Học sử dụng máy tính bài 14 - Tìm hiểu về lưu trữ đám mây
Trong quá trình sử dụng máy tính hay Internet, chắc đã không ít lần bạn nghe đến các thuật ngữ như đám mây, điện toán đám mây hoặc bộ nhớ đám mây, lưu trữ đám mây. Nhưng chính xác thì đám mây là gì?
Nói một cách đơn giản, đám mây là Internet. Cụ thể hơn, đó là tất cả những thứ mà bạn có thể truy cập từ xa qua Internet. Khi bạn có thứ gì đó trong đám mây, điều đó có nghĩa là chúng đang được lưu trữ trên các máy chủ Internet thay vì ở ổ cứng máy tính của bạn.
Tại sao lại chúng ta lại sử dụng đám mây?
Một số lý do chính để sử dụng đám mây có thể kể đến là sự tiện lợi và mức độ tin cậy. Ví dụ: nếu bạn đã từng sử dụng dịch vụ email dựa trên web, chẳng hạn như Gmail hoặc Yahoo… thì tức là bạn đã sử dụng một vài dịch vụ đám mây rồi đó! Để hiểu rõ hơn, thử lấy ví dụ với dịch vụ thư điện tử email, tất cả các email trong một dịch vụ dựa trên web đều được lưu trữ trên máy chủ chứ không phải trên ổ cứng máy tính của bạn. Điều này có nghĩa là bạn có thể truy cập vào email của mình từ bất kỳ máy tính nào, miễn là có kết nối Internet. Cũng có nghĩa là bạn sẽ có thể dễ dàng khôi phục lại email của mình nếu có điều gì đó xảy ra với máy tính. Hãy xem xét một số lý do phổ biến để bạn nên sử dụng đám mây:
Lưu trữ dữ liệu: Bạn có thể lưu trữ tất cả các loại thông tin trong đám mây, bao gồm các loại tệp và email. Điều này có nghĩa là bạn có thể truy cập vào những dữ liệu này từ bất kỳ máy tính hoặc thiết bị di động nào có kết nối Internet, chứ không chỉ là từ những máy tính ở nhà hoặc ở công ty của bạn. Dropbox và Google Drive là một số dịch vụ lưu trữ dựa trên đám mây phổ biến nhất hiện nay.
Chia sẻ dữ liệu: Đám mây sẽ giúp bạn dễ dàng chia sẻ dữ liệu của mình với nhiều người khác cùng một lúc. Ví dụ: bạn có thể tải lên một số ảnh lên các dịch vụ lưu trữ ảnh dựa trên đám mây như Flickr hoặc iCloud Photos, sau đó chia sẻ chúng nhanh chóng với bạn bè và người thân.
Sao lưu dữ liệu: Bạn cũng có thể sử dụng đám mây để bảo vệ dữ liệu của mình. Chẳng hạn các ứng dụng như Mozy và Carbonite sẽ tự động sao lưu dữ liệu của bạn lên đám mây. Bằng cách này, nếu máy tính của bạn bị mất, bị đánh cắp hoặc bị hỏng, bạn vẫn có thể dễ dàng khôi phục lại các tệp này từ đám mây.
Ứng dụng web là gì?
Trước đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách các ứng dụng dành cho máy tính để bàn cho phép bạn thực hiện các tác vụ trên máy tính của mình. Ngoài ra cũng có các ứng dụng web (web applications) chạy trực tiếp trên đám mây mà không cần phải được cài đặt trên máy tính của bạn. Có rất nhiều trang web phổ biến nhất trên Internet hiện nay về bản chất là các ứng dụng web. Đôi khi bạn đã sử dụng một ứng dụng web mà không nhận ra, điều này khá phổ biến. Với mức độ phủ sóng ngày càng sâu rộng của Internet như hiện nay, các ứng dụng web ngay càng xuất hiện nhiều hơn và được ưa chuộng không kém gì những ứng dụng truyền thống. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số ứng dụng web nổi tiếng có thể kể đến như:
Facebook: Facebook là một mạng xã hội trực tuyến, cho phép bạn tạo một hồ sơ online (tài khoản) và tương tác với bạn bè của mình thông qua hồ sơ đó. Các thông tin về tài khoản và các hành động của bạn có thể được cập nhật bất cứ lúc nào, vì vậy Facebook sử dụng công nghệ ứng dụng web để cập nhật thông tin.
Pixlr: Pixlr là một ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh chạy ngay trên trình duyệt web của bạn. Giống như Adobe Photoshop, Pixlr hỗ trợ nhiều tính năng chỉnh sửa ảnh nâng cao và lưu trữ trực tuyến.
Google Docs: Google Docs là một bộ ứng dụng văn phòng chạy trong trình duyệt của bạn. Cũng giống như Microsoft Office, bạn có thể sử dụng nó để tạo tài liệu, bảng tính, bản trình bày và hơn thế nữa, chỉ khác ở chỗ để bạn phải cài đặt Microsoft Office trên máy tính của mình thì mới có thể sử dụng được, trong khi Google Docs không cần cài đặt và được sử dụng trực tuyến. Ngoài ra, các tệp văn bản trong Google Docs cũng sẽ được lưu trữ trên đám mây, hay vị bộ nhớ máy tính như Microsoft Office, giúp cho việc chia sẻ tài liệu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trên đây là các thông tin cơ bản về công nghệ lưu trữ đám mây trên Internet, ở bài học tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách bảo quản một hệ thống máy tính.
Xem thêm:
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Đấu Trường Chân Lý Mobile (TFT Mobile)
-
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
30 lời chúc sinh nhật chồng yêu ý nghĩa và ngọt ngào
Hôm qua 1 -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Những câu nói hay về mùa thu, lời chào mùa thu hay và ý nghĩa
Hôm qua -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua