Cách sử dụng Google Assistant trong các dự án IoT

Trong bài viết này, Quantrimang.com sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản cần thiết để tích hợp Google Assistant vào dự án IoT.

Hiện tại, Google Assistant có sẵn với điện thoại, loa, ô tô và thiết bị đeo trên người. Nhưng sau khi làm theo những bước này, bạn cũng có thể cấu hình Google Assistant với máy bay không người lái, dụng cụ cảm biến, đèn thông minh và nhiều thiết bị khác.

Đối với dự án bạn đã chọn, hãy truy cập trang web của nhà phát triển (link tham khảo: https://developers.google.com/) và đăng nhập bằng tài khoản Google Play Developer. Bạn phải trả phí đăng ký một lần là $25 (580.000VND) để trở thành nhà phát triển Google. Trong menu tìm kiếm sản phẩm, chọn “Actions on Smart Home”.

Bước 1: Tạo một hành động trong nhà thông minh

Bước đầu tiên, bạn cần xác định một hành động phù hợp mà người dùng có thể ra lệnh bằng giọng nói. Theo cách nói của Google, một hành động xác định hỗ trợ cho yêu cầu của người dùng (được thể hiện dưới dạng một ý định) và việc hoàn thành tương ứng để thực hiện yêu cầu.

Ví dụ, “bật đèn” hay “điều khiển máy bay không người lái” là một vài ví dụ có thể tạo thành hành động.

Để tìm code cho hành động, bạn có thể sử dụng ví dụ từ đầu đến cuối hoặc tạo dự án của riêng bạn trong cửa sổ điều khiển Actions (link tham khảo: https://console.actions.google.com/?pli=1).

Cửa sổ điều khiển Actions

Lưu ý: Bắt buộc phải sử dụng tài khoản Developer.

Tại trang web Google Developers, bạn có thể tìm thấy nhiều hành động mẫu như “handling user inputs” (xử lý những đầu vào của người dùng) hay “simple responses” (các phản hồi đơn giản). Chúng có thể được nhập vào bảng điều khiển Actions cho nhà thông minh.

Hành động mẫu

Những ví dụ từ đầu đến cuối cũng có sẵn dưới dạng kho GitHub (link tham khảo: https://github.com/actions-on-google). Đảm bảo bạn có máy chủ oAuth 2.0 công khai để liên kết tài khoản của mình.

Các ví dụ có sẵn trên GitHub

Bước 2: Xử lý những ý định trong nhà thông minh

Sau khi tạo một hành động nhà thông minh và hoàn thành chúng trên bảng điều khiển, bước tiếp theo là thử và nắm bắt ý định của người dùng bằng ngôn ngữ lập trình như Python. Điều này bao gồm cung cấp việc thực hiện và trả lại yêu cầu lỗi.

Xử lý ý định

Một vài trong số các phản hồi lỗi có thể bao gồm: authExpired (có nghĩa là thông tin đăng nhập đã hết hạn) và devicePackline (có nghĩa là mục tiêu không thể truy cập được và hết thời gian chờ).

Cuối cùng, việc thực hiện sẽ giảm thiểu bất kỳ sự chậm trễ nào giữa Google Assistant và API đám mây cho dự án.

Bước 3: Thực hiện đồng bộ yêu cầu

Sau khi tạo hành động cho nhà thông minh và thử nghiệm cho tất cả các ý định có thể có, bạn phải đồng bộ thiết bị của mình với bất kỳ ID người dùng Google nào. Đối với điều này, một yêu cầu đồng bộ cụ thể sẽ được gửi. Sau khi hoàn tất, người dùng có thể đồng bộ trực tiếp tài khoản Google của họ trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Thêm một thiết bị mới
  • Xóa một thiết bị hiện có
  • Đổi tên một thiết bị hiện có
  • Thay đổi vị trí thiết bị
  • Triển khai thực hiện một đặc điểm hoặc tính năng trên thiết bị mới

Bước 4: Triển khai trạng thái báo cáo

Một trong những tính năng quan trọng nhất của việc tích hợp Google Assistant với các thiết bị IoT là triển khai trạng thái báo cáo. Điều này hữu ích khi Google Assistant có thể trực tiếp tra cứu trạng thái người dùng trên mạng đối với thiết bị. Bằng cách này, nó không phải truy vấn lại để xác định quá trình hành động, do đó không có sự chậm trễ giữa yêu cầu và việc thực hiện của người dùng.

Một trạng thái báo cáo của người dùng có thể được xem trực tiếp trong “Home Graph”, có sẵn tại cửa sổ giao diện điều khiển.

Báo cáo trạng thái

Bước 5: Kiểm tra và gửi hành động

Từ bảng điều khiển Actions, bạn phải kiểm tra hành động của mình bằng một một trình giả lập có sẵn ngay tại đó. Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra, bạn có thể gửi hành động để tích hợp cuối cùng với thiết bị IoT.

Kiểm tra hành động

Ngoài 5 bước tiêu chuẩn được thảo luận ở đây, có thể có những bước bổ sung để tích hợp 2 yếu tố cảm ứng và giọng nói. Bằng cách xây dựng chính xác một hành động và thử nghiệm nó, bạn có thể tạo ra một thiết bị thông minh với Google Assistant.

Bạn đã thử dùng Google Assistant với các dự án IoT chưa? Nếu có, hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong phần bình luận dưới đây nhé!

Chúc bạn thực hiện thành công!

Thứ Hai, 03/06/2019 16:34
52 👨 1.070
0 Bình luận
Sắp xếp theo