Có đáng để dành thời gian cho ứng dụng ghi chú Obsidian không?

Obsidian là một công cụ ghi chú có nhiều tính năng, nhưng liệu nó có xứng đáng với thời gian dành cho việc làm quen và tùy chỉnh hay không?

Suy ngẫm và học tập dài hạn

Nhìn bề ngoài, Obsidian có vẻ cũng giống như bất kỳ ứng dụng nào khác, nhưng chỉ sau vài tháng sử dụng, người dùng mới thấy được những lợi ích cơ bản của nó. Obsidian là công cụ kết nối các ghi chú của bạn lại với nhau và biến chúng thành một tổng thể lớn hơn tổng các thành phần của chúng.

Trước đây, trong quá trình ghi chú, mọi người thường chỉ đơn thuần là viết lại các ghi chú. Chúng chỉ là những từ ngữ và con số, được sắp xếp trên từng dòng và dễ bị lãng quên. Chỉ sau khi sử dụng Obsidian, bạn mới nhận ra rằng các ghi chú của mình thiếu một thành phần quan trọng - kết nối (cách một ghi chú liên quan đến ghi chú khác). Thay vì để các ghi chú dưới dạng những thực thể rời rạc độc lập, Obsidian cho phép bạn biến các ghi chú thành một chuỗi suy nghĩ.

Cách tiếp cận ghi chú này chính xác là điều còn thiếu ở các ứng dụng khác. Và điều tuyệt vời nhất là bạn càng ghi nhiều ghi chú thì hệ thống càng trở nên tốt hơn.

Điều này có thể thực hiện được nhờ các tính năng chính của Obsidian: Liên kết ghi chú, chế độ xem biểu đồ và tag ghi chú. Liên kết ghi chú cho phép bạn kết nối một ghi chú với ghi chú khác, bạn có thể trực quan nhìn thấy trong chế độ xem biểu đồ. Đồng thời, tính năng gắn thẻ ghi chú cho phép bạn gắn thẻ ghi chú bằng một từ khóa cụ thể.

Khám phá mối liên hệ sâu sắc hơn giữa các ý tưởng

Chế độ xem biểu đồ Obsidian từ các ghi chú về chiến tranh lạnh cho thấy những sự kiện liên quan đến nhau như thế nào
Chế độ xem biểu đồ Obsidian từ các ghi chú về chiến tranh lạnh cho thấy những sự kiện liên quan đến nhau như thế nào

Chế độ xem biểu đồ của Obsidian lập bản đồ trực quan các mối quan hệ giữa những ghi chú, tạo ra chế độ xem toàn cảnh về mạng lưới kiến ​​thức của bạn. Với tính năng này, bạn không chỉ có được cái nhìn tổng quan hợp lý mà còn giúp bạn khám phá các ý tưởng và mối quan hệ giữa những khái niệm mà ban đầu không rõ ràng.

Ngoài ra, chế độ xem biểu đồ cũng giúp bạn khám phá thêm nhiều điều mà mình cần nghiên cứu. Ví dụ, từ NATO xuất hiện trong một ghi chú về Chiến tranh Triều Tiên nhưng không liên quan đến ghi chú NATO hiện có. Với điều này, bạn nhanh chóng tìm thấy một lĩnh vực mới để khám phá: NATO liên quan đến Chiến tranh Triều Tiên như thế nào?

Một trung tâm kiến ​​thức phát triển cùng bạn

Một trong những nhược điểm lớn ở các công cụ ghi chú khác là khi số lượng ghi chú tăng lên, việc sắp xếp chúng trở thành một vấn đề, vì bạn phải mở thủ công các thư mục và xem có gì trong đó, quyết định xem có nên đặt nó vào một thư mục cụ thể hay tạo một thư mục mới hay không. Tuy nhiên, gắn thẻ và liên kết ghi chú giúp bạn tránh khỏi những vấn đề này.

Tìm kiếm Obsidian hiển thị kết quả liên quan đến truy vấn tìm kiếm Machine Learning
Tìm kiếm Obsidian hiển thị kết quả liên quan đến truy vấn tìm kiếm Machine Learning

Hơn nữa, để mọi thứ trở nên dễ dàng, chức năng tìm kiếm của Obsidian có thể dễ dàng tìm thấy ghi chú cho bạn. Bạn chỉ cần nhập từ khóa và nó sẽ xuất ra các ghi chú có từ khóa hoặc tag cụ thể đó.

Hộp thoại trong Obsidian hiển thị tùy chọn tạo kho lưu trữ mới
Hộp thoại trong Obsidian hiển thị tùy chọn tạo kho lưu trữ mới

Obsidian cũng cho phép bạn tạo nhiều kho lưu trữ có thể giúp phân tách các loại ghi chú khác nhau và phân biệt rõ ràng giữa chúng. Ví dụ, bạn có thể giữ các ghi chú liên quan đến công việc, dự án và nghiên cứu tách biệt với nhật ký cá nhân, sở thích và thông tin cá nhân. Vì vậy, ngay cả khi bạn chuyển sang các lĩnh vực và chủ đề mới, Obsidian cũng sẽ không cản trở bạn mà còn giúp mọi thứ dễ quản lý hơn.

Nhận ra những gì mình biết (và không biết)

Chế độ xem biểu đồ Obsidian cho thấy các khái niệm khác nhau liên quan như thế nào với từng
Chế độ xem biểu đồ Obsidian cho thấy các khái niệm khác nhau liên quan như thế nào với từng

Chế độ xem biểu đồ Obsidian cho phép bạn dễ dàng đánh giá chuyên môn của mình về một chủ đề cụ thể. Bạn tạo ra một chuỗi các ý tưởng có liên quan khi liên kết một ghi chú với một ghi chú khác. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm thấy các ghi chú có liên quan để liên kết đến một ý tưởng mới hoặc thiếu những liên kết, điều đó có thể cho thấy bạn thiếu thông tin về chủ đề đó. Điều này giúp bạn nhận ra lĩnh vực nào mình hiểu rõ và lĩnh vực nào cần khám phá thêm.

Ngoài ra, bằng cách gắn thẻ ghi chú, bạn có thể phân loại chúng theo chủ đề và môn học (ví dụ: "Machine Learning", "Philosophy", "Psychology"). Nếu nhận thấy một tag chỉ có một vài ghi chú, điều đó cho thấy bạn cần đào sâu hơn vào chủ đề đó.

Có đáng để dành thời gian cho ứng dụng ghi chú Obsidian không?

Một trong những nhược điểm của Obsidian là thời gian phải dành để tìm hiểu ứng dụng, đặc biệt là định dạng Markdown, mà nhiều người có thể thấy khó hiểu. Bạn sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như học cú pháp định dạng, liên kết ghi chú và cách thức hoạt động của tính năng gắn thẻ. Tuy nhiên, chỉ mất vài ngày để thành thạo những điều này, dễ hơn nhiều so với việc làm quen với Notion.

Cửa hàng theme Obsidian hiển thị danh sách các theme mà bạn có thể tải xuống
Cửa hàng theme Obsidian hiển thị danh sách các theme mà bạn có thể tải xuống

Một điều khác mà nhiều người không thích ở Obsidian là theme mặc định của nó, không phải là theme tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thể cài đặt các theme Obsidian chỉ bằng một cú nhấp chuột và có rất nhiều theme Obsidian miễn phí để lựa chọn. Obsidian có một cửa hàng theme đa dạng, vì vậy bạn sẽ phải dành khá nhiều thời gian để tìm theme phù hợp hoặc thậm chí viết code CSS tùy chỉnh để triển khai giao diện mong muốn.

Vì vậy, Obsidian là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả không thể phủ nhận, nhưng xét cho cùng, nó chỉ là một công cụ và có thể không phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu muốn ghi lại một vài thứ, chẳng hạn như các mặt hàng tạp hóa hoặc danh sách việc cần làm, thì có những ứng dụng tốt hơn cho mục đích đó. Tương tự như việc ghi chú trong Notion có thể quá mức cần thiết.

Nhưng nếu bạn sẽ tạo nhiều ghi chú và muốn xây dựng cơ sở kiến ​​thức cá nhân, Obsidian sẽ giúp bạn làm điều đó. Đây là một ứng dụng giúp kết nối các ghi chú lại với nhau và giúp những điều bạn đã học trở nên gắn kết.

Trang Canvas trong ứng dụng Obsidian hiển thị biểu đồ, kết nối các mũi tên với những theme khác nhau
Trang Canvas trong ứng dụng Obsidian hiển thị biểu đồ, kết nối các mũi tên với những theme khác nhau

Điểm mạnh thực sự của Obsidian nằm ở khả năng biến các ghi chú rời rạc thành một mạng lưới kiến ​​thức được kết nối. Mặc dù đường cong học tập và thiết lập ban đầu có vẻ khó khăn, nhưng phần thưởng sẽ rất lớn đối với những ai đầu tư thời gian.

Dựa trên kinh nghiệm, Obsidian là một ứng dụng xứng đáng để dành thời gian - nhưng chỉ khi bạn đang tìm kiếm một công cụ phát triển cùng mình. Đối với những người ghi chú thông thường, việc thiết lập có thể khiến bạn cảm thấy quá sức. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là tạo ra một cơ sở kiến ​​thức đang phát triển có thể xử lý mọi sở thích và nỗ lực của bạn, thì Obsidian hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực đó. Đây không chỉ là một ứng dụng ghi chú; mà còn là một công cụ giúp bạn hiểu những gì mình biết và khám phá những gì mình không biết.

Thứ Sáu, 27/12/2024 09:45
51 👨 69
0 Bình luận
Sắp xếp theo