Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 27: Tạo hiệu ứng Motion trên đối tượng bất kỳ
Quản Trị Mạng - Trong phần tiếp theo của loạt bài hướng dẫn về hiệu ứng trong Photoshop, chúng tôi sẽ trình bày một số thao tác cơ bản để tạo Motion dựa trên nhiều lớp của đối tượng, đi kèm với đó là chế độ Blend và tùy chỉnh độ Opacity.
Ảnh nguồn: Fotolia
Và đây là kết quả cuối cùng sau khi các bạn thực hiện thành công bài hướng dẫn:
Việc trước tiên cần làm là lựa chọn đối tượng chính để áp dụng trong bức ảnh qua các công cụ như: Lasso Tool, Quick Selection Tool, Pen Tool... Trong bài vi dụ này, chúng tôi sử dụng công cụ Quick Selection Tool từ bảng điều khiển chính:
Chọn Quick Selection Tool và di chuột để chọn những phần của đối tượng chính (ở đây là hình vận động viên). Tùy từng bức ảnh, các họa tiết và màu sắc, các bạn hãy sử dụng công cụ sao cho phù hợp và chính xác nhất có thể:
Sau đó, các bạn chọn menu Layer > New > Layer via Copy, hoặc nhấn phím tắt Ctrl + J (Windows) / Command + J (Mac):
Nếu nhìn vào bức ảnh, chúng ta sẽ thấy chẳng có gì khác, nhưng Photoshop đã tạo mới 1 bản copy của đối tượng đang được lựa chọn trên 1 Layer, và tự động đặt tên là Layer 1 ở bên trên Layer gốc:
Sau đó, hãy tiếp tục tạo thêm 1 lớp copy mới bằng thao tác tương tự như vậy. Lúc này, chúng ta sẽ có 2 Layer copy như hình dưới:
Để tiếp tục, chúng ta chọn Layer 1:
Sử dụng công cụ Move Tool hoặc nhấn phím tắt V:
Sau đó, các bạn hãy di chuyển đối tượng chính theo hướng định tạo hiệu ứng Motion. Ví dụ cụ thể như hình dưới:
Thay đổi chế độ Blend Mode tại cửa sổ Layer từ Normal thành Soft Light:
Và kết quả là chúng ta sẽ có hình ảnh mờ ảo của đối tượng chính như sau:
Vẫn lựa chọn Move Tool, nhấn và giữ Alt (Windows) hoặc Option (Mac), sau đó nhấn vào phần bên trong bức ảnh và di chuyển theo hướng như trên với khoảng cách xa hơn 1 chút:
Sau khi nhìn vào bảng điều khiển Layer, chúng ta sẽ thấy 3 lớp copy của đối tượng chính hiển thị. Việc tiếp theo cần làm là thay đổi độ Opacity của những lớp này sao cho phù hợp (khoảng 65%):
Kết quả tiếp theo tại bước này:
Tùy vào từng bức ảnh và nhu cầu cụ thể của các bạn, hãy lặp lại những thao tác trên cho tới khi đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Và hãy lưu ý rằng độ Opacity của những Layer sau luôn phải nhỏ hơn Layer trước:
Và đây là kết quả chúng ta trong bài thử nghiệm này:
Rất đơn giản và dễ dàng, chỉ với vài thao tác cơ bản là chúng ta đã tạo được 1 tác phẩm như ý muốn với hiệu ứng khá lạ mắt và đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn thành công!
Bạn nên đọc
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 3: Giới thiệu Layers
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 4: Các menu cơ bản
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 9: Xóa bỏ những hình nền phức tạp trong Photoshop
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 5: Chỉnh sửa ảnh
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 29: Tạo hiệu ứng phóng to trong bức ảnh
-
Cách sử dụng bộ lọc Oil Paint trong Photoshop để biến ảnh thành tranh vẽ
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 2: Các Panel
-
Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 28: Tạo bong bóng trong bức ảnh
-
Cách tạo hiệu ứng poster cho ảnh trong Photoshop
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?
Hôm qua -
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
Hôm qua -
Hướng dẫn chơi Rung Cây vàng Trúng Cây vàng trên My Viettel
Hôm qua -
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
Cách kích hoạt Dynamic Lighting trên Windows 11
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Tổng hợp cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn nhất
Hôm qua -
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
Hôm qua