Từ khóa global trong Python
Trong bài các biến Python lần trước, khi nhắc đến vấn đề thay đổi giá trị của biến toàn cục trong một hàm mình có nói phải dùng từ khóa Python là global
, nhưng chưa nói rõ cách dùng vì muốn dành riêng một bài để viết chi tiết về từ khóa này.
Từ khóa global
để làm gì và cách dùng nó trong Python ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Trong Python, từ khóa global
cho phép bạn chỉnh sửa biến bên ngoài phạm vi hiện tại. Nó được sử dụng để tạo biến global và thực hiện thay đổi cho biến trong bối cảnh cục bộ.
Quy tắc của từ khóa global trong Python
- Khi chúng ta tạo biến trong một hàm, nó mặc định là biến cục bộ.
- Khi chúng ta định nghĩa một biến bên ngoài hàm, nó mặc định là biến toàn cục. Bạn không cần phải sử dụng từ khóa global.
- Chúng ta sử dụng từ khóa
global
để đọc và viết biến toàn cục trong một hàm. - Sử dụng từ khóa
global
bên ngoài một hàm thì không có tác dụng gì cả.
Cách sử dụng từ khóa global trong Python
Ví dụ 1: Truy cập biến toàn cục từ trong một hàm
a = 1 # Biến toàn cục
def them():
print(a)
them()
Khi chạy code trên chúng ta nhận được đầu ra là 1. Tuy nhiên, có vài trường hợp chúng ta cần chỉnh sửa biến toàn cục từ bên trong hàm, đó chính là trường hợp mình nhắc đến từ đầu, vậy phải làm sao?
Ví dụ 2: Chỉnh sửa biến toàn cục trong một hàm
Giả sử ta cần sửa giá trị của a thành a + 9 trong hàm them()
, nếu viết code sau:
a = 1 # Biến toàn cục
def them():
a = a + 9
print(a)
them()
Bạn sẽ nhận được thông báo lỗi:
UnboundLocalError: local variable 'a' referenced before assignment
Đó là do chúng ta chỉ có thể truy cập vào biến toàn cục mà không thể chỉnh sửa nó trong một hàm. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng từ khóa global
. Khi đó, đoạn code trên sẽ được viết lại như sau:
a = 1 # Biến toàn cục
def them():
global a
a = a + 9
print("Trong them():", a)
them()
print("Trong main:", a)
Chạy code trên ta được kết quả đầu ra là:
Trong them(): 10
Trong main: 10
Ở đây, chúng ta định nghĩa a là một biến toàn cục trong hàm them()
, sau đó tăng giá trị của a
lên 9, tức là a = a + 9
. Sau đó, chúng ta gọi hàm them()
, cuối cùng, in biến toàn cục a
. Kết quả là thay đổi được thực hiện cho biến a trong hàm them()
cũng xảy ra trên biến toàn cục bên ngoài hàm, a = 10.
Ví dụ 3: Chia sẻ biến toàn cục global thông qua mô-đun trong Python
Trong Python, chúng ta tạo ra một mô-dun config.py để giữ các biến toàn cục và chia sẻ thông tin thông qua các mô-đun Python trong cùng một chương trình. Đây là cách chúng ta có thể chia sẻ biến toàn cục qua các mô-đun Python.
Tạo một file config.py để lưu trữ biến toàn cục:
a = 0
b = "rỗng"
Tạo một file update.py để thay đổi các biến toàn cục:
import config
config.a = 10
config.b = "Quantrimang.com"
Viết file main.py để kiểm tra sự thay đổi:
import config
import update
print(config.a)
print(config.b)
Khi chạy file main.py, đầu ra sẽ là:
10
Quantrimang.com
Ở đây, ta đã tạo ra 3 file là config.py, update.py và main.py. Mô-đun config.py lưu trữ 2 biến toàn cục là a
và b
. Trong file update.py chúng ta nhập mô-đun config.py và sửa đổi giá trị của biến a, b
. Tương tự trong file main.py, ta nhập cả 2 mô-đun config.py và update.py. Cuối cùng, chúng ta dùng lệnh in để kiểm tra xem giá trị của biến a và b đã được thay đổi hay chưa.
Ví dụ 4: Sử dụng biến toàn cục trong hàm lồng nhau
Trong ví dụ này bạn sẽ biết cách để sử dụng biến toàn cục trong hàm lồng nhau.
def ham1():
x = 20
def ham2():
global x
x = 25
print("Trước khi gọi ham2: ", x)
print("Đang gọi ham2")
ham2()
print("Sau khi gọi ham2: ", x)
ham1()
print("x trong main: ", x)
Chạy code trên ta được:
Trước khi gọi ham2: 20
Đang gọi ham2
Sau khi gọi ham2: 20
x trong main: 25
Ở đây, chúng ta khai báo biến toàn cục trong hàm lồng ham2()
. Trong ham1()
, x
không bị ảnh hưởng bởi từ khóa global
.
Trước và sau khi gọi hàm ham2()
, x
sẽ lấy giá trị của biến cục bộ là 20
. Bên ngoài hàm ham1(), x
sẽ lấy giá trị toàn cục, được khia báo trong ham2()
là 25
. Đây là do ta sử dụng từ khóa global
trong x
để tạo biến toàn cục trong ham2()
. Nếu chúng ta thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào cho x
trong ham2()
thì thay đổi sẽ xuất hiện bên ngoài phạm vi cục bộ.
Làm bài tập Python có giải để rèn luyện thêm bạn nhé.
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Cách sửa lỗi “There Was a Problem Resetting Your PC”
Hôm qua -
Hơn 100 bài tập Python có lời giải (code mẫu)
Hôm qua 33 -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Sửa lỗi ổ đĩa C bị chấm than vàng trên Windows 10
Hôm qua -
Yêu cầu cấu hình Windows 11, cấu hình phần cứng tối thiểu Win 11
Hôm qua 37 -
Giá Internet cáp quang quá cao, một người Mỹ tự mở nhà mạng riêng
Hôm qua -
Toán tử UNION ALL trong SQL Server
Hôm qua 3 -
Code Monster Slayer mới nhất và cách nhập code
Hôm qua