Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, các nhà khảo cổ Israel đã khám phá bằng chứng đầu tiên về xương hươu cổ trên bờ Hồ Kinneret, gần thung lũng Jordan.
Theo các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Trái đất thuộc Đại học Hebrew ở Jerusalem và Cuộc khảo sát địa chất của Israel, những tàn dư này có niên đại khoảng 9 triệu năm tuổi.
Khám phá này được thực hiện bởi hai ứng viên tiến sĩ tại trường đại học, Alexis Rosenbaum và Dotan Shaked-Gelband, những người đang tái tạo lại các giai đoạn lịch sử hồ để phân tích thành phần của vùng biển cổ đại sát bên.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Các xương bị ngập trong một trầm tích ven biển, và giả định rằng con vật dường như đã chết trên bờ hồ và đã bị xói mòn trôi xuống”.
"Sự hiện diện của hươu cổ xưa không phải là hiếm trong các nhóm động vật trong cùng thời kỳ cổ, nhưng đây là lần đầu tiên những tàn dư đặc thù này đã được phát hiện ở Israel. Vết tích này có liên quan tới quá trình tuyệt chủng của động vật cổ và cách nó bị chôn vùi trong quá khứ. "
Các nhà nghiên cứu bổ sung rằng sự có mặt xương hươu cổ này cũng là "dấu hiệu của một thế giới giàu có động vật trên cạn" và chúng có thể đến từ các khu vực khác của Levant và vùng Địa Trung Hải.
Họ phát biểu: "Hơn nữa, sự phát triển của các quần thể nước ngọt trong Kỷ nguyên Miocen (từ 23 đến 5,3 triệu năm trước) ở lưu vực Địa Trung Hải cho phép phân phối hươu, tuần lộc từ châu Á sang phương Tây".
Các nhà nghiên cứu nói rằng các nghiên cứu loại này có tầm quan trọng rất lớn trong việc hiểu biết rõ hơn về sự thay đổi khí hậu khu vực gần đây cũng như sự phát triển của Biển Địa Trung Hải.
Có thể bạn quan tâm: