Cách nhận biết ổ cứng SSD là hàng thật hay nhái

SSD (ổ cứng thể rắn) được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng làm ổ chứa hệ điều hành cho máy tính nhằm làm giảm thời gian khởi động máy, khởi động chương trình. Tuy nhiên, có một vấn đề mà nhiều người băn khoăn là với mức giá ngày một dễ chịu của chúng thì không biết chất lượng của những chiếc ổ cứng SSD này như thế nào?

Thực tế trên thị trường hiện nay, ổ cứng SSD nhái đang xuất hiện tràn lan với nhiều thủ đoạn tinh vi nên người dùng rất dễ bị đánh lừa. Những chiếc SSD nhái có kiểu dáng bao bì và sản phẩm rất giống so với hàng thật, nhưng cho tốc độ và độ bền kém hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt ổ SSD là hàng thật hay nhái? Ngay sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số mẹo nhỏ giúp bạn tránh mua phải ổ cứng SSD kém chất lượng.

Ổ SSD giả là gì?

SSD giả, đúng như tên gọi của chúng, là những ổ tốc độ thấp, thường có bộ lưu trữ eMMC bên trong, được đóng gói trong hộp đựng SSD. Đôi khi, ổ SSD giả có thể là một vài thẻ TF hoặc thẻ nhớ microSD được kết nối với bảng điều khiển hiển thị dưới dạng ổ SSD khi cắm vào máy tính.

Bộ lưu trữ USB SSD ngoài trên bàn

Mặc dù eMMC không hẳn là tệ nhưng so với SSD, nó lại thua xa về tốc độ truyền dữ liệu, độ tin cậy và dung lượng lưu trữ. Điều tương tự cũng xảy ra với ổ SSD giả có thẻ TF bên trong.

Những ổ này có thể được lập trình để hiển thị dung lượng giả và trong một số trường hợp, thậm chí còn hoạt động tương ứng. Điều này có nghĩa là nếu một ổ SSD giả có dung lượng 32GB và được lập trình lại để hiển thị dung lượng 1TB, nó sẽ bắt đầu ghi đè mọi dữ liệu cũ ngay khi dung lượng thực tế của nó bắt đầu đầy.

Điều này có nghĩa là ổ SSD giả là cơn ác mộng đối với vấn đề bảo mật dữ liệu và trong hầu hết các trường hợp sẽ gây mất dữ liệu mà không thể khôi phục. Chúng cũng kém về mặt hiệu suất, thường cho thấy tốc độ truyền dữ liệu bằng hoặc thậm chí thấp hơn ổ cứng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng cũng là một thảm họa về độ tin cậy và có thể bị lỗi mà không có bất kỳ cảnh báo hoặc dấu hiệu nào.

Cách phát hiện ổ SSD giả

Sử dụng ổ SSD giả trên máy tính của bạn có thể gây ra nhiều vấn đề. May mắn thay, việc phân biệt ổ SSD giả với ổ SSD thật không quá khó khăn.

1. Kiểm tra bao bì

Một trong những bước đầu tiên để xác định SSD có phải hàng giả hay không là kiểm tra bao bì và thông số kỹ thuật một cách cẩn thận. Thông thường, ổ SSD giả có bao bì kém chất lượng, có nhiều lỗi chính tả hoặc có thông số kỹ thuật vô lý.

Ví dụ, nếu bạn thấy ổ SSD của một công ty giấu tên tuyên bố dung lượng lưu trữ 512GB với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 15GB/giây được bán với giá 10 USD thì rất có thể đó là hàng giả.

SSD P3 Plus M.2 Gen4 Crucial
SSD P3 Plus M.2 Gen4 Crucial

Nhiều ổ SSD giả cũng được bán dưới các thương hiệu nổi tiếng như Kingston, Crucial, Samsung, Micron và Western Digital, v.v... Ngay cả bao bì có vẻ hoàn hảo và các thông số kỹ thuật được đề cập không có vấn đề, bạn vẫn có thể phân biệt thật giả dựa vào mức giá mà ổ được bán.

Cuối cùng, ổ SSD có thương hiệu cũng đi kèm số sê-ri mà bạn có thể kiểm tra trên trang web của nhà sản xuất. Nếu ổ SSD của bạn không có số sê-ri hoặc không được kiểm tra dựa trên cơ sở dữ liệu của nhà sản xuất thì gần như chắc chắn bạn đang gặp phải ổ SSD giả.

Vấn đề là đảm bảo rằng bạn xem qua các thông số kỹ thuật của ổ, trực tiếp kiểm tra bao bì nếu có thể và đảm bảo rằng mọi thứ không sai hoặc tốt đến mức khó tin.

2. Kiểm tra phần cứng

Bước thứ hai là kiểm tra vật lý ổ. Vỏ có cảm giác rẻ tiền hoặc ổ quá nhẹ đều là những dấu hiệu cho thấy bạn có ổ SSD giả trên tay. SSD giả thường cũng sẽ ọp ẹp, trong khi sản phẩm chính hãng thường cho cảm giác cứng cáp. Một chút phản hồi xúc giác từ việc kiểm tra thực tế ổ có thể cho bạn ý tưởng khá hay về tính xác thực của nó.

Kiểm tra tem phân phối trên ổ cũng là một ý tưởng hay, vì những tem này sẽ chứng minh tính xác thực của ổ khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không có tem phân phối ở phía sau ổ hoặc tem bị mờ và có một số lỗi nào đó trên đó thì rất có thể ổ đó là giả.

Một người đàn ông cầm ổ SSD trong tay

Hai dấu hiệu nhận biết khác cần chú ý là lớp sơn bóng trên ổ và sự tồn tại của các cell NAND. Hầu hết các ổ thương hiệu đều có lớp sơn bóng phía trên. Mặc dù điều này không ảnh hưởng đến hiệu suất của ổ, nhưng ổ có bề mặt mờ có thể cho thấy đó là một biện pháp tiết kiệm chi phí và nhiều khả năng đó là ổ giả.

Ngoài ra, hầu hết các ổ SSD M.2 sẽ có cell NAND trên đó. Mặc dù số lượng cell NAND chính xác không quan trọng khi nói đến tính xác thực, nhưng sự tồn tại của chúng có thể giúp xác định rằng ổ của bạn là SSD chứ không chỉ là thẻ TF hoặc vỏ eMMC.

3. Chạy phân tích phần mềm

Phân tích phần mềm và sử dụng ổ cho đến nay là những cách chính xác nhất để đánh giá xem ổ SSD có phải là thật hay không. Bạn cũng không cần các chương trình đắt tiền hoặc những lệnh terminal phức tạp cho việc này.

Đầu tiên, sao chép một vài file lớn vào ổ và kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu. Bạn có thể tham khảo chéo tốc độ bạn nhận được với các ổ khác trong cùng tầm giá để xem liệu bạn có nhận được tốc độ truyền dữ liệu tốt hay không.

Lắp đặt SSD M.2

Bạn cũng có thể thử chạy một số chương trình hoặc game trên ổ SSD mà bạn đang thử nghiệm. Nếu ổ là giả, hiệu suất giảm và thời gian load tăng lên trong game sẽ gần như ngay lập tức biến mất.

Việc load một số game lớn vào ổ cũng sẽ giúp bạn kiểm tra xem nó có thực sự có dung lượng như mong đợi hay không. Như đã đề cập ở trên, các ổ nhỏ hơn được lập trình để hiển thị với dung lượng lớn hơn khi cắm vào máy tính sẽ thay thế dữ liệu cũ khi chúng gần đạt đến giới hạn lưu trữ.

Vì vậy, nếu bạn đang sao chép game 120GB trên ổ SSD giả 32GB được lập trình để hiển thị dung lượng 1TB, thì sau này bạn sẽ gặp vấn đề khi chạy game, vì tất cả các file cần thiết đều không có trên ổ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ vì tất cả các file đã được truyền thành công hoặc nếu bạn không thể xác minh dung lượng lưu trữ của SSD thì điều đó không tự động biến nó thành SSD thực sự.

Hy vọng với những mẹo này các bạn lựa sẽ chọn cho mình được một chiếc ổ SSD ưng ý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số 8 ổ cứng SSD tốt nhất cho máy tính Windows, những gợi ý này sẽ giúp bạn có được lựa chọn tốt nhất.

Xem thêm:

Thứ Tư, 16/10/2024 18:01
54 👨 15.310
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Tú Anh
    Tú Anh Bạn ơi , mình có đọc dc bài viết của b về cách sửa lỗi màn hình xanh , nhưng trong các lỗi mà bạn up ở phần lỗi vs Windows 7 thì ko có mã lỗi xuất hiện ở máy mình , thì liệu có cách nào để mình liên lạc và hỏi bạn thêm về cách xử lí ko ạ
    Thích Phản hồi 17/10/23
    ❖ Kiến thức sử dụng