Pagefile.sys là gì và có nên vô hiệu hóa nó?
Windows sử dụng một page file để lưu trữ dữ liệu khi bộ nhớ RAM của máy tính đầy. Trong khi bạn có thể tinh chỉnh các cài đặt của page file, thì Windows có thể tự quản lý tốt các page file. Page file của Windows thường bị hiểu nhầm. Mọi người cho nó là nguyên nhân dẫn đến máy tính bị chậm vì sử dụng nó chậm hơn so với RAM của máy tính, nhưng có một page file thì tốt hơn là không có tệp nào.
Để hiểu thêm về RAM, bạn có thể đọc bài viết này: Tất tần tật về RAM laptop và những điều bạn cần biết
Mục lục bài viết
1. Page file là gì và cách thức hoạt động của nó
Page file là một tệp trên ổ cứng máy tính, còn được gọi là swap file, pagefile hoặc paging file. Nó nằm ở C:\pagefile.sys theo mặc định, nhưng bạn sẽ không thấy nó trừ khi bạn yêu cầu Windows Explorer hiện các tập tin hệ điều hành được bảo vệ này.
Máy tính của bạn lưu trữ các tệp, chương trình và dữ liệu khác mà bạn đang sử dụng trong bộ nhớ RAM (bộ nhớ dữ liệu tạm thời) bởi vì nó đọc trên RAM nhanh hơn nhiều so với đọc từ ổ cứng. Ví dụ, khi bạn mở Firefox, tệp chương trình của Firefox được đọc từ ổ cứng và được đặt vào RAM. Máy tính sử dụng các bản sao trong bộ nhớ RAM chứ không phải đọc đi đọc lại cùng một tệp từ ổ cứng.
Các chương trình lưu trữ dữ liệu mà chúng đang làm việc. Khi bạn xem một trang web, trang web được tải xuống và lưu trữ trong bộ nhớ RAM. Khi bạn xem một video trên YouTube, video được lưu giữ trong bộ nhớ RAM.
Khi bộ nhớ RAM của bạn đầy, Windows sẽ chuyển một số dữ liệu từ RAM trở lại ổ đĩa cứng, đặt nó vào trong page file. Tập tin này là một bộ nhớ ảo. Các dữ liệu này được ghi lên đĩa cứng và đọc chậm hơn nhiều so với sử dụng RAM. Đó là bộ nhớ dự phòng, thay vì ném dữ liệu quan trọng đi hoặc khiến các chương trình sụp đổ, dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng của bạn.
Windows sẽ cố gắng chuyển dữ liệu bạn không sử dụng đến page file. Ví dụ, nếu bạn đã thu nhỏ một chương trình trong một thời gian dài và không làm bất cứ điều gì, dữ liệu của nó có thể được chuyển sang RAM. Nếu bạn phóng to chương trình và nhận thấy rằng phải mất một khoảng thời gian để trở lại vì nó đang được hoán đổi lại vào page file. Bạn sẽ thấy đèn ổ cứng của máy tính nhấp nháy khi điều này xảy ra.
Với bộ nhớ RAM đủ lớn trong các máy tính hiện đại, máy tính của người dùng trung bình thường không sử dụng page file. Nếu thấy ổ cứng của mình bắt đầu làm việc “cật lực” và các chương trình bắt đầu chậm lại khi bạn mở một lượng lớn các chương trình đó là dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đang sử dụng page file. Bạn có thể tăng tốc độ bằng cách thêm nhiều RAM hơn. Bạn cũng có thể thử giải phóng bộ nhớ, ví dụ như bằng cách loại bỏ các chương trình vô ích chạy dưới nền.
2. Vô hiệu hoá page file để cải thiện hiệu suất?
Một số người khuyên bạn nên vô hiệu hóa các page file để tăng tốc độ máy tính. Vì họ cho rằng page file chậm hơn so với RAM, và nếu bạn có đủ RAM, Windows sẽ sử dụng page file mà đáng lẽ ra nó nên được sử dụng RAM, làm chậm máy tính của bạn.
Điều này không thực sự đúng. Mọi người đã thử nghiệm lý thuyết này và nhận thấy rằng, trong khi Windows có thể chạy mà không có page file nếu bạn có một lượng lớn RAM, hiệu suất sẽ không tăng lên khi bạn vô hiệu hóa page file. Nếu vẫn muốn xóa thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây.
Bước 1: Mở Control Panel.
Bước 2: Tìm và mở Advanced System Settings.
Bước 3: Trong mục Perfomance bạn chọn Settings.
Bước 4: Click chọn Change.
Bước 5: Bỏ chọn mục Automatically manage paging file size of each drive, bạn chọn No paging file và chọn ổ đĩa khác cho System manage file.
Tuy nhiên, việc vô hiệu hóa page file có thể dẫn đến một số sự cố. Nếu các chương trình bắt đầu sử dụng tất cả bộ nhớ sẵn có của bạn, chúng sẽ bắt đầu sụp đổ thay vì bị tráo đổi từ RAM vào page file. Điều này cũng có thể gây ra vấn đề khi chạy phần mềm đòi hỏi một lượng lớn bộ nhớ, chẳng hạn như máy ảo. Một số chương trình thậm chí có thể từ chối chạy.
Tóm lại, không có lý do chính đáng để vô hiệu hóa page file, ngoại trừ bạn sẽ lấy lại một số không gian đĩa cứng, nhưng sự mất ổn định của hệ thống tiềm năng là không đáng giá.
3. Quản lý page file
Windows sẽ tự động quản lý cài đặt của page file. Tuy nhiên, nếu muốn điều chỉnh cài đặt page file, bạn có thể thực hiện việc này từ cửa sổ Advanced System Settings. Nhấp vào Start, nhập Advanced System Settings vào menu Start và nhấn Enter để mở nó.
Nhấp vào nút Settings dưới Performance.
Nhấp vào tab Advanced và nhấp vào nút Change trong phần Virtual memory.
Windows sẽ tự động quản lý cài đặt page file theo mặc định. Hầu hết người dùng không nên thay đổi cài đặt này và cho phép Windows đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn.
Tuy nhiên, một tinh chỉnh có thể hữu ích trong một số trường hợp chuyển page file sang ổ đĩa khác. Nếu bạn có hai ổ cứng riêng biệt trong máy tính, giả sử một cho ổ đĩa hệ thống với các chương trình được cài đặt và một ổ đĩa dữ liệu sử dụng ít hơn, chuyển page file vào ổ đĩa dữ liệu có thể có khả năng tăng hiệu suất khi page file đang sử dụng. Điều này sẽ mở rộng hoạt động của ổ cứng thay vì tập trung vào một ổ đĩa.
Lưu ý rằng điều này sẽ chỉ giúp ích nếu bạn thực sự có hai ổ đĩa cứng riêng biệt trong máy tính. Nếu bạn có một ổ cứng tách ra thành nhiều phân vùng, mỗi ổ có một chữ cái ổ đĩa riêng thì hiệu suất sẽ không tăng. Cho dù có được phân vùng hay không, nó vẫn là cùng một ổ cứng vật lý.
4. Cách kiểm tra kích thước của Pagefile.sys
Để ngăn chặn việc giả mạo Pagefile.sys, Windows sẽ ẩn nó theo mặc định. Nếu bạn muốn xem file, đây là những gì cần làm.
B1: Nhấn Win + E để mở File Explorer.
B2: Nhấp vào This PC trong ngăn điều hướng ở bên trái và nhấp đúp vào ổ đĩa cục bộ (C:) ở bên phải để mở nó.
B3: Bây giờ, bạn cần mở Folder Options. Trong Windows 11, nhấp vào ba dấu chấm dọc ở menu trên cùng và chọn Options. Trong Windows 10, nhấp vào View ở menu trên cùng, sau đó nhấp vào Options.
B4: Chọn tab View trong Folder Options và bỏ chọn Hide protected operating system files (Recommended).
B5: Trong cảnh báo xuất hiện, hãy nhấp vào Yes.
B6: Tích vào Show hidden files, folders, and drives.
B7: Bấm OK để đóng Folder Options và áp dụng các thay đổi.
B8: Cuộn xuống trong ổ đĩa cục bộ và bạn sẽ có thể thấy Pagefile.sys.
Như bạn có thể thấy, file Pagefile.sys khá lớn, điều này khiến nhiều người nghĩ rằng xóa nó là một ý tưởng hay khi họ sắp hết dung lượng lưu trữ.
5. Có nên xóa Pagefile.sys không?
Một tình huống hợp lý để xóa Pagefile.sys nhằm tiết kiệm dung lượng ổ đĩa là nếu bạn có nhiều RAM. Bằng cách đó, nó có thể lưu trữ tất cả dữ liệu cần thiết để giữ cho các ứng dụng chạy mà không cần phải offload chúng. Đối với người dùng Windows trung bình, kích thước RAM tối thiểu cho điều này sẽ là 16GB.
Nếu bạn xóa Pagefile.sys và máy tính của bạn hết bộ nhớ vật lý, hệ thống sẽ bắt đầu trở nên chậm chạp. Nếu tình trạng chậm chạp trở nên quá tồi tệ, bản thân Windows thậm chí có thể bị crash.
Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy một số ứng dụng cũng trở nên chậm hơn hoặc gặp sự cố. Đó là vì chúng không có nơi nào đặt dữ liệu cần thiết để hoạt động bình thường vì RAM máy tính của bạn đã đầy và không có Pagefile.sys để xử lý lỗi.
Vì vậy, trừ khi nhu cầu bộ nhớ vật lý của bạn không lớn hơn dung lượng RAM đã cài đặt, bạn nên để nguyên file Pagefile.sys.
6. Cách xóa Pagefile.sys
Vì Windows liên tục sử dụng Pagefile.sys, nó sẽ không cho phép bạn xóa file trực tiếp trong File Explorer. Tuy nhiên, có một phương pháp khác mà bạn có thể sử dụng để xóa file và tiết kiệm một chút dung lượng ổ đĩa. Để làm điều đó, hãy làm theo các bước dưới đây.
B1: Nhấn Win + S để mở Windows Search.
B2: Nhập sysdm.cpl vào hộp tìm kiếm và nhấn phím Enter.
B3: Chọn tab Advanced và trong phần Performance, hãy nhấp vào nút Settings.
B4: Trong hộp thoại Performance Options, chọn tab Advanced và bấm vào Change.
B5: Trong hộp thoại Virtual Memory, bỏ chọn hộp kiểm Automatically manage paging file size for all drives ở trên cùng.
B6: Nhấp vào No paging file và nhấp vào nút Set ở bên phải.
B7: Bạn sẽ nhận được cảnh báo từ Windows. Nhấp vào Yes để bỏ qua nó.
B8: Nhấp vào OK để đóng hộp thoại Virtual Memory và áp dụng các thay đổi.
B9: Khởi động lại máy tính Windows để các thay đổi có hiệu lực.
Khi Windows khởi động lại, hệ điều hành sẽ không sử dụng Pagefile.sys và sẽ xóa nó khỏi ổ đĩa cục bộ của bạn.
7. Cách khôi phục Pagefile.sys
Nếu bạn đã xóa Pagefile.sys và phát hiện ra rằng mình đang gặp sự cố vì điều đó, bạn có thể dễ dàng khôi phục nó. Tuy nhiên, nếu sự cố nghiêm trọng đến mức Windows liên tục bị đóng băng hoặc thậm chí không thể khởi động đúng cách, trước tiên bạn nên thử vào Safe Mode. Để làm điều đó, vui lòng xem hướng dẫn về cách khởi động vào Safe Mode trên Windows 11 và Tất tần tật về khởi động Windows ở chế độ Safe Mode.
Bây giờ, để khôi phục Pagefile.sys, hãy làm theo các bước bên dưới:
1. Nhấn Win + R để mở Windows Run.
2. Trong hộp văn bản, nhập sysdm.cpl rồi nhấn phím Enter để khởi chạy cửa sổ System Properties.
3. Chọn tab Advanced và trong phần Performance, nhấp vào nút Settings.
4. Trong cửa sổ Performance Options, chọn tab Advanced và nhấp vào Change.
5. Trong cửa sổ Virtual Memory, đảm bảo rằng hộp kiểm Automatically manage paging file size for all drives được chọn.
6. Nhấp vào OK để đóng cửa sổ Virtual Memory và áp dụng các thay đổi.
7. Khởi động lại máy tính Windows để những thay đổi có hiệu lực.
Sau khi máy tính của bạn khởi động và chuyển đến thư mục chứa Pagefile.sys, bạn sẽ thấy rằng file đã quay trở lại cùng với Swapfile.sys.
8. Cách thay đổi kích thước của Pagefile.sys
Nếu xóa Pagefile.sys không phải là một tùy chọn phù hợp trong trường hợp của bạn, hãy xem xét việc thay đổi kích thước của nó. Đây là cách để làm điều đó:
B1: Nhấn Win + S để mở Windows Search.
B2: Nhập sysdm.cpl vào hộp tìm kiếm và nhấn phím Enter.
B3: Chọn tab Advanced và trong phần Performance, hãy nhấp vào nút Settings.
B4: Trong hộp thoại Performance Options, chọn tab Advanced và bấm vào Change.
B5: Trong hộp thoại Virtual Memory, bỏ chọn hộp kiểm Automatically manage paging file size for all drives ở trên cùng.
B6: Bấm vào nút Custom size. Ngay lập tức, bạn sẽ thấy rằng hai hộp văn bản bên dưới nó (Initial size và Maximum size) không còn chuyển sang màu xám nữa.
B7: Nhập kích thước page file thích hợp tính bằng megabyte (MB) vào cả hai hộp văn bản và sau đó nhấp vào Set.
B8: Bấm OK để đóng hộp văn bản Virtual Memory và áp dụng các thay đổi.
B9: Khởi động lại máy tính Windows để các thay đổi có hiệu lực.
Tóm lại, page file là một phần thiết yếu của Windows. Ngay cả khi nó không mấy khi được sử dụng, điều quan trọng là nó có sẵn cho các tình huống khi các chương trình đang sử dụng một số lượng lớn bộ nhớ. Pagefile.sys là một file cực kỳ quan trọng khi giúp máy tính Windows của bạn hoạt động trơn tru. Nó giúp cung cấp cho RAM PC nhiều không gian hơn khi bộ nhớ vật lý không thể chứa thêm dữ liệu. Bạn có thể xóa nó, nhưng chỉ làm như vậy khi bạn biết RAM của máy tính có đủ dung lượng để tự đứng vững. Nếu không, bạn nên thay đổi kích thước Pagefile.sys để nó không chiếm quá nhiều dung lượng.
Việc có một page file sẽ không làm chậm máy tính của bạn nhưng nếu máy tính của bạn đang sử dụng nhiều page file có lẽ bạn nên sử dụng thêm một số RAM. Nếu bạn không chắc phải làm gì với Pagefile.sys, chỉ cần để Windows xử lý file và tìm các cách khác để giải phóng dung lượng trên ổ lưu trữ của bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Bạn nên đọc
-
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
-
Điểm qua các tính năng của Windows 10 và 11 mà Microsoft đã xóa hoặc ngừng hỗ trợ trong năm 2024
-
Tự động mở các bài báo yêu thích với trình đọc Reader Mode trên Safari
-
6 cách xóa file vĩnh viễn trên Windows
-
Tính năng chuyển đổi tiền tệ thuận tiện trên Opera, bạn đã biết?
-
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
-
PowerShell và mọi điều bạn cần biết về tiện ích này
-
Bạn muốn in văn bản, dữ liệu trong Microsoft Excel. Không đơn giản như Word hay PDF đâu nhé! Hãy đọc bài sau!
-
Nhiều RAM có làm nên sự khác biệt trong hiệu suất chơi game?
Cũ vẫn chất
-
Cách ẩn danh sách bạn bè trên Facebook điện thoại, máy tính
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
CD Key CS các phiên bản, CD Key CS 1.1, Key CS 1.3, Key CS 1.6
Hôm qua -
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
Hướng dẫn đổi thông tin học sinh trên VnEdu
Hôm qua -
Cách đếm ô checkbox trong Google Sheets
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
Hôm qua -
Cách kích hoạt Dynamic Lighting trên Windows 11
Hôm qua