Các nhà khoa học đã phát hiện ta một hóa thạch hoa mới ước tính có niên đại từ 45-55 triệu năm và có thể là hóa thạch hoa lâu đời nhất trên thế giới.
Khám phá mới này đã vượt qua kỷ lục khi một hóa thạch hoa lan gần đây được tìm thấy có niên đại chỉ khoảng 20-30 triệu năm tuổi trong hổ phách Đaminh.
Trước giờ, phong lan được biết đến có khoảng 28.000 loài, gấp đôi số loài chim và gấp bốn lần số loài động vật có vú.
George Poinar, giáo sư tại Đại học Oregon State, Hoa Kỳ cho biết: "Cho đến vài năm trước, chúng ta vẫn chưa có bằng chứng về hoa phong lan cổ bởi vì không có gì được lưu giữ trong hồ sơ chuỗi hóa thạch”.
"Nhưng bây giờ, chúng ta đã bắt đầu phát hiện dần thêm nhiều hóa thạch hoa, đến côn trùng bị mắc kẹt trong các hổ phách, mở ra một cửa sổ nghiên cứu mới” - Poinar cho biết.
Hóa thạch hoa lan mới nhất cho thấy nó có phấn hoa, bao gồm cấu trúc dạng như túi nhỏ gọi là pollinia, gắn với lớp viscidia, các tấm dính có thể đính các bộ phận hoa lại với nhau và thu hút rất nhiều ong thụ phấn, ngoài ra còn có ruồi, bọ cánh cứng. Và hệ thống giúp côn trùng thụ phấn có tên là pollinarium.
Ước tính, đây là một hóa thạch phong lan cái, có thể thuộc loài phong lan đã tuyệt chủng mắc kẹt trong hổ phách khoảng 45 triệu năm trước. Trong đó, phần pollinaria được phát hiện có gắn liền với các chân hoa đặc thù.
Hiện tại, Amber đang lưu giữ các hóa thạch này rất tốt để tiếp tục nghiên cứu về cách mà nó đông lại, hay bị vỡ trước khi bị chôn vùi trong hổ phách. Và có thể thời điểm đó, các lục địa chưa phân cắt trôi dạt thành các mảng như bây giờ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hóa thạch phong lan này có thể được phát triển trong kỷ Phấn Trắng.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Botanical Journal của Hiệp hội Linnean.