Tìm hiểu về Driver Verifier trong Windows 10

Windows có công cụ "Driver Verifier" có thể giúp kiểm tra driver cho thiết bị của bạn. Nó phát hiện các driver xấu, vì bất kỳ vấn đề nào được tìm thấy cũng có thể gây ra một màn hình xanh chết chóc ngay lập tức. Do đó, hầu hết người dùng máy tính nên cẩn thận.

Tiện ích này đã có từ Windows 2000 và XP, và ngày nay, nó vẫn là một phần của Windows 10.

Driver Verifier

Driver Verifier chủ yếu dành cho nhà phát triển

Theo tài liệu ghi chú dành cho nhà phát triển của Microsoft, Driver Verifier là một công cụ hữu ích cho các nhà phát triển đang tạo và kiểm tra các driver cho thiết bị. Công cụ này giúp các nhà phát triển tìm ra các vấn đề với driver và khắc phục chúng.

Driver Verifier có thể thực hiện một loạt các kiểm tra mà Microsoft liệt kê trên trang web của nó. Ví dụ, Driver Verifier có thể phân bổ hầu hết các yêu cầu bộ nhớ cho driver từ một nhóm bộ nhớ được lựa chọn, và theo dõi bộ nhớ đó để tìm các vấn đề. Driver Verifier có thể khiến các yêu cầu bộ nhớ ngẫu nhiên không thể kiểm tra xem driver có hoạt động đúng trong các tình huống sử dụng tài nguyên thấp hay không. Driver Verifier cũng có thể kiểm tra lỗi rò rỉ bộ nhớ, lỗ hổng bảo mật và các vấn đề khác.

Đây là một công cụ hữu ích cho các nhà phát triển, nên người dùng thông thường gần như chắc chắn không sử dụng đến nó. Công cụ này chỉ nhấn mạnh việc kiểm tra phần mềm driver cho thiết bị. Nó không nhấn mạnh vào phần cứng, vì vậy nó có thể không tìm thấy bất kỳ vấn đề nào, ngay cả khi bạn có một thành phần phần cứng gặp vấn đề.

Driver của máy tính có thể được kiểm tra toàn diện

Trên hệ thống Windows hiện đại, bạn gần như chắc chắn đã sử dụng các driver được xác minh. Các phiên bản Windows 10 64-bit hiện đại cũng yêu cầu các driver đã xác minh. Các driver đã xác minh này phải trải qua quá trình kiểm tra Windows Hardware Quality Labs (WHQL) và chúng sẽ khá ổn định.

Khi bạn chạy Driver Verifier, bạn có thể yêu cầu nó chỉ kiểm tra các driver chưa được xác minh. Rất có thể Driver Verifier sẽ thông báo cho bạn rằng, bạn không có driver nào chưa được xác minh trên hệ thống.

Kiểm tra driver

Driver Verifier có thể gây ra sự cố

Nếu máy tính của bạn vẫn hoạt động tốt, không có lý do gì để chạy Driver Verifier, trừ khi bạn đang phát triển một driver. Ngay cả khi nó phát hiện ra vấn đề, Driver Verifier cũng vẫn nhấn mạnh vào các driver. Đó là loại thử nghiệm nghiêm ngặt, gần như chắc chắn sẽ tìm thấy một số vấn đề với driver nếu có, ngoại trừ những driver không có khả năng gây ra bất kỳ vấn đề thực sự, nếu sử dụng thường xuyên.

Driver Verifier cũng có thể khiến Windows bị lỗi. Nếu tìm thấy sự cố với một driver, bạn sẽ thấy màn hình xanh chết chóc. Tài liệu của Microsoft cho biết bạn không nên chạy công cụ này trên máy tính thông thường. Nó cho biết rằng "bạn chỉ nên chạy Driver Verifier trên máy tính thử nghiệm hoặc máy tính bạn đang kiểm tra và gỡ lỗi". Nó không có nghĩa là một công cụ giúp người dùng thường xuyên kiểm tra vấn đề về driver trong hệ thống sản xuất.

Nếu cài đặt Driver Verifier của bạn gây ra màn hình xanh chết chóc mỗi khi PC boot, bạn có thể không boot được bình thường. Bạn có thể thử khởi động lại ở Safe Mode và tắt Driver Verifier.

Khi nào bạn có thể muốn chạy Driver Verifier?

Nếu bạn gặp sự cố màn hình xanh chết chóc và các sự cố hệ thống khác hay bạn nghi ngờ một driver bị lỗi có thể là vấn đề, bạn có thể chạy Driver Verifier để biết thêm thông tin. Ví dụ, nếu bạn chạy Driver Verifier và thấy thông báo lỗi màn hình xanh chết chóc, BSOD có thể cho bạn biết tên file của driver, điều này sẽ cho bạn biết driver nào gây ra sự cố. Driver này có khả năng là driver gây ra các sự cố khác trên hệ thống.

Tuy nhiên, có hai vấn đề với điều này. Đầu tiên, đó có thể là do tuổi thọ của driver được thử nghiệm. Lỗi hệ thống có nhiều khả năng được gây ra do lỗi phần cứng, phần mềm độc hại hoặc hệ điều hành bị lỗi, chứ không phải do driver thiết bị. Thứ hai, bạn có thể điều tra lý do căn bản của BSOD, thứ đã bắt đầu toàn bộ mớ hỗn độn hiện tại, và nó có thể sẽ dẫn bạn đến driver bị lỗi nếu có.

Nếu gần đây bạn đã cập nhật một driver cụ thể và bạn đang gặp sự cố, driver đó có thể là nguyên nhân. Nhưng bạn có thể dễ dàng quay trở lại khắc phục driver đó hoặc thực hiện khôi phục hệ thống. Cả hai đều giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với việc sử dụng Driver Verifier.

Nếu bạn đang muốn xác định một driver xấu gây ra vấn đề, tất cả những gì bạn có thể làm là thử phiên bản khác của driver thiết bị đó và hy vọng vấn đề về driver sẽ được khắc phục. Nếu không hãy gỡ thiết bị phần cứng liên quan khỏi PC của bạn.

Làm thế nào để chạy Driver Verifier?

Cảnh báo: Trước khi chạy công cụ này, bạn nên tạo điểm khôi phục hệ thống. Bạn có thể khôi phục từ điểm này nếu bạn gặp phải sự cố nghiêm trọng.

Bạn thực sự có thể chạy công cụ này nếu muốn (nhưng như đã cảnh báo, bạn không nên làm điều này). Để làm như vậy, hãy mở cửa sổ Command Prompt hoặc PowerShell với quyền Admin. Trên Windows 10, nhấp chuột phải vào nút Start và chọn “Windows PowerShell (Admin)”.

Mở PowerShell quyền Admin

Nhập verifier tại dấu nhắc rồi nhấn Enter.

(Bạn cũng có thể chỉ cần mở menu Start trên Windows 10, nhập verifier vào hộp tìm kiếm trong menu Start và nhấn Enter. Nhưng tài liệu chính thức của Microsoft khuyên bạn nên sử dụng dòng lệnh vì một số lý do).

Nên sử dụng dòng lệnh

Chọn “Create standard settings” và sau đó nhấp vào “Next”.

Thay vào đó, bạn có thể chọn “Create custom settings (for code developers)”, nếu bạn muốn chọn các kiểm tra riêng lẻ để áp dụng cho driver của mình.

Chọn các kiểm tra

Chọn driver bạn muốn kiểm tra. "Automatically select unsigned drivers" sẽ kiểm tra bất kỳ driver chưa xác minh nào trên hệ thống. “Automatically select drivers built for older versions of Windows” sẽ kiểm tra bất kỳ driver nào được thiết kế cho phiên bản Windows cũ hơn. Một danh sách các loại driver sẽ được hiển thị sau khi bạn chọn tùy chọn này. Trên PC hiện đại, có nhiều khả năng Windows sẽ cho biết bạn hệ thống chưa cài đặt driver nào.

Các tùy chọn

Bạn cũng có thể chọn "Select driver names from a list" để xem danh sách các driver đã cài đặt của mình và chọn các driver riêng lẻ.

Để kiểm tra kỹ càng nhất, bạn thậm chí có thể chọn "Select driver names from a list" để kiểm tra mọi thứ.

Có thể bạn sẽ không cần phải kiểm tra bất kỳ driver nào của Microsoft có trong Windows. Để tránh các driver của Microsoft, chọn “Select driver names from a list” và chọn các driver không được cung cấp bởi “Microsoft Corporation”.

Sau khi bạn đã chọn driver muốn kiểm tra, hãy nhấp vào “Finish”. Bạn sẽ phải khởi động lại máy tính của mình trước khi quá trình kiểm tra bắt đầu.

Khởi động lại máy tính

Sau khi khởi động lại, Driver Verifier sẽ bắt đầu kiểm tra driver của bạn trong chế độ nền. Một số loại vấn đề liên quan đến driver sẽ dẫn đến sự cố ngay lập tức, trong khi các vấn đề khác có thể không xuất hiện dấu hiệu gì, cho đến sau khi bạn sử dụng PC của mình được một thời gian.

Bạn sẽ biết nếu có sự cố được tìm thấy vì máy tính của bạn sẽ gặp sự cố và bạn sẽ thấy thông báo lỗi màn hình màu xanh lam. Lỗi trên màn hình có thể hiển thị thêm thông tin về file driver chính xác gây ra sự cố, và bạn cũng có thể tìm thông tin về màn hình màu xanh chết chóc bằng cách kiểm tra kết xuất bộ nhớ Windows, được tạo sau khi máy tính của bạn hiển thị BSOD.

Cách tắt Driver Verifier

Tắt Driver Verifier

Để biết cách vô hiệu hóa Driver Verifier, vui lòng tham khảo bài viết sau: Cách dùng Driver Verifier trên Windows 10

Xem thêm:

Thứ Năm, 30/08/2018 08:28
53 👨 6.994
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10