Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 22: Giới thiệu về tính năng Fill Content Aware
QuanTriMang - Trong bài tiếp theo của series hướng dẫn kỹ thuật về Photoshop, chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo và tìm hiểu thêm về 1 trong những tính năng mới: Content-Aware Fill. So với Content-Aware Healing thì chức năng của chúng gần giống như nhau, điểm khác biệt duy nhất là cách sử dụng sao cho hiệu quả và phù hợp với bối cảnh. Dựa trên cơ chế làm việc và phân tích các phần nội dung chính của bức ảnh, để đưa ra phương án loại bỏ những chi tiết thừa trong vùng chọn. Nếu chỉ nói về lý thuyết thì rất khó để hình dung ra được sự khác biệt của Spot Healing Brush và Content-Aware Fill, do vậy hãy bắt tay vào thực hành.
Ảnh mẫu sử dụng trong bài thử nghiệm này
Nếu muốn xóa bỏ hình ảnh của chiếc cột theo cách thông thường, thì phải sử dụng công cụ Clone Stamp Tool, chọn vùng hình mẫu bên cạnh và thay thế vào các phần tương ứng. Nhưng hãy xem Content-Aware Fill của Adobe Photoshop CS5 có thể làm được những gì. Trước tiên, nhấn Ctrl + J (Windows) hoặc Command + J (Mac) để tạo bản copy của bức ảnh đang chọn.
Để phân biệt dễ hơn giữa các lớp này, chúng ta hãy đổi tên sao cho dễ nhớ. Như ví dụ tại đây là content-aware fill:
Để sử dụng Content-Aware Fill, chúng ta phải tạo 1 vùng chọn trước tiên xung quanh chi tiết chính cần loại bỏ hoặc thay thế. Như ở đây, hãy chọn Polygonal Lasso Tool trong danh sách:
Vẽ xung quanh chi tiết chính, ở đây là chiếc cột:
Sau đó, chọn menu Edit > Fill:
Chọn tiếp Content-Aware trong phần Use, nhấn OK:
Nếu trong các phiên bản Adobe Photoshop CS4 hoặc trước đó, tất cả những gì có thể làm với vùng lựa chọn là đổ màu hoặc mẫu có sẵn, nhưng với tính năng Content-Aware này, Photoshop đã có thể kiểm tra, phân loại các phần chi tiết trong bức ảnh, so sánh trong và ngoài vùng chọn, và cuối cùng là “biến” chúng thành 1 khối duy nhất, không còn chi tiết nào được coi là thừa. Ví dụ như tại đây, sau khi bấm OK, bức ảnh sẽ trở thành như sau:
Các bạn có thể thấy, rất đơn giản và dễ dàng, chúng ta gần như không phải tốn chút công sức nào mà vẫn đảm bảo hiệu quả như ý muốn. Nhưng nếu để ý kỹ thì vẫn còn một số chi tiết bị hòa trộn hơi nhiều, kết quả của quá trình lặp những hình mẫu liền nhau. Việc khắc phục những chi tiết này không quá phức tạp với các công cụ quen thuộc như Healing Brush hoặc Clone Stamp Tool.
Tại bước này, chúng ta sẽ tiếp tục với 1 chi tiết nho nhỏ nữa, đó là hình đám cỏ ở phần dưới bức ảnh. Lần này, các bạn hãy sử dụng Lasso Tool:
Và áp dụng Content-Aware thêm 1 lần nữa:
Nếu kết quả đạt được không thực sự như ý, nhấn Ctrl + Z (Windows) hoặc Command + Z (Mac), sau đó áp dụng lại Content-Aware Fill thêm lần nữa. Vì mỗi lần sử dụng, bộ lọc sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Hãy tiến hành nhiều lần cho tới khi những chi tiết trong ảnh trông thật sự tự nhiên và hài hòa. Chúc các bạn thành công!
Bạn nên đọc
-
Cách thêm hiệu ứng spotlight phía sau chủ thể bằng Adobe Camera Raw
-
Cách tạo hiệu ứng phim 3D cổ điển trong Photoshop
-
Cách sử dụng Visual Intensity trong Adobe Firefly để có hình ảnh chi tiết hơn
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 29: Tạo hiệu ứng phóng to trong bức ảnh
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 27: Tạo hiệu ứng Motion trên đối tượng bất kỳ
-
Cách sử dụng bộ lọc Oil Paint trong Photoshop để biến ảnh thành tranh vẽ
-
Cách dán hình ảnh vào vùng chọn trong Photoshop
-
Cách tạo hiệu ứng poster cho ảnh trong Photoshop
Cũ vẫn chất
-
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
Hôm qua -
Cách kích hoạt Dynamic Lighting trên Windows 11
Hôm qua -
Tổng hợp cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn nhất
Hôm qua -
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
Hôm qua -
Hướng dẫn chơi Rung Cây vàng Trúng Cây vàng trên My Viettel
Hôm qua -
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?
Hôm qua