Học sử dụng máy tính bài 8 - Tìm hiểu về các ứng dụng máy tính
Phần mềm ứng dụng (application software, viết tắt là application hoặc app) là một loại chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó mà người dùng muốn thực hiện. Nói một cách đơn giản, ứng dụng là một loại phần mềm cho phép bạn thực hiện các tác vụ cụ thể. Điều này khác với phần mềm hệ thống vốn được tích hợp các chức năng của máy tính, nhưng có thể không trực tiếp thực hiện một tác vụ nào có ích cho người dùng. Các ứng dụng cho máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay đôi khi được gọi là ứng dụng dành cho máy tính để bàn, trong khi các ứng dụng cho thiết bị di động được gọi là ứng dụng di động. Phần mềm ứng dụng được chia làm hai loại: Tiện ích và công cụ.
Khi bạn mở một ứng dụng, nó sẽ chạy bên trong hệ điều hành cho đến khi bạn đóng ứng dụng đó lại. Thường thì khi sử dụng máy tính bạn sẽ phải sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc, điều này được gọi là được gọi là đa tác vụ.
App là một thuật ngữ phổ biến để chỉ một ứng dụng, đặc biệt là đối với các ứng dụng đơn giản có thể được tải xuống dễ dàng hoặc thậm chí miễn phí. Nhiều ứng dụng cũng có sẵn cho các thiết bị di động và smart TV.
Ứng dụng trên máy tính để bàn
Có vô số ứng dụng trên máy tính để bàn và chúng được phát triển nhằm những mục đích khác nhau. Một số ứng có đầy đủ tính năng mà chúng ta có thể phải cần đến cả một khóa học để nắm được cách sử dụng chúng (ví dụ như Microsoft Word), trong khi một số khác lại rất đơn giản, chúng được tạo ra để phục vụ một hoặc hai tác vụ nhỏ (chẳng hạn như đồng hồ hoặc ứng dụng lịch). Dưới đây là một vài loại hình ứng dụng tiêu biểu mà bạn thường gặp trên các máy tính để bàn cũng như máy tính xách tay:
Các ứng dụng xử lý văn bản: Các ứng dụng xử lý văn bản cho phép người dùng soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, thiết kế các banner, khẩu hiệu cũng như tạo nhiều loại tài liệu khác. Bộ ứng dụng xử lý văn bản nổi tiếng nhất là Microsoft Word.
Trình duyệt web: Trình duyệt web là công cụ mà bạn sử dụng để truy cập Internet. Chúng là những phần mềm ứng dụng cho phép người dùng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web được mở từ một địa chỉ trên mạng Internet hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Ngoài ra, các trình duyệt web cũng sẽ đọc định dạng HTML để hiển thị thông tin, do vậy một trang web có thể hiển thị theo những cách thức khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.
Hầu hết các máy tính đều có trình duyệt web được cài đặt sẵn nhưng bạn cũng có thể tải xuống các trình duyệt khác nếu muốn. Ví dụ về các trình duyệt web phổ biến bao gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome và Safari.
Media player (hay còn được gọi là trình phát đa phương tiện) là một thuật ngữ đặc thù để chỉ những phần mềm máy tính có chức năng đọc các tập tin đa phương tiện. Hầu hết các trình đa phương tiện đều hỗ trợ một số các định dạng tập tin đa phương tiện phổ biến, trong đó có các tập tin audio (âm thanh số) và video (hình ảnh số). Các nhà sản xuất tạo ra các ứng dụng này thường chú trọng vào việc cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất về các định dạng mà họ tập trung hướng đến. Ví dụ, nếu bạn muốn nghe nhạc MP3 hoặc xem những đoạn videos mà mình đã tải xuống, bạn sẽ cần phải sử một dụng trình phát đa phương tiện. Windows Media Player và iTunes là những trình phát phương tiện phổ biến hiện nay.
Game: Game là các ứng dụng trò chơi giải trí trên máy tính. Các ứng dụng này sử dụng môi trường máy tính và hệ điều hành máy tính để tạo ra một hệ thống tương tác mà ở đó người chơi có thể có thể tương tác với các yêu cầu trong game. Hình thức phổ biến nhất hiện giờ của các trò chơi trên máy tính là trò chơi điện tử (video game).
Bênh cạch các trò chơi đơn giản như các trò chơi bài Solitaire, cũng có nhiều trò chơi hành động đòi hỏi rất nhiều sức mạnh tính toán, vì vậy nếu muốn chơi các trò chơi dạng này có thể bạn sẽ phải nâng cấp hệ thống máy tính của mình để đáp ứng được những yêu cầu về cấu hình của chúng.
Ứng dụng trên thiết bị di động
Một phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động, còn được gọi tắt là ứng dụng di động, hoặc chỉ là ứng dụng. Chúng là những phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Các ứng dụng di động thường có sẵn và được tải xuống thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng, bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple với App Store, Google với Play Store, Windows Phone Store, và BlackBerry App World. Đa số các ứng dụng di động đều miễn phí, trong khi một số khác sẽ yêu cầu bạn trả phí trước khi tải về máy.
Dưới đây là một vài ví dụ phổ biến về các ứng dụng dành cho thiết bị di động:
Gmail: Bạn có thể sử dụng ứng dụng Gmail để dễ dàng xem và gửi email từ thiết bị di động của mình. Nó có sẵn và miễn phí cho các thiết bị Android và iOS.
Instagram: Instagram là một ứng dụng mạng xã hội hình ảnh. Bạn có thể sử dụng Instagram để chia sẻ ảnh nhanh chóng với bạn bè và người thân của mình. Nó cũng có sẵn và miễn phí cho Android và iOS.
Duolingo: Duolingo là một ứng dụng giáo dục. Với sự kết hợp của các câu đố, trò chơi và các hoạt động khác, ứng dụng này có thể giúp bạn học các ngôn ngữ mới. Đây cũng là một ứng dụng miễn phí.
Cài đặt một ứng dụng mới
Mỗi máy tính và thiết bị di động sẽ thường được đi kèm với một số ứng dụng đã được tích hợp sẵn, chẳng hạn như trình duyệt web và trình phát đa phương tiện. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mua và cài đặt các ứng dụng mới để máy tính của mình có thêm nhiều chức năng hơn. Đối với các ứng dụng cho máy tính để bàn, quy trình cài đặt sẽ tùy thuộc vào từng ứng dụng và sẽ được hướng dẫn cụ thể bởi các nhà phát triển. Trong khi đó, các ứng dụng di động thường sẽ được tự động cài đặt sau khi tải về.
Xem thêm:
Bạn nên đọc
Cũ vẫn chất
-
Cách trải nghiệm Apple Music trên máy tính Windows
Hôm qua -
Hướng dẫn đổi thông tin học sinh trên VnEdu
Hôm qua -
CD Key CS các phiên bản, CD Key CS 1.1, Key CS 1.3, Key CS 1.6
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
Cách đếm ô checkbox trong Google Sheets
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
Cách ẩn danh sách bạn bè trên Facebook điện thoại, máy tính
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ảnh dưới chữ trong PowerPoint
Hôm qua -
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
Hôm qua -
Cách kích hoạt Dynamic Lighting trên Windows 11
Hôm qua