Top 7 phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí tốt nhất hiện nay

Tìm hiểu những phần mềm hoàn toàn miễn phí để việc giảng dạy của các thầy cô không bị gián đoạn

Trong bài viết sau, mời bạn cùng Quantrimang tìm hiểu những phần mềm, ứng dụng dạy học trực tuyến miễn phí có thể hỗ trợ thầy cô thực hiện bài giảng trên nền tảng online tốt nhất hiện nay.

Top 7 phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí tốt nhất hiện nay

Những phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí cho các thầy cô

1. TranS

TranS là phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí với giao diện bằng tiếng Việt giúp các thầy cô có thể dễ dàng tổ chức các bài giảng và trao đổi với học sinh trong lớp học.

Ứng dụng Trans dạy học online miễn phí

Ứng dụng TranS hỗ trợ truyền phát video trực tuyến với độ phân giải HD và âm thanh rõ ràng tới 300 điểm đồng thời trong một phòng. Người giáo viên có thể quan sát cùng một lúc 49 video trên màn hình máy tính của mình.

Bên cạnh đó, TranS còn tích hợp sẵn nhiều công cụ giúp thầy cô tương tác với các bạn học sinh một cách dễ dàng như: Trình chiếu tài liệu, chat, chia sẻ file, ghi hình, bảng trắng,...

Bạn có thể tìm hiểu thêm về phần mềm giảng dạy online TranS cũng như cách download ứng dụng này qua bài viết: Cách sử dụng TranS học trực tuyến.

2. TeamLink

Phần mềm TeamLink là giải pháp dạy học online lý tưởng dành cho các thầy cô với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên chỉ cần tạo tài khoản và gửi link phòng học để học sinh tham gia là có thể bắt đầu hoạt động giảng dạy của mình.

Phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí TeamLink

TeamLink sử dụng công nghệ gọi video tân tiến với độ trễ thấp, cho chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt, sắc nét. Phần mềm TeamLink hỗ trợ đa nền tảng, giúp các thầy cô và học sinh có thể tổ chức bài giảng mọi lúc, mọi nơi.

Cách sử dụng phần mềm này đã được Quantrimang tổng hợp trong bài viết "Cách sử dụng TeamLink trên máy tính học trực tuyến", mời bạn đón đọc.

3. Google Classroom

Google Classroom là công cụ miễn phí dành cho giáo viên và học sinh có thể tổ chức dạy học trên nền tảng trực tuyến. Những tính năng chính của ứng dụng này bao gồm:

  • Kết nối giáo viên với học sinh.
  • Tạo lớp học mới và mời người học tham gia một cách dễ dàng.
  • Giúp giáo viên giao bài tập mới cho học sinh trên lớp.
  • Cho phép học sinh thấy và hoàn thành bài tập, tài liệu lớp học ở mọi nơi, trên mọi nền tảng.

Ứng dụng kết nối và giảng dạy trực tuyến Google Classroom

Để sử dụng Google Classroom, các thầy cô và nhà trường cần phải thiết lập tài khoản Education. Chi tiết cách thức đăng ký và sử dụng ứng dụng, bạn hãy cùng Quantrimang tham khảo qua bài viết tại đây.

Ngoài ra, người giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng bảng vẽ điện tử là thiết bị bổ trợ cho hoạt động giảng dạy từ xa của mình. Để tìm hiểu thêm về cách sử dụng thiết bị điện tử hữu ích này, mời thầy cô cùng các bạn đón đọc bài viết: "Bảng vẽ điện tử có thể dùng để dạy học trực tuyến? Hướng dẫn sử dụng chi tiết".

4. Microsoft Teams

Là nền tảng hỗ trợ hội thảo trực tuyến từ xa, Microsoft Teams cũng đồng thời là ứng dụng có thể giúp người giáo viên tổ chức dạy học online một cách đơn giản, nhanh chóng và miễn phí.

Tính năng tạo bài tập trên Microsoft Teams

Microsoft Teams tích hợp nhiều tính năng ưu việt cho người dùng như: Tổ chức video trực tuyến, chia sẻ màn hình máy tính, share slide PowerPoint, tạo bài tập,...

>>> Khám phá thêm:

5. Facebook Workplace

Với Workplace by Facebook (hay còn được gọi là Facebook Workplace), các thầy cô có thể kết nối và truyền đạt bài giảng của mình tới học sinh trên nền tảng được Facebook xây dựng và phát triển.

Dạy học trực tuyến với Facebook Workplace

Một số ưu điểm nổi bật của Workplace bao gồm:

  • Tích hợp tính năng live stream, chat video với chất lượng cao được phát triển và hỗ trợ bởi Facebook.
  • Có khả năng liên kết và chia sẻ file lưu trữ từ Google Drive.
  • Sử dụng tính năng News Feed tương tự như Facebook để chia sẻ bài viết, post bài tập về nhà. Điều này giúp nâng cao khả năng tương tác giữa học sinh và giáo viên.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thức sử dụng Facebook Workplace tại đây.

6. Skype

Các thầy cô hoàn toàn có thể sử dụng Skype để tổ chức các buổi dạy học online với nhóm dưới 10 bạn học sinh. Các thầy cô có thể tận dụng những ưu điểm của phần mềm này để tổ chức lớp học một cách nhanh chóng như: Ứng dụng phổ biến, nhiều người dùng; dễ sử dụng, chỉ cần có mạng Internet là có thể kết nối; tích hợp trên nhiều nền tảng, phù hợp mọi cấu hình máy tính;...

Sử dụng Skype để giảng dạy online

Tuy nhiên, nhược điểm của Skype là sự giới hạn trong phiên bản miễn phí. Người dùng phải trả phí nếu muốn thực hiện cuộc gọi cho nhóm từ 10 người trở lên, một số tính năng không có sẵn trong bản miễn phí,...

7. Zoom

Zoom là công cụ dạy học online hoàn toàn miễn phí hỗ trợ thầy cô và nhà trường tổ chức lớp học với số người tham gia tối đa lên tới 100 người, thời gian mỗi tiết học có thể kéo dài tới 40 phút và không giới hạn số lần meeting.

Giảng dạy và học online với phần mềm Zoom

Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép người giáo viên chia sẻ file bài tập, share màn hình máy tính, thu hình buổi học và nhiều tính năng hữu ích khác.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng Zoom trên máy tính

Tuy nhiên, đang có nhiều ý kiến lo ngại về tính bảo mật và an toàn thông tin khi dạy học trực tuyến trên Zoom. Các thầy cô cần cân nhắc khi lựa chọn ứng dụng này để tổ chức lớp học online.

>>> Tìm hiểu thêm:

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Quantrimang đã giúp các thầy cô lựa chọn ứng dụng dạy học trực tuyến phù hợp để truyền đạt bài giảng của mình tới các bạn học sinh.

Cảm ơn các bạn và thầy cô đã theo dõi bài viết!

Thứ Sáu, 17/04/2020 08:27
4,413 👨 77.527
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Phần mềm học tập