Tổng hợp bài tập Pascal có giải, từ dễ đến khó

Pascal là ngôn ngữ khá cũ, trong thực tế nó không còn được sử dụng phổ biến như trước nữa. So với các ngôn ngữ lập trình script hiện đại thì Pascal khá dài dòng, mức độ trừu tượng cao và cách code khá giống với ngôn ngữ lập trình C. Hầu hết các chương trình C đều có thể dịch được sang Pascal mà chỉ bị thay đổi về cú pháp chứ không làm thay đổi cấu trúc. Mà C thì là một trong những ngôn ngữ lập trình rất phổ biến, do đó nắm được Pascal bạn sẽ tiếp cận C tốt hơn. Nó cũng buộc bạn phải luôn nghĩ về kiểu dữ liệu, điều này sẽ giúp các lập trình viên mới học được một thói quen tuyệt vời khi code.

Và vì không có nhiều giá trị thương mại, Pascal được sử dụng chủ yếu để dạy nhập môn lập trình hoặc dành cho những người yêu thích Pascal tìm tòi. Nếu bạn thích lập trình, mới học nhưng không "hấp thụ" được Pascal có thể thử Python nhé.

Dưới đây là tổng hợp một số bài tập Pascal từ cơ bản đến phức tạp mà Quantrimang.com đã tổng hợp lại, hy vọng việc học của bạn sẽ dễ dàng hơn đôi chút.

Bài 1: In số chẵn ra màn hình

Viết chương trình nhập vào 1 số N nguyên dương và in ra màn hình các số chẵn từ 0 đến N, sao cho mỗi số chiếm 4 vị trí và 1 dòng có 15 số.

Lời giải:

uses crt; {khai bao' thu vien crt}
var n,i,dem:integer;
BEGIN
    clrscr;{ cau lenh xoa man hinh};
    write('Nhap n: ');readln(n);
    dem:=0;
    for i:=1 to n do
     begin
      if i mod 2=0 then
       begin
        write(i:4);
        dem:=dem+1;
       end;
      if dem=15 then
       begin
        dem:=0;
        writeln;{in duoc 15 so thi xuong dong};
       end;
     end;
    readln
END.

Bài 2: Tính, in tổng, hiệu, tích, thương của 2 số

Nhập 2 số nguyên dương a và b. Sau đó:

  • Tính và in ra màn hình tổng, hiệu, tích thương và ước chung lớn nhất của 2 số đó.
  • Tính tổng các ước số dương của |a+b|

Lời giải:

uses crt;
var a,b,tg,i,tong:integer;
function tinh(x,y:integer):integer;
 begin
  tg:= x mod y;
  if tg=0 then tinh:=y else tinh:=tinh(y,tg);
 end;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap a: ');readln(a);
 write('Nhap b: ');readln(b);
 tong:=1;
 for i:=2 to abs(a+b) do
  if (abs(a+b) mod i =0) then tong:=tong+i;
 writeln('Tong 2 so la: ',a+b);
 writeln('Hieu 2 so la: ',a-b);
 writeln('Tich 2 so la: ',a*b);
 writeln('Thuong 2 so la: ',a/b:0:4);
 writeln('UCLN 2 so la: ',tinh(a,b));
 writeln('Tong cac uoc cua ',a+b,' la: ',tong);
 readln
END.

Bài 3: Kiểm tra xem tam giác có cân, vuông không

Viết chương trình nhập vào độ dài các cạnh của tam giác rồi tính chu vi, diện tích, 3 đường cao của tam giác. Kiểm tra xem tam giác đó có phải là tam giác cân hay tam giác vuông không.

Lời giải:

uses crt;
var a,b,c,cv,dt,p:real;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap do dai canh a: ');readln(a);
 write('Nhap do dai canh b: ');readln(b);
 write('Nhap do dai canh c: ');readln(c);
 cv:=a+b+c;
 p:=(a+b+c)/2;
 dt:=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c));
 writeln('Chu vi tam giac la: ',cv:0:4);
 writeln('Dien tich tam giac la: ',dt:0:4);
 writeln('Duong cao canh thu 1 la: ',dt*2/a:0:4);
 writeln('Duong cao canh thu 2 la: ',dt*2/b:0:4);
 writeln('Duong cao canh thu 3 la: ',dt*2/c:0:4);
 if (a=b) or (a=c) or(b=c) then writeln('Tam giac can');
 if (a*a=b*b+c*c) or (b*b=a*a+c*c) or (c*c=b*b+a*a)then
  writeln('Tam giac vuong');
 readln
END.

Bài 4: Giải phương trình bậc 2

Viết chương trình để giải phương trình bậc 2.

Lời giải:

uses crt;
var a,b,c,x1,x2,d:real;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap a: ');readln(a);
 write('Nhap b: ');readln(b);
 write('Nhap c: ');readln(c);
 d:=b*b-4*a*c;
 if d>0 then
  begin
   x1:=(-b+sqrt(d))/(2*a);
   x2:=(-b-sqrt(d))/(2*a);
   writeln('2 nghiem PT la: ',x1:0:2,' va: ',x2:0:2);
  end
 else if d=0 then
  begin
   x1:=(-b)/(2*a);
   writeln('PT co nghiem kep la: ',x1:0:2);
  end
 else writeln('PT vo nghiem');
 readln
END.

Bài 5: Kiểm tra số chẵn lẻ, nguyên tố, hoàn hảo

Nhập vào 1 số nguyên gồm 4 chữ số:

  • Kiểm tra tình chẵn lẻ
  • Kiểm tra xem có phải là số nguyên tố không
  • Kiểm tra xem có phải là số hoàn hảo không

Lời giải:

uses crt;
var n,i:integer;ok:boolean;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap n: ');readln(n);
 if n mod 2=0 then writeln('So ',n,' la so chan')
  else writeln('So ',n,' la so le');
 if n<2 then write('So ',n,' khong la so nguyen to')
 else
  begin
   ok:=true;
   for i:=2 to trunc(sqrt(n)) do
    if n mod i=0 then ok:=false;
   if ok then writeln('So ',n,' la so nguyen to')
    else writeln('So ',n,' khong la so nguyen to');
  end;
 readln
END.

Có thể thay vòng lặp “for i:=2 to trunc(sqrt(n)) do” bằng lệnh while..do..khi đó ta không cần biến ok nữa.

Bài 6: Tính ăn bậc n của một số

Nhập 2 số n, a. Hãy tính căn bậc n của a:

Lời giải:

uses crt;
var n:integer;a,s:real;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap a: ');readln(a);
 repeat
 write('Nhap n: ');readln(n);
 until (n>0);
 if (n mod 2=0) and (a>=0) then
  begin
   s:=exp(1/n*ln(a));
   writeln('Ket qua la: ',s:0:4);
  end
 else if (n mod 2<>0) then
  begin
   s:=exp(1/n*ln(abs(a)));
   writeln('Ket qua la: ',s:0:4);
  end
 else writeln('Khong xac dinh');
 readln
END.

Bài 7: Tỉnh tổng các chữ số của một số

Nhập số bất kỳ có 3 chữ số rồi tính tổng các chữ số của số đó.

Lời giải:

uses crt;
var a:integer;tong:byte;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap 1 so co 3 chu so: ');readln(a);
 tong:= a mod 10;
 a:=a div 10;
 tong:=tong+a mod 10;
 a:=a div 10;
 tong:=tong+a mod 10;
 writeln('Tong cac chu so do la: ',tong);
 readln
END.

Bài 8: Hoán vị 2 số

Nhập 2 số nguyên a, b, hoán vị 2 số khi a>b.

Lời giải:

uses crt;
var a,b,tg:integer;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap a: ');readln(a);
 write('Nhap b: ');readln(b);
 if a>b then
  begin
   tg:=a;
   a:=b;
   b:=tg;
  end;
 writeln(a,' ',b);
 readln
END.

Bài 9: In các bội của 3 và 5

Nhập số nguyên dương n, in ra tổng các số nguyên dương từ 1 đến n là bội của 3 hoặc 5.

Lời giải:

uses crt;
var n,tong,i:integer;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap so nguyen duong n: ');readln(n);
 tong:=0;
 for i:=1 to n do
  if (i mod 3=0) or (i mod 5=0) then
   tong:=tong+i;
 writeln('Tong cac so chia het cho 3 hoac 5 tu 0--> ',n,' la: ',tong);
 readln
END.

Bài 10: In tổng các chữ số của một số

Nhập n bất kỳ sau đó in ra tổng các chữ số của n.

Lời giải:

uses crt;
var n,m:longint;tong:byte;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap n: ');readln(n);
 tong:=0;m:=n;
 while m>0 do
  begin
   tong:=tong+m mod 10;
   m:=m div 10;
  end;
 writeln('Tong cac chu so cua ',n,' la: ',tong);
 readln
END

Bài 11: Kiểm tra số nguyên tố

Nhập vào một số n bất kỳ và kiểm tra xem n có phải là số nguyên tố không.

Code mẫu:

uses crt;
var n,i:integer;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap so nguyen duong n: ');
 readln(n);
 if n<2 then writeln(n,' khong la so nguyen to')
 else
  begin
   i:=2;
   while ((i<=trunc(sqrt(n))) and (n mod i<>0)) do
    i:=i+1;
   if i>trunc(sqrt(n)) then writeln(n,' la so nguyen to')
    else writeln(n,' khong la so nguyen to');
   end;
 readln
END.

Bài 12: Kiểm tra số hoàn hảo

Nhập 1 số nguyên dương n và kiểm tra xem n có phải là số hoàn hảo không.

Lời giải:

Số hoàn hảo là số có tổng các ước (ngoại trừ nó) bằng chính nó. Ví dụ, số 6 có các ước là 1, 2, 3; số 28, 496 cũng là các số hoàn hảo.

Code mẫu:

uses crt;
var n:longint;tong,i:integer;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap so nguyen duong n: ');readln(n);
 tong:=0;
 for i:=1 to n div 2 do
  if n mod i=0 then tong:=tong+i;
 if tong=n then writeln(n,' la so hoan hao')
  else writeln(n,'khong la so hoan hao');
 readln
END.

Bài 13: Kiểm tra số chính phương

Nhập một số nguyên dương n bất kỳ và kiểm tra xem n có phải là số chính phương không.

Code mẫu:

uses crt;
var n:longint;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap so nguyen duong n: ');readln(n);
 if sqrt(n)=trunc(sqrt(n)) then writeln(n,' la so chinh phuong')
  else writeln(n,' khong la so chinh phuong');
 readln
END.

Bài 14: Đếm nguyên âm, số trong một chuỗi

Nhập vào một chuỗi ký tự và kiểm tra xem chuỗi có bao nhiêu nguyên âm, bao nhiêu số?

Code mẫu:

uses crt;
var s:string;dem1,dem2,i:byte;
BEGIN
 clrscr;
 write('Nhap 1 chuoi: ');readln(s);
 dem1:=0;dem2:=0;
 for i:=1 to length(s) do
  begin
   if s[i] in ['a','e','i','o','u','y','A','E','I','O','U','Y'] then dem1:=dem1+1;
   if s[i] in ['0','1','2','3','4','5','6','7','8','9'] then dem2:=dem2+1;
  end;
 writeln('Trong chuoi ',s,' co ',dem1,' nguyen am va co ',dem2,' ki tu so');
 readln
END.

Bài 15: Kiểm tra 3 số có là độ dài cạnh tam giác không

Nhập 3 số a, b, c bất kỳ. Kiểm tra xem 3 số có thể là độ dài 3 cạnh của một tam giác hay không và thông báo ra màn hình.

Code mẫu:

Var a, b, c: Real;
  BEGIN
    Writeln ('Nhap do dai 3 canh cua tam giac:');
    Write ('a ='); Readln (a);
    Write ('b ='); Readln (b);
    Write ('c ='); Readln (c);
  If (a + b > c) and (b + c > a) and (c + a > b) 
    and (a > 0) and (b > 0) and (c > 0)  Then
      Writeln ('Thoa man: Day la 3 canh cua mot tam giac') 
    Else
      Writeln ('Khong thoa man!');
    Readln;  
END.

Bài 16: Đếm các số theo điều kiện và tính tổng

Nhập số N bất kỳ. Đếm các số lớn hơn 10 và nhỏ hơn 20 rồi tính tổng của chúng. Sau đó, đưa ra màn hình "So cac so >10 va <20 la:" và "Tong cua chung la:".

Code mẫu:

Var Tong, So: Real; I, N, Dem: Integer;
  BEGIN
    Write ('Ban muon nhap bao nhieu so: '); Readln (N);
    Tong:= 0; Dem:= 0;
    For I:= 1 To N Do
      Begin
         Write ('So = '); Readln (So);
         If (So > 10) and (So < 20) Then
           Begin
             Tong:= Tong + So;
             Dem:= Dem + 1;
           End;
      End;
    Writeln ('So cac so >10 va <20 la: ', Dem);
    Writeln ('Tong cua chung la:', Tong);
    Readln;
END.

Bài 17: Tìm giá trị lớn nhất của 4 số

Nhập 4 số a, b, c, d. Hãy tìm giá trị lớn nhất của chúng và gán giá trị đó cho biến Max.

Code mẫu:

Var Max, a, b, c, d: Real; 
  BEGIN
    Writeln ('Nhap gia tri cua 4 so: ');
    Write ('a = ') ; Readln (a);
    Write ('b = ') ; Readln (b);
    Write ('c = ') ; Readln (c);
    Write ('d = ') ; Readln (d);
    Max:= a;
    If Max < b Then Max:= b;
    If Max < c Then Max:= c;
    If Max < d Then Max:= d;
    Writeln ('Gia tri lon nhat la: ', Max);
    Readln;
END.

Bài 18: Xem ngày là thứ mấy trong tuần

Đọc ngày tháng năm, sau đó viết ra màn hình đó là ngày thứ mấy trong tuần.

Code mẫu:

Var Thu, Ngay, Thang: Byte; 
     	Nam: Integer; 
  BEGIN
    Write ('Doc Ngay Thang Nam: ');
    Readln ( Ngay, Thang, Nam );
    Nam:= 1900 + (Nam mod 1900);
    If Thang < 3 Then
      Begin
         Thang:= Thang + 12;
         Nam:= Nam - 1;
      End;
    Thu:= Abs (Ngay + Thang * 2 + (Thang + 1) * 3
        div 5 + Nam + Nam div 4) mod 7;
    Case Thu Of
        0: Writeln ('Chu Nhat');
        1: Writeln ('Thu Hai');
        2: Writeln ('Thu Ba');
        3: Writeln ('Thu Tu');
        4: Writeln ('Thu Nam');
        5: Writeln ('Thu Sau');
        6: Writeln ('Thu Bay');
     End;
     Readln;
  END.

Bài 19: In phiếu báo điểm

Viết chương trình: Nhập số báo danh, nhập điểm văn, toán, Anh. In ra màn hình dưới dạng:

Phiếu Báo điểm:

Số báo danh:

Điểm văn:

Điểm toán:

Điểm ngoại ngữ:

Tổng số điểm:

Bạn đã trúng tuyển: Nếu Tổng số điểm >=20.

Bạn không trúng tuyển: Nếu Tổng số điểm <20.

Uses Crt;  Var SBD: Integer; 
     Van, Toan, Anh, Tongdiem: Real; 
  BEGIN
    Clrscr; 
    Write ('So bao danh: '); Readln(SBD); 
    Write ('Diem toan: '); Readln(Toan); 
    Write ('Diem ngoai ngu: '); Readln(Anh); 
    Write ('Diem van: '); Readln (Van); 
    Tongdiem:= Toan + Van + Anh; 
    Clrscr; 
    Writeln ('Phieu Bao Diem ') ; 
    Writeln ('So bao danh        : ', SBD); 
    Writeln ('Diem van           : ', Van); 
    Writeln ('Diem toan          : ', Toan); 
    Writeln ('Diem ngoai ngu     : ', Anh) ; 
    Writeln ('Tong diem          : ', Tongdiem); 
    If Tongdiem >= 15 Then 
      Writeln(' Ban da trung tuyen ');
    Else 
      Writeln(' Ban khong trung tuyen ');
    Readln;     
END.

Bài 20: Nhập 2 số thực và tính phép tính theo yêu cầu

Viết chương trình nhập hai số thực. Sau đó hỏi phép tính muốn thực hiện và in kết quả của phép tính đó.

  • Nếu là "+", in tổng hai số lên màn hình.
  • Nếu là "-", in hiệu hai số lên màn hình.
  • Nếu là "/", in thương hai số lên màn hình.
  • Nếu là "*", in tích hai số lên màn hình.

Code mẫu:

Uses Crt;   
Var a, b, kq: Real; Pt: Char; 
  BEGIN
    Clrscr; 
    Write ('a ='); Readln(a); 
    Write ('b ='); Readln(b); 
    Write ('Phep tinh thuc hien la (+ - * /): '); 
    Readln(Pt); 
    If Pt = '+’ Then kq := a + b; 
    If Pt = '-’ Then kq :=  a - b; 
    If Pt = '*’ Then kq := a * b; 
    If Pt = '/’  Then kq := a / b; 
    Write (a, pt, b, '=', kq); 
    Readln;   
END.

Bài 21: Sắp xếp 2 dãy số tăng dần

Viết chương trình nhập vào 2 dãy các số nguyên. Sau đó tạo dãy thứ 3 gồm tất cả các phần tử của 2 dãy trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Code mẫu:

program SapXepDaySo;

const
  MAX = 1000;

var
  arr1, arr2, arr3: array[1..MAX] of integer;
  n1, n2, n3, i, j, k: integer;

begin
  // Nhập dãy số nguyên thứ nhất
  write('Nhap so luong phan tu cua day 1: ');
  readln(n1);
  writeln('Nhap cac phan tu cua day 1:');
  for i := 1 to n1 do
    readln(arr1[i]);

  // Nhập dãy số nguyên thứ hai
  write('Nhap so luong phan tu cua day 2: ');
  readln(n2);
  writeln('Nhap cac phan tu cua day 2:');
  for i := 1 to n2 do
    readln(arr2[i]);

  // Trộn hai dãy tren thành dãy 3
  i := 1;
  j := 1;
  k := 0;
  while (i <= n1) and (j <= n2) do
  begin
    if (arr1[i] < arr2[j]) then
    begin
      k := k + 1;
      arr3[k] := arr1[i];
      i := i + 1;
    end
    else
    begin
      k := k + 1;
      arr3[k] := arr2[j];
      j := j + 1;
    end;
  end;

  // Thêm phần tử còn lại của dãy thứ nhất vào dãy mới
  while (i <= n1) do
  begin
    k := k + 1;
    arr3[k] := arr1[i];
    i := i + 1;
  end;

  // Thêm phần tử còn lại của dãy thứ hai vào dãy mới
  while (j <= n2) do
  begin
    k := k + 1;
    arr3[k] := arr2[j];
    j := j + 1;
  end;

  // Sắp xếp dãy mới theo thứ tự tăng dần
  for i := 1 to k-1 do
  begin
    for j := i+1 to k do
    begin
      if (arr3[i] > arr3[j]) then
      begin
        n3 := arr3[i];
        arr3[i] := arr3[j];
        arr3[j] := n3;
      end;
    end;
  end;

  // Hiển thị dãy thứ 3 đã được sắp xếp
  writeln('Day thu 3 da duoc sap xep gom cac phan tu cua 2 day:');
  for i := 1 to k do
    write(arr3[i], ' ');
  writeln;
end.

Bài 22: Tính quãng đường di chuyển với 2 vận tốc khác nhau

Viết chương trình để giải bài toán sau: 1 người di chuyển trong thời gian đầu t1 (giờ) bằng xe máy với vận tốc đều là v1(km/h). Sau đó người đó đi bộ vời vận tốc đều là v2(km/h), trong t2 (phút). Hãy tính quãng đường S mà người đó đi được đi được.

Code mẫu:

program TinhQuangDuong;
var
    t1, t2, v1, v2, S: real;

begin
    write('Nhap vao thoi gian di chuyen bang xe may (h): ');
    readln(t1);
    write('Nhap vao van toc xe may (km/h): ');
    readln(v1);

    write('Nhap vao thoi gian di bo (phut): ');
    readln(t2);
    write('Nhap vao van toc di bo (km/h): ');
    readln(v2);

    S := t1 * v1 + t2 / 60 * v2;
    writeln('Quang duong nguoi do di duoc la: ', S:0:2, ' km');
end.

Bài 23: Vẽ hình vuông

Cách 1: Vẽ hình vuông đặc

program VeHinhVuong;

var
  n, i, j: integer;

begin
  write('Nhap vao chieu dai canh hinh vuong: ');
  readln(n);

  for i := 1 to n do
  begin
    for j := 1 to n do
      write('* ');
    writeln;
  end;
end.

Cách 2: Vẽ hình vuông rỗng

program VeHinhVuong2;

var
  n, i, j: integer;

begin
  write('Nhap vao chieu dai canh hinh vuong: ');
  readln(n);

  for i := 1 to n do
  begin
    for j := 1 to n do
    begin
      if (i = 1) or (i = n) or (j = 1) or (j = n) then
        write('* ')
      else
        write('  ');
    end;
    writeln;
  end;
end.

Danh sách bài tập này sẽ được cập nhật thêm, bạn lưu lại để làm thêm bài mới nhé.

Xem thêm:

Thứ Hai, 09/09/2024 04:03
3,9122 👨 417.011
17 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Sương
    Lê Sương

    Vct tính tổng 

    2) s=1/√2+1/√6+1/√12+...+1/√n(n+1)

    3) s=1+4+7+...+n

    4) s=1+x/1!+x^2/2!+x^3/3!+...+x^n/n!

    Mình đang cần gấp ạ!


    Thích Phản hồi 13/03/23
    • Chris Trương
      Chris Trương

      Số hoàn thiện n là số có tổng các ước số của nó (không kể n) bằng chính nó.
      VD: 6,28 là hai số hoàn thiện
      Lập trình để tìm tất cả các số hoàn thiện trong khoảng m,n nhập từ bàn phím


      Thích Phản hồi 05/03/23
      • Voca Tori
        Voca Tori

        Viết chương trình nhập vào 1 máy gồm 10 phần tử và 10 phần tử này là số nguyên

        a) hiển thị ra mẫu các số chia hết cho 5

        b) đếm và tính tích

        Giúp mình với ạ, mình cảm ơn.

        Thích Phản hồi 03/10/23
        • Ll Tt
          Ll Tt

          Viết chương trình nhập từ bàn phím 2 số nguyên dương xuất màn hình ức chung của a,b giúp mik với ạ

          Thích Phản hồi 10/04/23
          • Ánh 92_Nguyễn
            Ánh 92_Nguyễn

            Bài 9:Khe ngăn nước

            Một bình chứa nước dược thiếp kế rất dặc biệt. Nó gồm n+1 vách ngăn, tạo ra n khe nhỏ, các vách ngăn được đánh số thứ tự từ 0 đến n( theo hướng từ trái sang phải Vách ngăn thư i có độ cao là hi, các vách ngăn cách nhau 1 (đơn vị độ dài) đáy mỗi vách ngăn là một hình vuông độ dài 1. Khi một vách ngăn có dộ cao h thì ta xem lượng nước chứa trong đó là h(đơn vị khối) Người ta đổ đầy nước vào bình cho đến khi cứ đổ vào thì nước tràn ra. Hãy tính lượng nước nhiều nhất có trong bình

            Đầu vào gồm 2 dòng

            Dòng 1: ghi số nguyên dương n là số vách ngăn

            Dòng 2: gồm n+1 số nguyen dương ghi độ cao của các vách ngăn ho, h1, h2…hn

            Đầu ra: 1 số nguyên, là lượng nước chứa trong bình

            Giải bằng Pascal ạ.

            Thích Phản hồi 21/03/23
            • Đồng Nhất Minh
              Đồng Nhất Minh

              Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương N có 2 chữ số từ bàn phím, xuất ra màn hình tổng các chữ số của N.


              Thích Phản hồi 14:45 17/05
              • Vy Hồ thị
                Vy Hồ thị

                Bài 14. Nhập vào 1 dãy số, nhập đến khi tổng của chúng lớn hơn 2023 thì dừng lại

                Ai help tui đc ko :((



                Thích Phản hồi 07/03/23
                • Anh Duy
                  Anh Duy

                  Bài 3: Ngày liền kề tên file chương trình NGAY3.PAS

                  Nhập vào ngày, tháng, năm. ghi ra màn hình ngày hôm trước và ngày hôm sau của ngày đó. (tạm thời chưa tính năm nhuận)


                  Thích Phản hồi 06/03/23
                  • Hùng Ngô Minh
                    Hùng Ngô Minh

                    một số gọi là bội của 3 hoàn chỉnh nếu . Nó chia hết cho 3 và tổng các ước của nó cũng chia hết cho 3.Viết CT con kiểm tra tinh bội của 3 hoàn chỉnh nhập vào bàn phím m<n.Cho biết có bao nhiêu số là bội của 3 hoàn chỉnh trong khoảng từ m đến n


                    Giải hộ mik 

                    Thích Phản hồi 03/03/23
                    • Nguyễn Thanh Phương
                      Nguyễn Thanh Phương

                      Nhập 2 số nguyên dương n, k vào từ bản phim (điều kiện k—n) a. Trong danh sách các số từ 1 đến n thì hãy in ra màn hình danh


                      số là bội số của k.


                      Vd: n =10; k = 3 ;t danh sách bội sổ của 3 là: 369


                      b. In ra màn hình tổng các bội số của câu a. Vd: n = 10 ; k = 3 thì tổng các bội số của 3=18

                      Thích Phản hồi 25/02/23