Sử dụng thức uống có cồn hoặc hút thuốc có thể không chỉ làm hỏng răng của bạn mà còn dẫn đến gia tăng tình trạng thất bại trong việc trám răng, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Pittsburgh đã chỉ ra rằng trong vòng hai năm sau khi làm thủ thuật nha khoa, việc trám hoàn toàn không thành công tỉ lệ nhiều ở những bệnh nhân uống rượu, trong khi tỷ lệ thất bại hoàn toàn nằm ở những người hút thuốc thì cao hơn.
Hơn nữa, những người có sự khác biệt trong gen metalloproteinase ma trận (MMP2) - một enzyme tìm thấy trong răng cũng cho thấy sự liên quan đáng kể.
Điều này có thể là do gen MMP2 làm giảm mối liên kết trong việc lấp đầy bề mặt răng, dẫn đến thất bại trong việc trám răng, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các kết quả được công bố trên tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy việc phân tích di truyền có thể giúp nha sĩ điều trị cho bệnh nhân của họ, điều này có thể dẫn đến kết quả tốt hơn.
"Một sự hiểu biết tốt hơn về sức khoẻ cá nhân đối với bệnh nha khoa và sự thay đổi trong kết quả điều trị sẽ cho phép lĩnh vực nha khoa có bước tiến vượt bậc hơn trong tương lai", Alexandre Vieira, một nhà nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố.
"Trong tương lai, thông tin di truyền có thể được sử dụng để cá nhân hoá các liệu pháp nha khoa và tăng cường các liệu pháp điều trị", Vieira nói thêm.
Đối với nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học đến từ Mỹ và Brazil đã phân tích hồ sơ nha khoa của 807 bệnh nhân.
Việc uống nhiều chất lỏng có cồn có thể gây hại cho răng miệng vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm sự tái xuất hiện của chứng sâu răng ban đầu.
Không những thế, các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra xem các chất trám composite nhựa mới có độ bền cao cũng như các chất trám amalgam truyền thống đã được sử dụng trong hơn 150 năm qua và phát hiện trong chúng cũng có chứa chất thủy ngân, kim loại độc hại.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng xét về mặt tổng thể, không có sự khác biệt lớn giữa những bệnh nhân trám răng bằng chất amalgam hoặc chất trám hỗn hợp về tỷ lệ thất bại.