Học sử dụng máy tính bài 20 - Học cách sử dụng một chương trình mới
Có thể nói rằng từ khi bắt đầu làm quen cho đến khi đã sử dụng thành thạo được một hệ thống máy tính, đã có không ít lần chúng ta phải học cách sử dụng một chương trình hay một phần mềm mới. Thông thường, với những chương trình phức tạp, đòi hỏi đến cả một khóa học, từ cơ bản đến chuyên sâu như Microsoft Office thì mọi người thường tham gia vào các lớp học có trả phí. Tuy nhiên, với đa số những chương trình máy tính cơ bản, chúng ta đều có thể tự học một cách thủ công. Thế nhưng tự học cũng là một kỹ năng được tổng hợp và đúc kết qua những sự trải nghiệm, vậy tự học một chương trình máy tính ra sao, học như thế nào cho hiệu quả thì lại là một vấn đề mà chúng ta cần phải bàn tới trong bài học ngày hôm nay.
Kiên trì và biết cách vận dụng những trải nghiệm đã có!
Bắt đầu sử dụng một chương trình máy tính mới có thể không đơn giản, nhưng hãy nhớ rằng đừng bao giờ tự đánh giá thấp khả năng tự học của mình. Ngay cả khi những thông tin hiển thị trên màn hình trông hoàn toàn xa lạ, mọi kiến thức và kinh nghiệm mà bạn đã học được về máy tính và các chương trình khác sẽ giúp bạn tìm ra những việc cần làm tiếp theo. Nói cách khác thì đó là một quá trình làm quen, khi bạn dành nhiều thời gian hơn cho việc sử dụng một chương trình mới, dần dần bạn sẽ cảm thấy quen thuộc hơn với chương trình đó.
Tìm điểm tương đồng giữa chương trình mới với các chương trình mà bạn đã từng sử dụng
Điều đầu tiên mà bạn sẽ nên làm khi mở một chương trình mới là tìm kiếm các tính năng quen thuộc đã từng xuất hiện trên một chương trình nào đó mà bạn biết cách sử dụng. Bạn có thể không nhận ra, nhưng hầu hết các chương trình máy tính đều có một số tính năng cơ bản chung. Vì vậy, khi bạn đã học được cách sử dụng một chương trình nào đó, hãy cố gắng vận dụng những gì mình đã học được để làm quen với một chương trình mới mẻ. Ví dụ, rất nhiều các chương trình đều sử dụng chung một số phím tắt.
Ngoài ra, hầu hết chương trình nào cũng có các mục như Menu, Files và Edit… và các mục này cũng sẽ thường nằm ở cùng một vị trí, giả sử như ở đầu màn hình, dưới dạng các trình đơn (menu) thả xuống hoặc trên cùng một thanh công cụ chẳng hạn. Các mục File và Edit thường có xu hướng chứa các chức năng tương tự trong bất kỳ chương trình nào. Lấy một ví dụ đơn giản, nếu bạn biết chức năng Print xuất hiện trong menu Files của Microsoft Word, bạn sẽ có một ý tưởng hay về nơi có thể tìm kiếm được chức năng tương tự trong Google Drive chẳng hạn, như trong hình minh họa dưới đây:
Ngay cả khi bạn chuyển từ PC sang Mac hoặc ngược lại, các phím tắt hầu như sẽ vẫn được giữ nguyên. Cụ thể, bạn chỉ cần thay thế phím Command trên máy Mac bằng phím Ctrl trên PC. Ví dụ, phím tắt cho chức năng cắt là Ctrl + X trên PC, thì trên máy Mac sẽ là Command + X.
Kiểm tra thanh công cụ hoặc bảng ẩn
Giả sử rằng bạn đã cố gắng mày mò trên chương trình mới để tìm kiếm các chức năng quen thuộc, nhưng vẫn có một số ít mà bạn không thể tìm thấy, đừng bỏ cuộc mà mà hãy vận dụng kiến thức cũng như trực giác của mình. Nếu bạn tin rằng có một chức năng cụ thể nào đó đáng ra nên nằm trong mục này, đừng chần chừ, hãy thử mở mục đó ra xem sao! Đừng ngãi click vào những khu vực mà bạn chưa biết cách sử dụng. Nhiều chương trình có thanh công cụ, thanh bên cạnh hoặc bảng chọn có thể được ẩn hoặc hiển thị, và trên thực tế, chúng thường bị ẩn theo mặc định khi bạn khởi động chương trình để nhằm tạo một giao diện trực quan hơn, giúp người dùng đỡ bị rối mắt. Ví dụ, nếu bạn không thể tìm thấy tính năng mà mình cần, hãy thử nhấp vào mục View hoặc Window để kiểm tra thanh công cụ ẩn, cụ thể như được hiển thị trong hình ảnh của trình duyệt web Firefox bên dưới.
Làm thế nào nếu gặp phải khó khăn?
Nếu chương trình mà bạn đang cố gắng học cách sử dụng có nhiều yếu tố không quen thuộc, hoặc chỉ đơn giản là có một tính năng bạn mày mò mãi, thử nghiệm mãi mà vẫn chưa biết cách sử dụng, đừng vội nản chí! Vẫn có những cách khác để giúp bạn làm chủ được một kiến thức mới mẻ!
Sử dụng tính năng trợ giúp của trương trình
Các công ty phần mềm đều biết rằng hầu hết người dùng sẽ có câu hỏi về cách sử dụng các chương trình của họ, đó là lý do tại sao họ thường sẽ tích hợp sẵn các tính năng trợ giúp cũng như hướng dẫn sử dụng cụ thể cho người dùng. Bạn thường có thể truy cập vào tính năng trợ giúp của chương trình bằng cách nhấp vào menu Help (đôi khi được biểu thị bằng biểu tượng dấu chấm hỏi) ở đầu cửa sổ của chương trình. Trong mục này, bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn về cách thực hiện mọi thứ, mẹo sửa lỗi cũng như câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp. Một số tính năng trợ giúp thậm chí còn đi kèm với cả các liên kết đến diễn đàn trợ giúp trực tuyến, nơi người dùng có thể đăng tải những thắc mắc của mình và nhận lại được những câu trả lời đến từ những người dùng khác hoặc từ chính nhà phát triển. Hãy nhớ rằng khi bạn gặp phải một vấn đề thì rất có thể những người khác cũng đã từng gặp phải những vấn đề tương tự, vì vậy, tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để tìm ra phương án giải quyết cho những rắc rối của mình luôn là một cách làm thông minh.
Tìm kiếm thông tin trên Internet
Có thể nói vui rằng Internet hiện tại chính là cái kho chứa tri thức của cả nhân loại. Nếu bạn vẫn không tìm thấy câu trả lời cho nhấn đề của mình dù đã lục tung cả mục trợ giúp của chương trình, hãy thử tìm kiếm giải pháp trên Internet xem sao. Bạn sẽ có thể tìm thấy hướng dẫn hoặc những bài viết chia sẻ kinh nghiệm từ những người dùng khác, giải thích cách sử dụng chương trình. Thậm chí có cả những video hướng dẫn cụ thể, chi tiết nữa, vậy thì tại sao lại bỏ qua một kho kiến thức phong phú như vậy? Internet có thể giúp bạn giải quyết không chỉ những khó khăn bạn gặp phải trong học cách sử dụng một chương trình máy tính, mà còn là mọi vấn đề mà bạn gặp phải trong cuộc sống nữa!
Hãy tham khảo bài viết "Những thủ thuật tìm kiếm Google nhanh mà bạn nên biết" để học cách tìm kiếm thông tin trên Internet sao cho hiệu quả.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Cách ẩn danh sách bạn bè trên Facebook điện thoại, máy tính
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ảnh dưới chữ trong PowerPoint
Hôm qua -
CD Key CS các phiên bản, CD Key CS 1.1, Key CS 1.3, Key CS 1.6
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
Hướng dẫn đổi thông tin học sinh trên VnEdu
Hôm qua -
Cách trải nghiệm Apple Music trên máy tính Windows
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
Cách kích hoạt Dynamic Lighting trên Windows 11
Hôm qua -
Cách đếm ô checkbox trong Google Sheets
Hôm qua -
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
Hôm qua