Những phần mềm vẽ sơ đồ tư duy tốt nhất hiện nay

Hiện nay, việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong công việc cũng như học tập đã trở nên rất phổ biến, bản chất của sơ đồ tư duy chính là sắp xếp lại thông tin bằng các ý chính thay vì ghi chép ra từng dòng, từng chữ. Đặc biệt, các hình ảnh, màu sắc có trong sơ đồ tư duy sẽ tạo ấn tượng, kích thích bộ não của bạn nhớ tốt hơn.

Khoa học đã chỉ ra rằng hình ảnh dễ nhớ hơn gấp 1000 lần chữ viết, vì thế sơ đồ tư duy thực sự là một công cụ quá tuyệt vời để ghi nhớ bài học hay phân tích chi tiết các tình huống trong công việc. Dưới đây là tổng hợp các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy tốt nhất mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn để phục vụ trong công việc cũng như học tập.

1. Coggle
Coggle

Coggle là ứng dụng chạy trên nền tảng web giúp bạn ra những sơ đồ vô cùng sinh động, đầy màu sắc. Sử dụng Coggle rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản và sau đó truy cập vào nền web là có thể thoải mái dùng. Điểm cộng cho công cụ vẽ bản đồ tư duy Online này là cho phép người dùng xem sản phẩm của mình mọi lúc mọi nơi, chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet là được.

Các tính năng nổi bật của Coggle như sau:

  • Tạo sơ đồ tư duy với các nút và các nhánh màu sắc.
  • Thêm các chú thích ở đầu các nút.
  • Thêm hình ảnh từ máy tính, không giới hạn hình ảnh.
  • Tương tác với các thành viên trong nhóm.
  • Download về máy tính với các định dạng phổ biến như PDF, PND, TEXT hoặc .mm files (tập tin mindmap).

Link truy cập: Coggle

2. Xmind

Xmind

Việc xây dựng bản đồ tư duy sẽ đơn giản hơn rất nhiều với ứng dụng Xmind, nó cũng được bình chọn là phần mềm bản đồ tư duy phổ biến nhất trên cộng đồng mạng. Không chỉ có các yếu tố quản lý, Xmind còn có khả năng nắm bắt được ý tưởng, làm rõ tư tưởng, quản lý thông tin phức tạp, và thúc đẩy đội ngũ cộng tác cho năng suất cao hơn.

3. Mindomo

Mindomo

Không chỉ phổ biến trên nền web, Mindomo còn hỗ trợ trên cả hai hệ điều hành AndroidiOS. Ứng dụng lập bản đồ tư duy Mindomo được đánh giá là đơn giản và và rất thân thiện với người dùng, nó có những chức năng rất mạnh như chia sẻ, phác thảo những dự án phức tạp,… Đây chắc chắn là ứng dụng quản lý ý tưởng và hỗ trợ công việc sáng tạo tuyệt vời cho công việc của bạn.

4. Edraw Mindmap (MindMaster)

Edraw Mindmap

Edraw Mind Map là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí cuối cùng mà chúng tôi muốn gợi ý tới các bạn. Ngoài công cụ phong phú, hình ảnh đầy màu sắc giúp bạn tạo ra những sơ đồ tư duy cơ bản thì bạn còn có thể tạo được những sơ đồ cao cấp như thời gian hoàn thành dự án, lập kế hoạch cuộc sống, phân tích SWOT và các bản phác thảo khác.

5. MindMup

MindMup
MindMup

Thanh công cụ MindMup rất dễ sử dụng, cung cấp các liên kết nhanh chóng cho tất cả những nhu cầu cơ bản của việc lập bản đồ tư duy, từ việc thay đổi màu của mỗi nút đến thêm văn bản chi tiết và file đính kèm. Nhưng chính khả năng xuất bản và chia sẻ bản đồ tư duy mới tạo nên sự khác biệt cho MindMup.

Trong khi nhiều công cụ lập bản đồ tư duy yêu cầu ít nhất một địa chỉ email trước khi bạn có thể sử dụng hệ thống của chúng, MindMup cho phép bất kỳ ai tạo và đăng bản đồ tư duy công khai mà không cần đăng ký. Bản đồ tư duy miễn phí sẽ tự động bị xóa sau 6 tháng. Nếu muốn đăng ký hoặc lưu bản đồ cá nhân, bạn phải trả $2,99 (69.000 đồng)/tháng cho MindMup Personal Gold.

6. MindMeister

MindMeister
MindMeister

MindMeister là một công cụ mạnh mẽ bao gồm mọi thứ từ các phím tắt nhanh đến khả năng nhúng video trực tiếp vào bên trong các nút. Các tính năng cộng tác của MindMeister cũng rất phong phú: Bạn có thể thêm các thành viên trong nhóm vào bản đồ tư duy của mình, ủng hộ và phản đối ý tưởng cũng như để lại nhận xét.

MindMeister thuộc sở hữu của chính nhóm phát triển đã tạo ra MeisterTask, một ứng dụng quản lý dự án kiểu kanban dựa trên web. Hai công cụ được tích hợp để bạn biến phiên động não của mình thành một dự án có thể hành động, chỉ định các mục riêng lẻ trên bản đồ tư duy cho những thành viên trong nhóm, theo dõi tiến độ nhiệm vụ và đồng bộ hóa tất cả với các bảng dự án khác bên trong MeisterTask.

7. Lucidchart

Lucidchart
Lucidchart

Lucidchart chủ yếu được biết đến như một ứng dụng vẽ lưu đồ (flowchart). Nó bao gồm tất cả các yếu tố bạn cần để tạo sơ đồ tư duy, nhưng cũng cho phép bạn làm lại và tinh chỉnh các ý tưởng của mình thành một sơ đồ có tổ chức, chi tiết. Bản thân việc tạo bản đồ tư duy rất đơn giản: Chỉ cần kéo và thả các hình dạng vào khung vẽ để thể hiện từng ý tưởng chính và phụ trong bản đồ tư duy của bạn. Sau đó, tạo kết nối trực quan bằng cách nhấp và kéo các dòng giữa những ý tưởng liên quan.

Khi đã tạo được sơ đồ tư duy cơ bản, bạn có thể chuyển sang các tính năng khác của Lucidchart để làm nổi bật những ý tưởng của mình và tinh chỉnh các kết nối giữa chúng. Ví dụ, bạn có thể quyết định nhập một số dữ liệu và tự động hóa các bước tiếp theo của dự án, cho dù điều đó có nghĩa là tạo sơ đồ trình tự UML, nhập file CSV hoặc liên kết các đối tượng trong sơ đồ với dữ liệu tồn tại trong Google Sheets.

8. Ayoa

Ayoa
Ayoa

Ayoa là phần tiếp theo của một trong những lựa chọn lập bản đồ tư duy trước đây, iMindMap. Nó được tạo ra bởi Chris Griffiths, một chuyên gia lập bản đồ tư duy, đã cộng tác với Tony Buzan, người chịu trách nhiệm phổ biến bản đồ tư duy vào những năm 1970.

Mở Ayoa ra và bạn có thể lựa chọn tạo Organic Map, Speed Map hoặc Radial Map.

Organic Map là bản đồ truyền thống nhất và bắt chước kiểu bạn vẽ bằng bút và giấy. Bạn không bị giới hạn trong việc chỉ đặt các từ vào hộp. Thay vào đó, bạn được khuyến khích gắn nhãn, kết nối các ý tưởng khác nhau. Đó là một quá trình tự nhiên hơn rất nhiều các ứng dụng khác.

Speed Map cũng tương tự, nhưng với một thiết lập rút gọn được thiết kế cho mục đích động não nhanh chóng. Bạn gần như buộc phải sử dụng các phím tắt, như Tab cho một nhánh con mới và Enter cho một nhánh mới tương đương, vì các nút để làm điều tương tự sẽ bị ẩn đi.

Radial Map là một cách tiếp cận hoàn toàn hiện đại để lập bản đồ tư duy. Thay vì các nút và đường thẳng, mọi ý tưởng đều trở thành một phần của chuỗi các vòng tròn đồng tâm. Đó là bản đồ tư duy vượt ra ngoài giới hạn của những gì có thể tưởng tượng được bằng giấy.

Ayoa không chỉ giới hạn trong việc lập bản đồ tư duy cơ bản. Các tính năng trò chuyện, cộng tác thời gian thực và quản lý tác vụ trở nên lý tưởng nếu bạn là thành viên của một nhóm nhỏ đang tìm cách hiện thực hóa ý tưởng của mình.

9. MindNode

MindNode
MindNode

Hầu hết các ứng dụng lập bản đồ tư duy đều là ứng dụng web và nếu có sẵn ứng dụng gốc, nó thực sự chỉ là một cái vỏ cho ứng dụng web. Sẽ tốt nếu bạn muốn cộng tác, chia sẻ và nhiều tính năng khác mà bạn có được với một dịch vụ trực tuyến, nhưng nếu bạn chỉ muốn một cách đơn giản để tự động não thì sao?

MindNode, một ứng dụng gốc dành cho Mac, iPhone và iPad, hoàn hảo cho người dùng Apple. Bắt đầu một bản đồ mới trên một thiết bị và nó ngay lập tức đồng bộ với các thiết bị khác của bạn bằng iCloud. Ứng dụng này rất dễ sử dụng (và mạnh mẽ) cho dù bạn muốn nhấn vào biểu tượng dấu cộng để thêm một nút mới trên iPhone hay nhấp vào nút đó trên máy Mac. Và vì nó là một ứng dụng gốc hoàn toàn, nên nếu không có kết nối Internet thì cũng chẳng có vấn đề gì.

MindNode cũng có một loạt các tính năng khác sẽ giúp bạn hài lòng nếu tham gia sâu vào hệ sinh thái của Apple, như ứng dụng Watch, hỗ trợ Apple Pencil và tích hợp với các ứng dụng phổ biến Apple Reminders, Things và OmniFocus. Chọn bất kỳ nút nào và nhấp vào Add Task để biến nó thành một mục việc cần làm. Hoặc nhấp vào menu chia sẻ và Export to Things (hoặc OmniFocus), sau đó bản đồ tư duy của bạn sẽ được chuyển đổi thành một dự án trong ứng dụng bạn đã chọn với tất cả những việc cần làm đã sẵn sàng. Đó là một cách tuyệt vời để biến một buổi động não thành một điều gì đó có thể hành động được.

10. Wisemapping

Wisemapping
Wisemapping

Wisemapping là một phần mềm lập bản đồ tư duy mã nguồn mở và miễn phí có thể được sử dụng bởi các cá nhân, chuyên gia, doanh nghiệp và nhà giáo dục để tạo bản đồ tư duy có thể nhúng. Nó có thể được cài đặt trên các máy chủ cục bộ và giấy phép của nó hoàn toàn miễn phí.

Wisemapping là một phần mềm dựa trên Java cung cấp cả không gian làm việc riêng tư và công cộng. Người dùng có thể có bản đồ tư duy của riêng họ và bản đồ được chia sẻ với các nhóm riêng biệt. Wisemapping hỗ trợ Windows, Linux, Mac (Phiên bản nguồn mở) và cũng có thể được truy cập trực tuyến (trong phiên bản đám mây của nó).

Những đặc điểm chính của Wisemapping bao gồm:

  • Trình tạo và biên tập chủ đề
  • Cho phép cộng tác nhóm trên bản đồ tư duy. Đồng thời, bạn và nhóm của bạn có thể làm việc trên một không gian làm việc duy nhất.
  • Xuất dưới dạng PDF, SVG và các định dạng hình ảnh khác
  • Chức năng kéo và thả để chèn hình ảnh, biểu tượng, v.v... vào bản đồ từ desktop
  • Khôi phục lịch sử bản đồ để xem tất cả các thay đổi trước đó
  • Tùy chỉnh kích thước văn bản, định dạng và kiểu nền
  • Thêm và mở rộng các nhánh ở nhiều định dạng khác nhau
  • Thêm màu vào các hộp chủ đề
  • Thêm viền và viền màu
  • Thêm các biểu tượng, biểu tượng cảm xúc vào bản đồ để làm cho bản đồ trở nên hấp dẫn hơn

Truy cập Wisemapping

Trên đây là top những phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Tất nhiên, mỗi phần mềm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, bạn hãy tìm hiểu thêm và lựa chọn cho mình một phần mềm phù hợp nhất để ứng dụng sơ đồ tư duy vào công việc, học tập nhé.

Xem thêm:

Thứ Tư, 07/04/2021 17:26
4,428 👨 109.286
0 Bình luận
Sắp xếp theo