Học sử dụng máy tính bài 19 - Sử dụng các công cụ trợ giúp được tích hợp sẵn
Việc gặp phải những sự cố trong quá trình sử dụng máy tính nói riêng, hay bất cứ thiết bị công nghệ nào khác nói chung là điều không thể tránh khỏi. Với những vấn đề nhỏ, chúng ta hoàn toàn có thể tự mình giải quyết, nhưng với các sự cố phức tạp, mọi người sẽ cần phải tìm đến những sự giúp đỡ. May mắn thay, hầu hết các chương trình trên máy tính đều có tính năng trợ giúp được tích hợp sẵn ở một mục nào đó, và việc học cách sử dụng các tính năng trợ giúp này có thể tạo ra những sự khác biệt lớn.
Các chương trình khác nhau cũng sẽ tích hợp các tính năng trợ giúp theo nhiều cách khác nhau. Một số giống như sách hướng dẫn tương tác đi kèm với chương trình mà bạn có thể mở bằng menu, trong khi một số khác lại chỉ là các liên kết đến trang web hỗ trợ của nhà phát triển, nhưng điểm chung là chúng luôn được tạo ra với cùng một mục đích duy nhất, đó là để giúp bạn tìm hiểu về các tính năng của chương trình và tự giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng.
Cách truy cập vào các công cụ trợ giúp được tích hợp sẵn.
Hầu hết các chương trình đều hỗ trợ một trong hai cách sau đây để bạn có thể truy cập được vào các công cụ trợ giúp được tích hợp sẵn. Ví dụ: Adobe Photoshop Elements có menu Help với nhiều tùy chọn khác nhau. Nhiều tùy chọn trong số này là các liên kết sẽ dẫn đến trang web hỗ trợ trực tuyến của Adobe và có thể được mở bằng trình duyệt web của bạn, trong khi các tùy chọn khác lại truy cập vào các tính năng được mở ngay trong chính chương trình.
Một vài chương trình khác lại có riêng một nút trợ giúp, thường nằm gần góc trên bên phải của cửa sổ và có biểu tượng dấu chấm hỏi. Ví dụ, Microsoft Office 2013 có biểu tượng dấu hỏi nhỏ ở góc trên bên phải, giúp mở các file trợ giúp.
Các tính năng của file trợ giúp
Các file trợ giúp có thể được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả mục lục, các câu hỏi thường gặp hoặc cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm.
Hộp tìm kiếm là công cụ hữu ích mà bạn sẽ thấy khi mở cửa sổ trợ giúp trong Office 2013. Giống như các công cụ tìm kiếm thông thường khác, bạn nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm và nó sẽ hiển thị các chủ đề có liên quan đến từ khóa mà bạn đã nhập.
Mục lục cho trang hỗ trợ của Mozilla là danh sách các danh mục lớn dưới dạng các siêu liên kết. Nhấp vào bất kỳ siêu liên kết nào trong số này đều sẽ dẫn đến danh sách các chủ đề hẹp hơn và các bài viết trợ giúp cụ thể cho từng vấn đề. Ngoài ra cũng sẽ có một thanh tìm kiếm ở trên cùng bên phải để bạn tìm kiếm các thông tin liên quan đến sự cố mà mình gặp phải.
Mặc dù các công cụ trợ giúp được tích hợp sẵn có thể hữu ích, nhưng nó không phải lúc nào cũng chứa đựng tất cả các thông tin mà bạn cần. Nếu bạn không thể tìm thấy những thông tin cho vấn đề mà mình đang gặp phải hoặc không thực sự hiểu rõ các thông tin được cung cấp, bạn có thể hỏi những người có chuyên môn, tìm kiếm trên Google (đặc biệt là các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng máy tính) hoặc liên hệ trực tiếp với nhà phát hành… Có thể mất thêm một chút thời gian và công sức, nhưng việc học cách tự tìm ra giải pháp cho các vấn đề là một kỹ năng rất có giá trị không chỉ trong công việc mà còn trong cả cuộc sống của bạn nữa.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Đấu Trường Chân Lý Mobile (TFT Mobile)
-
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Những câu nói hay về mùa thu, lời chào mùa thu hay và ý nghĩa
Hôm qua -
30 lời chúc sinh nhật chồng yêu ý nghĩa và ngọt ngào
Hôm qua 1