Sở hữu tới 15.000 chiếc răng, đây mới là sinh vật nhiều răng nhất thế giới. Và chắc chắn chẳng ai có thể ngờ rằng sinh vật này chính là sên trần, ốc sên. Số lượng răng này không chỉ có trong miệng mà là trên toàn cơ thể của sinh vật.
- Đánh bại cá voi xanh, con khủng long dài 37m này mới là sinh vật lớn nhất thế giới
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rụng hết răng?
- Cận cảnh hàm răng nhọn hoắt, trắng ởn của cá sấu nước mặn khi đớp hụt máy quay
Sên trần chính là sinh vật nhiều răng nhất thế giới.
Theo số liệu thống kê, chúng có từ 2.000 đến 15.000 chiếc răng siêu nhỏ, có chất chitin, chất tạo thành bộ xương ngoài của động vật chân đốt. Những chiếc răng này được các nhà khoa học gọi là răng vi.
Răng của sên phân bố trên khắp cơ thể.
Những chiếc răng siêu nhỏ này sắp xếp thành trăm hàng trên các thớ cơ gọi là radula, một cơ quan tương tự như lưỡi người. Hàng ngàn chiếc răng giống như lưỡi cạo được sử dụng để bào mỏng thực vật hoặc thậm chí các động vật khác để lấy thức ăn.
Khoa Kĩ thuật thuộc Đại học Portsmouth ở Great Britain đã thực hiện một cuộc khảo sát những chiếc răng vi này và nhận thấy chúng có sức chống chịu mạnh tương đương với những vật liệu siêu cứng mà con người đã sản xuất. Nguyên nhân là do các sợi khoáng chất của chúng được ép chặt vào một cấu trúc rất vững chắc.
Hình ảnh răng của ốc sên dưới kính hiển vi.
Theo ước tính của các nhà khoa học, độ bền trung bình của một chiếc răng khoảng 5GPa, tương đương áp lực để biến carbon thành kim cương dưới lớp vỏ Trái Đất.
Đối với động vật có xương sống, sinh vật nào có nhiều răng nhất?
Cá mập trắng có tới 3.000 chiếc răng, gấp 50 lần những loài cá mập khác. Răng của chúng có hình tam giác, răng cưa và rất sắc nhọn. Mỗi lần cắn, hàm răng của chúng có thể tạo nên một lực khoảng ba tấn lên mỗi cm2.
Cá mập trắng sử dụng răng để cắn xé con mồi nên chúng có thể mất khoảng 30.000 chiếc răng trong suốt vòng đời của nó. Nhưng, mỗi khi một chiếc răng rụng xuống, một chiếc răng khác sẽ mọc lên thay thế.