối là thử các máy chủ khác, để xem kết nối có ổn định hơn hay không. Đôi khi máy chủ bạn cố gắng phát trực tuyến có thể đang tạm ngừng hoặc bị quá tải khi bạn stream. Chuyển đổi sang một máy chủ khác sẽ giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến drop frame và mất kết nối.
Việc máy chủ bạn đã chọn là "gần nhất" hoặc là thứ tốt nhất đối với bạn, không có nghĩa là nó sẽ cung cấp cho bạn kết nối tốt nhất. Trên thực tế, đã có những lúc người dùng ở châu Âu nhận thấy máy chủ tại Mỹ là đáng tin cậy nhất để phát trực tuyến. Vì vậy, hãy thử nhiều tùy chọn khác nhau, chứ không chỉ một hoặc hai máy chủ, trước khi bạn từ bỏ.
Lưu ý cho người dùng Twitch.tv: Bạn có thể sử dụng TwitchTest để tìm máy chủ có băng thông tốt nhất và bitrate tối đa bạn có thể stream đến máy chủ đó. Để có kết quả tốt nhất, hãy đặt Duration thành Medium và bỏ chọn bất kỳ khu vực nào bạn không tham gia. Sau khi chạy thử, hãy tìm máy chủ có xếp hạng chất lượng cao nhất. Nếu có hai hoặc nhiều máy chủ hơn được chọn, hãy sử dụng server với bitrate lớn nhất. Lưu ý rằng điểm chất lượng ở mức tối thiểu 80 là chuẩn chung để có một stream ổn định.
Hãy thử giảm bitrate!
Điều tiếp theo cần làm là giảm bitrate cho đến khi các frame dừng drop. Tình trạng mạng không phải lúc nào cũng giống nhau từ ngày này sang ngày khác và những gì hoạt động hôm qua không đảm bảo cũng sẽ hoạt động vào hôm nay. Đôi khi, bạn không thể làm gì khác ngoài việc giảm bitrate để bù lại kết nối kém tại một thời điểm nào đó.
Đừng stream qua mạng không dây!
Trong nhiều trường hợp, kết nối không dây có thể gây ra sự cố do tính chất không ổn định của nó. Stream thực sự đòi hỏi một kết nối ổn định. Thông thường, các kết nối không dây đều ổn, nhưng nếu bạn gặp vấn đề, rất khó để chẩn đoán nguyên nhân, nếu bạn sử dụng mạng không dây. Bạn nên stream trên các kết nối có dây.
Hãy thử một dịch vụ phát trực tuyến khác (Chỉ để thử nghiệm)!
Có thể sẽ hữu ích khi thử một dịch vụ phát trực tuyến khác để đảm bảo sự cố không xảy ra với nhà cung cấp mà bạn đang sử dụng. Ví dụ, nếu bạn gặp sự cố kết nối với Twitch.tv, hãy thử phát trực tuyến trên YouTube.com hoặc Hitbox.tv để xem bạn có gặp vấn đề tương tự không. Nếu sự cố biến mất, vấn đề có thể là do dịch vụ phát trực tuyến. Nếu vấn đề vẫn còn, thì có nhiều khả năng kết nối của bạn mới là nguyên nhân thực sự.
Kiểm tra tường lửa hoặc router
Nếu bạn đang bị ngắt kết nối và đã thử các máy chủ khác, thì một điều nữa cần kiểm tra là tường lửa, router và phần mềm diệt virus. Hãy đảm bảo rằng chúng không can thiệp vào kết nối. Nếu bạn nghi ngờ vấn đề nằm ở tường lửa hoặc router của mình, hãy đảm bảo rằng số cổng TCP outbound 1935 (cổng mặc định được sử dụng cho RTMP, nhưng lưu ý rằng dịch vụ của bạn có thể sử dụng một cổng khác) được cho phép. Lưu ý rằng bạn KHÔNG cần sử dụng bất kỳ loại port-forwarding nào để stream.
Kiểm tra phần mềm bảo mật Internet hoặc diệt virus
Trong một số trường hợp, phần mềm diệt virus, tường lửa hay phần mềm bảo mật có thể là nguyên nhân dẫn đến sự cố. Bạn thường có thể tạm thời vô hiệu hóa chúng hoặc thêm một ngoại lệ cho obs32.exe/obs64.exe để kiểm tra xem đó có phải là vấn đề không. Nếu việc vô hiệu hóa chúng có tác dụng, chỉ cần thêm một ngoại lệ cho obs32.exe/obs64.exe vào phần mềm diệt virus và sau đó kích hoạt lại. (Quá trình thêm ngoại lệ sẽ khác nhau. Bạn cần phải tìm hiểu từ trang web của nhà cung cấp hoặc Google về cách thực hiện. Hãy nhớ thêm ngoại lệ cho cả hai phiên bản 32 bit và 64 bit của OBS).
Kiểm tra phần mềm mạng đi kèm
Trong những trường hợp hiếm hoi, một số phần mềm, driver hoặc chương trình tuyên bố "tối ưu hóa" hoặc "tăng cường" kết nối mạng của bạn, thực sự có thể gây ra nhiều vấn đề hơn. Hãy thử gỡ cài đặt bất kỳ phần mềm hoặc driver bổ sung nào liên quan đến card mạng của bạn, ngoài driver chính cần được cài đặt cho Windows. Tránh sử dụng bất kỳ chương trình "tối ưu hóa" hoặc "tinh chỉnh" nào. Một số card mạng đi kèm với các tiện ích cấu hình tùy chỉnh (đáng chú ý nhất là Killer Networks) có thể gây ra sự cố và cần phải gỡ bỏ.
Kiểm tra tốc độ
Kiểm tra tốc độ là một ước tính rất sơ bộ - có nghĩa là chúng rất ít liên quan đến phát trực tuyến. Vì một bài kiểm tra tốc độ cho biết bạn có tốc độ upload 5Mb/giây không có nghĩa là bạn có thể thực sự upload lên bất cứ thứ gì với tốc độ 5Mb/s ổn định. Rất tiếc, đó không phải là cách Internet hoạt động. Bạn không bao giờ được đảm bảo có thể duy trì kết nối ổn định với máy chủ, nếu máy chủ hoặc các điểm định tuyến đến máy chủ không ổn định.
Bitrate "ổn định" có nhiều khả năng quyết định khoảng 70-75% tốc độ upload thử nghiệm "ước tính". Một bài kiểm tra tốc độ mạng sẽ cho bạn biết tốc độ tối đa theo lý thuyết mà bạn có thể stream trong điều kiện hoàn hảo lý tưởng, nhưng điều kiện thực tế không bao giờ hoàn hảo.
Cập nhật driver adapter mạng
Trong một số trường hợp hiếm hoi, các frame bị drop có thể do driver adapter mạng cũ làm việc kém trong khi xử lý tốc độ cao. Việc kiểm tra xem có driver mới nào cho adapter mạng của bạn không là một ý tưởng không tồi.
Hãy thử "mã mạng mới"!
Trong cài đặt nâng cao của OBS Studio là một tùy chọn để sử dụng mã mạng mới. Kích hoạt tính năng này làm cho OBS sử dụng API dựa trên sự kiện thay vì các socket không chặn. Mặc dù về mặt kỹ thuật, mã mới này sẽ hoạt động không khác gì với mã mạng thông thường, nhưng một số người dùng đã báo cáo rằng nó giúp ích trong việc khắc phục hiện tượng frame bị drop hoặc những vấn đề ngắt kết nối khác. Mã mạng mới cũng bao gồm việc ghi nhật ký chi tiết các sự kiện mạng có thể giúp ích khi bạn đăng tải một file nhật ký.
Kiểm tra cài đặt Bind to IP
Trong Settings > Advanced, có cài đặt Bind to IP. Nhìn chung, cài đặt này nên được để mặc định (Default) và không thay đổi trừ khi bạn biết chính xác những gì mình đang làm và tại sao bạn cần phải làm như vậy. Đảm bảo rằng cài đặt là chính xác (điều này thường có nghĩa là Default). Nếu bạn liên kết nó với một địa chỉ IP cụ thể và sau đó địa chỉ IP đó thay đổi trên PC của bạn, OBS sẽ không kết nối được với bất kỳ dịch vụ nào.
Router hoặc phần cứng mạng có vấn đề
Phần cứng bị lỗi thường khá hiếm gặp, nhưng nếu bạn nghi ngờ phần cứng của mình bị trục trặc, hãy cắm trực tiếp vào modem, bỏ qua router, để kiểm tra xem đó có phải là nguyên nhân gây ra sự cố không. Nếu bạn có sẵn một card mạng khác (bao gồm cả card trong máy tính xách tay hoặc PC), hãy thử cắm vào modem để kiểm tra các vấn đề về card mạng trên PC phát trực tuyến của bạn. Hãy thử sử dụng các loại cáp Ethernet khác nữa.
Liên hệ với ISP
Cuối cùng, thông thường các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thường chạy bảo trì hoặc thay đổi mọi thứ ở phía mình, khiến người sử dụng dịch vụ gặp sự cố. Nếu bạn đã thử mọi thứ trong hướng dẫn này và không phương án nào trong số đó giúp ích được, bạn nên gọi cho ISP của mình và giải thích vấn đề cho họ.
Hãy đề cập một cách chi tiết, nghĩa là nói cho họ biết chính xác những gì bạn đang cố gắng thực hiện (stream đến dịch vụ phát trực tuyến như Twitch hay YouTube, v.v…) và những gì đang xảy ra (kết nối không ổn định và các gói bị drop). Họ sẽ giúp bạn xác định bất kỳ vấn đề nào. Như đã nói ở trên, OBS không thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố kết nối hoặc drop frame.
Chúc bạn khắc phục sự cố thành công!
Bạn nên đọc
-
Cách mở tab ẩn danh trên Chrome, Cốc Cốc, Firefox,...
-
Những phím tắt Excel đắt giá bạn nên biết
-
Hướng dẫn đổi thông tin học sinh trên VnEdu
-
Cách đếm ô checkbox trong Google Sheets
-
Cách sửa các lỗi thường gặp khi live stream Facebook bằng OBS
-
Cách ẩn danh sách bạn bè trên Facebook điện thoại, máy tính
-
Các cách khắc phục lỗi màn hình đen khi live stream trên OBS
-
Hướng dẫn dùng VNeTraffic tra cứu phạt nguội
Cũ vẫn chất
-
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
Hướng dẫn đổi thông tin học sinh trên VnEdu
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Cách kích hoạt Dynamic Lighting trên Windows 11
Hôm qua -
CD Key CS các phiên bản, CD Key CS 1.1, Key CS 1.3, Key CS 1.6
Hôm qua -
Cách đếm ô checkbox trong Google Sheets
Hôm qua -
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
Hôm qua -
Cách ẩn danh sách bạn bè trên Facebook điện thoại, máy tính
Hôm qua