Chúng ta đã từng giật mình với những loài “quái vật” nước ngọt có hàm răng giống con người như cá Pacu, cá Piranha... Thậm chí đến loài ốc sên - loài động vật nhiều răng nhất thế giới còn sở hữu số lượng răng khổng lồ lên tới 15.000 chiếc cơ mà. Vậy tại sao loài chim lại không sở hữu chiếc răng nào trong khi chúng có mỏ rất cứng?
- Lý giải nguyên nhân chim ruồi không bao giờ gặp tai nạn
- Giải mã bí ẩn về chim lợn, loài chim báo hiệu cái chết
- Loài chim có độc, có thể giết người chỉ qua cái chạm vào lông
Các nhà khoa học Canada sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc ĐH Toronto (Canada), tổ tiên của loài chim hiện đại có cấu tạo mỏ cứng và chế độ ăn hạt cây. Và đây chính là nguyên nhân giúp chúng sống sót qua thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng.
Cách đây hơn 60 triệu năm, thảm họa thiên thạch đâm xuống Trái Đất đã khiến khí hậu biến đổi, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm tột độ... dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài động vật như khủng long ăn thịt, thằn lằn, trong đó có cả các loài thuộc họ Maniraptoran (họ khủng long bao gồm cả chim).
Nhưng loài chim có mỏ nhưng không có răng lại sống sót một cách kỳ lạ qua cuộc đại tuyệt chủng đó.
Từ dữ liệu phân tích hơn 3.000 mẫu răng hóa thạch của 4 nhóm thuộc họ Maniraptoran, các chuyên gia cho rằng, chính chế độ ăn là yếu tố chính giúp tổ tiên loài chim hiện đại sống sót lúc đó.
Nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy vào kỷ phấn Trắng, họ hàng chim hiện đại ăn các loại hạt. Và các loài chim hiện đại đều có mỏ nhưng không có răng. Điều này có nghĩa là cách đây 60 triệu năm những loài chim có răng đã bị tuyệt chủng hết rồi, chỉ còn các loài chim không răng nhờ thực đơn ăn hạt sống sót tới ngày nay.
Câu trả lời này thú vị đến bất ngờ đúng không? Nghiên cứu này được công bố trên Current Biology.