5 thông số kỹ thuật cần cân nhắc khi mua PC chơi game

Có một số yếu tố chính cần lưu ý khi mua một chiếc PC chơi game. Khi nghiên cứu thị trường PC chơi game, bạn sẽ thấy rất nhiều những thông số kỹ thuật và tính năng khác nhau.

Điều cần thiết là phải có một chiếc PC chơi game cân bằng, từ việc đảm bảo có bộ nhớ tốt nhất cho đến việc có được thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu. Dưới đây là 5 yếu tố chính bạn cần cân nhắc trước khi đầu tư vào một PC chơi game mới:

PC chơi game là gì?

Về bản chất, PC chơi game chỉ là một PC, nhưng nó không giống hầu hết các máy tính khác. Một PC thông thường có thể chạy phần mềm văn phòng, duyệt Internet và cho phép chỉnh sửa ảnh hoặc video cơ bản, nhưng nó không thể chạy nhiều hơn những game đơn giản ở độ phân giải thấp.

Nếu muốn chơi các game cấp độ hiện đại ngày nay trên PC, điều quan trọng là chọn một hệ thống chơi game có phần cứng chuyên dụng cho mục đích chơi game. Mặc dù PC thông thường có thể chạy một số game cơ bản hoặc cũ nhưng bạn cần có card đồ họa chuyên dụng và phần cứng mạnh hơn để chơi các tựa game mới nhất. Những game hàng đầu hiện nay là một trong những tác vụ phức tạp nhất về mặt tính toán mà máy tính có thể thực hiện.

Máy tính chơi game tùy chỉnh iBUYPOWER
Máy tính chơi game tùy chỉnh iBUYPOWER

5 thông số kỹ thuật cần cân nhắc khi mua PC chơi game

Có một số yếu tố chính cần lưu ý khác với việc mua một chiếc PC thông thường. Khi nhìn vào PC chơi game, bạn sẽ thấy chúng sẽ cung cấp các thông số kỹ thuật và tính năng khác nhau.

Điều cần thiết là có được một chiếc PC chơi game cân bằng, từ việc đảm bảo có bộ lưu trữ tốt nhất đến việc có được thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu. Dưới đây là 5 lĩnh vực chính cần suy nghĩ trước khi đầu tư vào một PC chơi game mới:

  • Giá cả
  • Card đồ họa
  • Bộ xử lý/RAM
  • Ổ cứng
  • Dựng sẵn hoặc tùy chỉnh?

Chi bao nhiêu tiền cho một PC chơi game?

Bạn có thể chi 500 USD cho một PC chơi game trung bình hoặc lên tới 5.000 USD cho một PC chơi game cao cấp. Quyết định cuối cùng tùy thuộc vào bạn.

Chi càng nhiều tiền, bạn càng có nhiều linh kiện chất lượng hàng đầu. Linh kiện chất lượng tốt sẽ giúp PC chơi game có thể tồn tại lâu hơn, vì vậy, để đảm bảo cho tương lai, không nên quá tiết kiệm.

Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng thực tế. Nếu có ngân sách eo hẹp, bạn vẫn có thể đầu tư thông minh để có được một chiếc PC tuyệt vời.

Tầm giáNhững gì có thể mong đợi
$500 - $1000Có thể xử lý các game không liên quan đến đồ họa cao cấp và nhũng game cũ. Tốt nhất cho người dùng không có nhu cầu chơi game ở độ phân giải hoặc chất lượng cao. Không phù hợp với các game như Forza Horizon 5, Cyberpunk 2077 hoặc Control.
$1000 - $1500Có thể chơi các game mới nhất nhưng có khả năng cần phải giảm độ phân giải xuống 1080p và giảm mức độ chi tiết để game không bị giật hình. Tầm giá này tốt nhất cho những người sẵn sàng thỏa hiệp hoặc những người thích chơi các game cũ với yêu cầu thấp hơn.
$1500 - $3000Có thể chơi các game mới nhất ở độ phân giải cao, bao gồm cả game 4K. Tốt nhất cho những người chơi sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có được chất lượng hình ảnh cao.
$3000 - $5000Có thể chơi các game mới nhất và sẵn sàng cho những game trong tương lai với yêu cầu cao hơn. Phù hợp nhất cho người chơi có tài chính tốt.

Tầm giá từ 1.500 đến 2.000 USD sẽ giúp hầu hết mọi người có được một chiếc PC chơi game tốt.

Mẹo: Hãy nhớ khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào: Chỉ chi tiêu trong khả năng cho phép, vì với một thứ đắt tiền như PC chơi game, rất dễ bị cuốn theo.

PC chơi game nên có loại card đồ họa nào?

Thành phần quan trọng nhất trong bất kỳ PC chơi game nào là card đồ họa. Card đồ họa là thành phần cho phép chơi game ở độ phân giải cao và có nhiều tính năng đồ họa nhất có thể. Chúng cũng là một trong những thành phần đắt nhất hiện có.

Hãy tìm:

  • Card phù hợp để chơi ở độ phân giải tối thiểu 1080p (có tùy chọn độ phân giải 4K), tùy theo ngân sách.
  • Bộ xử lý GPU mạnh nhất có thể mua được.
  • RAM GPU nhiều nhất có thể mua được.

Hai công ty cung cấp card đồ họa: AMD và Nvidia. Hiện tại, Nvidia cung cấp card đồ họa tốt nhất (card RTX 40). Nếu tiền không thành vấn đề thì GeForce RTX 40 SUPER Series là card đồ họa tốt nhất. Bên cạnh đó, dòng RTX 3060 hoặc 3070 cũng rất phổ biến khi mua PC chơi game.

Nếu muốn chơi game ở độ phân giải 4K, có cài đặt đồ họa ở mức cao hoặc cực cao thì dòng RTX 40 thường là lựa chọn tốt nhất.

Nếu có ngân sách eo hẹp hơn, AMD vẫn đáng được quan tâm (cân nhắc RX 7000 Series). Những loại card này phù hợp để chơi game ở độ phân giải 4K hoặc 1080p.

Tùy thuộc vào card đồ họa, các game Call of Duty và Final Fantasy XVI mới nhất sẽ giảm xuống 1080p, trong khi các game như Cyberpunk 2077 có thể bị giật một chút với card đồ họa cấp thấp. Hầu hết GPU sẽ xử lý tốt những game được yêu thích lâu năm như Fortnite.

Trong cả hai trường hợp, nên chú ý đến số model. Nói chung, số càng cao thì card càng tốt. Chẳng hạn, dòng GeForce RTX 30 cũ hơn dòng GeForce RTX 40. Dòng 30-series vẫn chơi được những game mới nhất nhưng nên đầu tư vào card RTX 40-series để có chất lượng tốt nhất.

Card GPU 30-series thường có giá thấp hơn khoảng 300 USD so với card GeForce RTX 40-series khi mua riêng. Nhưng khi mua dưới dạng hệ thống desktop, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 200 USD để mua card RTX 40-series mới nhất. Giá cả thường xuyên biến động do tình trạng thiếu vi mạch toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra.

Cuối cùng, hãy xem dung lượng bộ nhớ trên card là bao nhiêu. Card đồ họa có RAM 12GB sẽ hoạt động tốt hơn card đồ họa có RAM 8GB. RAM GPU, còn được gọi là VRAM (video random access memory), là một loại RAM cụ thể chỉ hoạt động để hỗ trợ card đồ họa của máy tính chứ không phải cho bất kỳ bộ phận nào khác trong hệ thống.

Không giống như RAM thông thường, không thể nâng cấp VRAM sau này. Nhiều VRAM hơn có nghĩa là card đồ họa có thể truy cập các chi tiết như kết cấu game hoặc những hiệu ứng khác nhanh hơn.

PC chơi game nên có bộ xử lý và RAM nào?

Intel và AMD là hai lựa chọn khi mua PC chơi game. Hiện tại, các bộ xử lý mạnh nhất để chơi game khác nhau tùy thuộc vào tầm giá. Giống như card đồ họa, nhìn chung, con số càng cao thì khả năng xử lý càng tốt.

Bộ xử lý, còn được gọi là CPU, về cơ bản là bộ não của máy tính. Nó chịu trách nhiệm giải thích và thực thi hầu hết mọi thứ hiển thị trên màn hình. Tốc độ và lõi ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ của CPU. Hầu hết các CPU có từ 4 đến 8 lõi.

RAM máy tính hoạt động giống như VRAM nhưng thay vì hỗ trợ bộ xử lý của card đồ họa, nó lại hỗ trợ CPU chính. Càng có nhiều RAM thì hệ thống càng có thể truy xuất thông tin tạm thời tốt hơn, cải thiện tốc độ và hiệu suất.

Khi nói đến RAM, cần tối thiểu bộ nhớ 16GB. PC trung bình có thể đa nhiệm khá tốt với bộ nhớ 8GB. Tuy nhiên, 16GB là mức tối thiểu bạn cần khi chơi game, vì game đòi hỏi khắt khe hơn rất nhiều so với việc duyệt Internet hay sử dụng các phần mềm văn phòng.

Nếu có RAM tối thiểu 16GB khi chơi game, bạn có thể yên tâm vì không có tắc nghẽn nào khi hệ thống load dữ liệu mới cho một game có tốc độ nhanh.

Lưu ý quan trọng: Chỉ chọn những chiếc PC chơi game 8GB nếu mức giá của chúng cực kỳ hấp dẫn. Những chiếc PC chơi game giá cả phải chăng chỉ phù hợp với người có ngân sách eo hẹp và muốn chơi những game cũ hoặc những tựa game ít đòi hỏi khắt khe như Fortnite.

Không phải tất cả RAM đều như nhau. Hãy kiểm tra tốc độ và loại RAM. DDR5 là RAM mới và nhanh nhất nhưng nhiều hệ thống sử dụng DDR4. Tránh xa những loại RAM thấp hơn DDR4.

Đối với bộ xử lý Intel, cần RAM chạy ở tốc độ 3.200 MHz để có hiệu suất tốt nhất, trong khi hệ thống AMD có thể xử lý được tốc độ 3.600 MHz. RAM chậm hơn vẫn sẽ hoạt động nhưng PC có thể gặp vấn đề khi cố gắng xử lý tất cả thông tin và hiệu suất có thể bị ảnh hưởng. AMD có dòng Ryzen 5 thường thấy trên hệ thống PC chơi game, nhưng cũng có dòng AMD 9 dành cho PC chơi game cao cấp.

Ngoài ra, Intel có dòng i9 để chơi game cao cấp, i5 và i7 để chơi game giá cả phải chăng hơn nhưng vẫn khá nhanh. Thế giới bộ xử lý luôn thay đổi nhanh chóng, nhưng nếu chọn bộ xử lý mới nhất (áp dụng cho cả Intel và AMD), thì mọi thứ sẽ ổn.

Lưu ý: Thông thường, thật khó để tự nâng cấp bộ xử lý, nhưng thay thế RAM thường là một trong những nhiệm vụ đơn giản nhất trong quá trình nâng cấp phần cứng chơi game. Nếu đủ tự tin, bạn có thể tiến hành nâng cấp RAM sau.

PC chơi game nên có loại ổ cứng nào?

Hầu hết các PC chơi game đều sử dụng ổ SSD để lưu trữ. Nếu PC chỉ cung cấp bộ nhớ ổ cứng thông thường, hãy bỏ qua nó.

Ổ SSD là một trong những cách dễ nhất để giúp PC chơi game hoạt động nhanh hơn. PC có thể đọc file nhanh hơn, giảm thời gian load game và cải thiện hiệu suất.

Điều cần thiết là đảm bảo bạn mua càng nhiều bộ nhớ SSD càng tốt. Một số PC chơi game chỉ cung cấp dung lượng lưu trữ SSD 256GBm đồng thời các game mới nhất như Call of Duty: Modern Warfare III cũng yêu cầu dung lượng trên 100GB, vì vậy sẽ không thể cài đặt nhiều game cùng lúc.

Có thể mất một chút thời gian để xóa game cũ và cài game mới. Cũng phải tính đến việc có không gian trống đáng kể để mở rộng và cài đặt các bản vá quan trọng.

512GB là mức tối thiểu. Mặc dù 256GB có thể đủ nếu chỉ định chơi một hoặc hai game, nhưng bạn sẽ sớm cần thêm nhiều dung lượng, vì game càng mới dung lượng càng lớn. May mắn thay, việc cài đặt một ổ cứng mới không quá khó khăn.

Có nên build PC chơi game riêng không?

Nhiều người thích tự build PC chơi game và điều đó chắc chắn là có thể. Điểm khó nhất là mua được các linh kiện máy tính có thể hoạt động cùng nhau. Phải mất khá nhiều thời gian nghiên cứu tất cả các bộ phận. Ngoài ra, còn cần cân nhắc yếu tố chi phí.

Trước đây, việc lắp ráp PC rẻ hơn so với việc mua một thiết bị dựng sẵn, nhưng thời đó đã không còn nữa, với các thành phần riêng lẻ như card đồ họa đôi khi có giá cao hơn cả một dàn PC chơi game hoàn thiện.

Cảnh báo: Chỉ nên tự build PC chơi game khi có đủ chuyên môn và khả năng công nghệ. Nếu không chắc chắn, hãy mua một PC dựng sẵn.

Ai nên mua PC chơi game?

Một số loại game thủ chính sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​​​việc mua PC chơi game.

  • Game thủ bình thường. Một game thủ đặc biệt yêu thích một hoặc hai game. Một game thủ bình thường không muốn chi hàng nghìn USD cho một chiếc PC chơi game nhưng lại đam mê một hoặc hai game thú vị mà họ biết rõ, chẳng hạn như MMO hoặc một game miễn phí như Fortnite hoặc Apex Legends. Ở cấp độ này, việc mua một chiếc PC chơi game giá rẻ để cải thiện trải nghiệm chơi game là điều đáng giá.
  • Những người chơi game hơn 20 giờ một tuần. Nếu bạn thích PC hơn game console, PC chơi game mang lại nhiều sự linh hoạt với các lựa chọn game. Thông thường, chi phí mua game trên PC sẽ thấp hơn so với phiên bản console.
  • Streamer. Nếu muốn phát trực tuyến nội dung game của mình trên Twitch và các mạng phát trực tuyến khác, bạn cần có PC chơi game để chơi game nhanh chóng và ở mức chất lượng tốt. Không ai muốn chứng kiến ​​một streamer chật vật tải game.
  • Người làm việc ở nhà. Nếu bạn làm việc ở nhà, có lẽ bạn đã cần một chiếc PC. Một chiếc PC chơi game có nghĩa là bạn có thể kết hợp giữa công việc và niềm vui, nhờ đó hệ thống của bạn thực hiện hiệu quả mọi thứ mình cần suốt cả ngày và có thể chuyển sang chế độ chơi game vào ban đêm.
  • Những game thủ có kinh nghiệm thích mod. Một trong những lợi thế của PC chơi game so với console là bạn thường có thể sửa đổi hoặc điều chỉnh game trên PC nhiều hơn so với trên console. Đó là một cách tuyệt vời để bổ sung thêm nhiều thứ hơn cho một game được nhiều người yêu thích với nhiều bản mod miễn phí hoặc giá rẻ.

Nên làm gì sau khi mua PC chơi game?

Nếu trước đây bạn đã sử dụng PC thì việc thiết lập PC sẽ khá đơn giản sau khi chuyển file từ PC cũ. Dưới đây là tổng quan nhanh về những việc cần làm khác sau khi mua PC chơi game.

  • Mua một màn hình mới. Hầu hết PC chơi game đều không có màn hình, vì vậy bạn sẽ cần mua một màn hình mới. Hãy nghiên cứu  những màn hình chơi game tốt nhất mà bạn có thể mua ở thời điểm hiện tại và cố gắng không tiết kiệm chi phí. Màn hình thông thường sẽ hoạt động nhưng màn hình chơi game sẽ tốt hơn vì nó cung cấp tốc độ refresh và độ trễ đầu vào vượt trội, nghĩa là không có nguy cơ bị mờ chuyển động hoặc hình ảnh trông xấu xí trong thời gian ngắn.
  • Mua thiết bị ngoại vi mới. PC chơi game cần có bàn phím, chuột, tai nghe và tay cầm chơi game mới. Bạn có thể đã có những thứ này (game console hoạt động tốt), nhưng việc mua PC chơi game mới là lý do tuyệt vời để nâng cấp. Nhiều chuột chơi game cung cấp các nút có thể lập trình và tốc độ vượt trội. Bàn phím cơ chơi game phản ứng nhanh hơn bàn phím thông thường và có thể tạo ra sự khác biệt khi chơi các game có nhịp độ nhanh. Tai nghe chỉ cần thiết nếu bạn định nói chuyện với đồng đội hoặc muốn âm thanh sống động hơn, nhưng mua bàn phím và chuột chơi game là một ý tưởng hay đối với hầu hết người chơi.
  • Tìm một không gian phù hợp để đặt PC chơi game mới. Tạo không gian cho PC chơi game mới trong phòng làm việc hoặc phòng khách của bạn. Thu dọn một số dây cáp để thiết lập mới sẵn sàng cho không gian mới.

Mẹo bổ sung khi mua PC chơi game

Trước khi bạn bắt đầu mua PC chơi game, có một số điều khác mà bạn có thể muốn cân nhắc.

  • Bạn có cần PC chơi game không? Bạn có máy chơi game chưa đụng đến vì bạn không bao giờ có thời gian chơi game không? Bạn có sở hữu PC đã chạy các game bạn muốn chơi không? Vậy thì bạn có thể không cần PC chơi game.
  • Một laptop chơi game có thể là lựa chọn tốt hơn. Một laptop chơi game có thể là một lựa chọn thay thế tốt nếu bạn thích chơi game theo cách di động hoặc có không gian hạn chế ở nhà. Thường đắt hơn PC chơi game thông thường, nhưng laptop chơi game vẫn rất tiện lợi.
  • Đừng quên tính thẩm mỹ. PC chơi game không nhất thiết phải là những khối phần cứng màu đen nhạt nhẽo. Ngày nay, bạn có thể thêm đèn RGB và cửa sổ trong để nhìn vào bên trong PC của mình. Hãy tìm một chiếc phù hợp với tính thẩm mỹ và tính cách của bạn.
  • Làm thế nào để build một PC chơi game? Tự lắp ráp máy tính là một giải pháp thay thế cho việc mua máy, cho phép bạn tùy chỉnh mọi thứ ngay từ đầu, bao gồm bộ nhớ, bộ xử lý và giao diện. Bạn sẽ bắt đầu với một vỏ máy cơ bản, sau đó mua các thành phần (bao gồm bo mạch logic, bộ nhớ, CPU) và lắp đặt chúng.
  • Làm thế nào để tối ưu hóa PC chơi game? Hầu hết các cách để PC chạy game tốt hơn đều liên quan đến việc nâng cấp. Bạn có thể lắp thêm bộ nhớ và thay thế card đồ họa và driver để có những thay đổi lớn, nhưng bạn cũng có thể thực hiện một số tối ưu hóa mà không cần mua thêm phần cứng. Hãy thử kết thúc các chương trình không cần thiết trong Task Manager, dọn dẹp các mục khởi động và tắt máy, ép xung, điều này sẽ vắt kiệt hiệu suất của phần cứng bạn có.
Thứ Sáu, 23/08/2024 15:37
55 👨 893
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Phần cứng PC