Bạn có biết thời gian mình sử dụng máy tính trong bao lâu từ khi mở máy tính hay chưa? Để biết thời gian mở máy tính hay chính xác là thời gian sử dụng máy tính, trên Windows có công cụ kiểm tra thời gian đã sử dụng máy tính trong bao lâu từ khi khởi động. Khi đó bạn có thể kiểm soát thời gian dùng máy tính, nhất là gia đình có con trẻ khi, ngoài việc lên lịch tắt máy tính Windows. Hệ thống sẽ tính toán thời gian chính xác bạn bạn đã dùng máy tính trong bao lâu từ khi mở máy. Bài viết dưới đây sẽ hướng bạn đọc cách kiểm tra thời gian hoạt động của máy tính.
Mục lục bài viết
- Cách 1: Kiểm tra thời gian hoạt động bằng Settings
- Cách 2: Xem thời gian hoạt động máy tính bằng Task Manager
- Cách 3: Kiểm tra thời gian hoạt động bằng menu cài đặt mạng
- Cách 4: Xem thời gian dùng máy qua PowerShell
- Cách 5: Kiểm tra bằng lệnh Command Prompt
- Cách 6: Phân tích Screen Time và Wake Up Time bằng Event Viewer
- Cách 7: Sử dụng Performance Monitor để theo dõi thời gian hoạt động của hệ thống
- Cách 8: Kiểm tra thời gian hoạt động trên thiết bị dành cho trẻ em
- Cách 9: Kiểm tra thời gian hoạt động qua ứng dụng của bên thứ ba và tiện ích mở rộng
Cách 1: Kiểm tra thời gian hoạt động bằng Settings
Hãy xem báo cáo chi tiết về việc sử dụng pin của PC thông qua ứng dụng Settings. Bạn sẽ có thể kiểm tra thời gian bật màn hình, thời gian tắt màn hình và thời gian ngủ.
1. Nhấp vào menu Start ở cuối màn hình của bạn và chọn biểu tượng Settings.

2. Nhấp vào “Power & battery“ trong tab System nếu bạn đang sử dụng Windows 11. Bạn sẽ tìm thấy tùy chọn tương tự trên một số phiên bản Windows 10 trong “Settings > System > Battery”.

3. Trong phần có tiêu đề “Battery”, nhấp vào tùy chọn “Battery Usage”.

4. Nhấp vào hộp drop-down phía trên biểu đồ "Battery levels" và chọn tùy chọn "Last 7 days".

5. Theo mặc định, bạn sẽ thấy mức trung bình hàng ngày của thời gian “Screen on/off” và thời gian “Sleep” bên dưới biểu đồ.

6. Bằng cách nhấp vào bất kỳ ngày nào được hiển thị trên biểu đồ, bạn có thể xem thời gian “Screen on/off” và thời gian “Sleep” cho ngày cụ thể.

Cách 2: Xem thời gian hoạt động máy tính bằng Task Manager
Bước 1:
Chúng ta nhấn chuột phải vào thanh Taskbar rồi chọn Task Manager trong danh sách hiển thị.
Bước 2:
Chuyển sang giao diện mới, chúng ta nhấn vào tab Performance. Tiếp đến bạn nhìn xuống giao diện mới dưới phần Up Time sẽ biết được thời gian hoạt động của máy tính là bao lâu. Trên Windows 7 và Windows 8 chúng ta cũng mở Task Manager để xem thời gian sử dụng máy tính trong bao lâu tại phần Up Time.
Cách 3: Kiểm tra thời gian hoạt động bằng menu cài đặt mạng
Bạn cũng có thể kiểm tra thời gian sử dụng thiết bị bằng cách truy cập menu Network Connection trên máy tính Windows của mình.
1. Khởi chạy Control Panel trên máy tính Windows của bạn.
2. Nhấp vào View Network status and tasks dưới tiêu đề Network and Internet.

3. Trong tiêu đề View your active networks, hãy nhấp vào liên kết WiFi, theo sau là tên mạng Internet của bạn.

4. Tìm giá trị của trường Duration để kiểm tra thời gian sử dụng màn hình kể từ lần khởi động cuối cùng.

Cách 4: Xem thời gian dùng máy qua PowerShell
Chúng ta nhập từ khóa powershell trong thanh tìm kiếm rồi nhấn chuột phải vào kết quả tìm được rồi chọn mở dưới quyền Admin.
Lúc này nhập lệnh vào giao diện rồi nhấn Enter.
((get-date) - (gcim Win32_OperatingSystem).LastBootUptime).ToString('g')
Kết quả cũng hiện thời gian mà chúng ta sử dụng máy tính trong bao lâu.
Cách 5: Kiểm tra bằng lệnh Command Prompt
Sử dụng System Information
Bận nhấn tổ hợp phím Windows + R rồi nhập cmd để mở giao diện Command Prompt. Sau đó trong giao diện chúng ta nhập lệnh như dưới đây rồi nhấn Enter để thực thi lệnh.
systeminfo | find /i "Boot Time"
Lúc này kết quả hiển thị thời gian bật máy gần đây nhất của bạn bao gồm ngày tháng năm, giờ phút giây.
Sử dụng công cụ System Information, bạn có thể nhanh chóng tìm ra thông tin về lần cuối cùng hệ thống của bạn khởi động lại ở định dạng dễ đọc. Ngoài ra, giống như lệnh wmic, bạn có thể trừ thời gian khởi động cuối cùng với thời gian hiện tại để xác định số ngày, giờ và phút thiết bị đã chạy.
Sử dụng WMIC
Để kiểm tra thời gian hoạt động của máy tính bằng Command Prompt, hãy làm theo các bước sau:
1. Mở Start.
2. Tìm kiếm Command Prompt, nhấp chuột phải vào kết quả trên cùng và chọn tùy chọn Run as administrator để mở Command Prompt với quyền admin.

3. Nhập lệnh sau để truy vấn thời gian khởi động cuối cùng của thiết bị và nhấn Enter:
wmic path Win32_OperatingSystem get LastBootUpTime

Sau khi hoàn thành các bước này, bạn sẽ nhận thấy một kết quả có thể trông đáng sợ, nhưng không khó để “giải mã” phần thông tin này và giúp bạn biết được thời gian hoạt động của thiết bị.
Ví dụ: LastBootUpTime 20210507112440.816935+420 có thể được chia nhỏ bằng cách sử dụng thông tin bên dưới.
- Năm: 2021
- Tháng: 05
- Ngày: 07
- Giờ: 11
- Phút: 24
- Giây: 40
- Mili giây: 816935
- GMT: +420 (giờ GMT +7)
Điều này có nghĩa là máy tính đã được thiết lập và chạy kể từ ngày 07 tháng 05 năm 2021, lúc 11:24 sáng. Nếu muốn cụ thể hơn, bạn chỉ cần trừ thời gian khởi động cuối cùng với thời gian hiện tại để suy ra số ngày, giờ, phút thiết bị đã hoạt động.
Cách 6: Phân tích Screen Time và Wake Up Time bằng Event Viewer
Mở Event Viewer và điều hướng đến Windows logs -> System. Nó sẽ lập bảng tất cả các sự kiện cho hệ thống của bạn. Trên bảng ngoài cùng bên phải, nhấp vào Filter Current Log.
Một cửa sổ pop-up mới sẽ mở ra. Trong mục All Event IDs, nhập giá trị “1”, giá trị này sẽ cung cấp các hoạt động của Power-Troubleshooter. Xem trong tab General, bạn sẽ tìm thấy Sleep Time và Wake Time cho thiết bị của mình.

Ngoài ra, trong Event Viewer, hãy vào Windows Logs -> Security. Tại đây, hãy kiểm tra Event ID, 4624. Nó cung cấp tất cả các phiên bản Logon trên thiết bị của bạn. Để tìm hiểu cách sử dụng Event Viewer đúng cách, hãy làm theo các mẹo trong bài viết này.
Cách 7: Sử dụng Performance Monitor để theo dõi thời gian hoạt động của hệ thống
Windows có một công cụ Performance Monitor ít được biết đến cung cấp cho bạn một bộ đếm để đo thời gian hoạt động của hệ thống. Bạn có thể khởi chạy công cụ này từ lệnh Run bằng cách nhập perfmon hoặc từ menu tìm kiếm.
Tiếp theo, hãy vào Monitoring Tools -> Performance Monitor. Nhấp vào nút dấu cộng màu xanh lá cây Add counters, nút này sẽ mở ra một cửa sổ mới. Tại đây, bên dưới các bộ đếm Available counters khác nhau, hãy chọn System Up Time và thêm nó vào danh sách Added Counters.

Ngay khi bạn nhấp vào OK, bộ đếm System Up Time sẽ theo dõi trực tiếp thời gian hệ thống của bạn chạy.
Cách 8: Kiểm tra thời gian hoạt động trên thiết bị dành cho trẻ em
Nếu muốn biết con bạn (hoặc tài khoản khác) dành bao nhiêu thời gian sử dụng máy tính, bạn hãy thiết lập tài khoản Microsoft Family Safety, sau đó mời các tài khoản khác mà bạn muốn giám sát.
Dễ dàng xem thời gian sử dụng thiết bị bằng cách nhấp vào tên của con bạn hoặc tên của người đó trong nhóm. Bạn cũng có thể giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của những người đó từ trang Family Safety.
Cách 9: Kiểm tra thời gian hoạt động qua ứng dụng của bên thứ ba và tiện ích mở rộng
Tất cả các phương pháp được liệt kê ở trên sẽ giúp bạn kiểm tra thời gian sử dụng màn hình gần đúng mà bạn đã dành cho máy tính của mình. Tuy nhiên, nếu bạn cần tính thời gian chính xác mà bạn đã làm việc cho mục đích nào đó, bạn sẽ cần sử dụng phần mềm theo dõi thời gian của bên thứ ba.
Clockify là một công cụ dựa trên web miễn phí dành cho Windows giúp bạn theo dõi giờ làm việc trong các dự án. Bạn sẽ phải nhớ bật đồng hồ bấm giờ khi bắt đầu một phiên làm việc và dừng đồng hồ khi bạn nghỉ giải lao hoặc kết thúc một ngày.
Nếu đó không phải là những gì bạn cần, hãy xem các lựa chọn thay thế ứng dụng theo dõi thời gian khác, chẳng hạn như Harvest, Hubstaff và Timely.
Nếu bạn dành phần lớn thời gian trên trình duyệt, các tiện ích mở rộng như StayFocusd có thể theo dõi thời gian duyệt web. Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng đồng hành Focus Assist như RescueTime, cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian trước máy tính và không sử dụng máy tính.
Xem thêm: