Tai nghe chống ồn chủ động và bị động, chọn loại nào?

Tại sao cần chống ồn cho tai nghe?

Trong khi bạn thưởng thức âm nhạc, ngoài chất lượng của màng loa thì một trong những yếu tố làm ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh chính là tiếng ồn bên ngoài lọt vào tai bạn. Nhiều loại tạp âm từ môi trường xung quanh có thể can thiệp hoặc thậm chí chặn nhạc phát ra từ tai nghe của chúng ta. Khi đeo tai nghe earbud, chẳng hạn như chiếc Apple Airpod để nghe nhạc trên đường, trên tàu xe... Chắc chắn người dùng sẽ không thể tập trung vào bản nhạc được bởi tiếng còi xe, tiếng nói chuyện sẽ lọt vào tai người đeo, lấn hết âm thanh phát ra từ tai nghe. Để tạm thời khắc phục vấn đề này, chúng ta thường có xu hướng tăng âm lượng lên để át lại tiếng ồn, điều này có vẻ hiệu quả nhưng lại buộc tai người phải chịu đựng hai nguồn âm lớn cùng một lúc. Đây là cách nghe nhạc không khoa học, và có thể ảnh hưởng lớn đến thính lực của chúng ta sau này.

Để có thể nghe nhạc trong môi trường nhiều tạp âm, các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều kiểu tai nghe chống ồn. Dòng tai nghe này được chia ra làm hai loại, bao gồm chống ồn chủ động Active Noise Cancelling (ANC) và chống ồn thụ động Passive Noise Cancelling (PNC). Trong đó ANC chắc chắn là công nghệ chống ồn hiện đại và hiệu quả hơn so với PNC.

Khi nào thì cần dùng tới chống ồn chủ động?

Về mặt kỹ thuật, bất kỳ tai nghe hoặc tai nghe nào cũng có khả năng giảm tiếng ồn thụ động. Đó là bởi vì các vật liệu của tai nghe tự chặn một số sóng âm thanh. Giảm tiếng ồn khoảng 15 đến 20 decibel (dB). Nhưng ví dụ một động cơ phản lực tạo ra 75 đến 80 dB tiếng ồn bên trong cabin máy bay, các mô hình tai nghe chống ồn thụ động chỉ có thể giảm được khoảng 20dB tiếng ồn, 55-60dB còn lại vẫn là quá nhiều và sẽ phá hỏng không gian nghe nhạc của bạn, do đó những chiếc tai nghe thông thường luôn có một số hạn chế nghiêm trọng ở những tình huống nhất định, và đây là lúc tai nghe khử tiếng ồn chủ động có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Thế nào là tai nghe chống ồn chủ động?

Chống ồn chủ động (Active Noise Cancelling - ANC) là một công nghệ hiện đại được phát triển bởi hãng âm thanh Bose trong những năm cuối thế kỉ 20. Nguyên lý hoạt động của ANC cũng không quá phức tạp. Những chiếc headphone sở hữu công nghệ này sẽ được trang bị mic để nhận diện được luồng âm thanh từ môi trường bên ngoài, sau đó, một bộ phận trên tai nghe sẽ chủ động tạo ra những sóng âm ngược pha với những âm thanh mic thu được. Hai hỗn hợp sóng âm này gặp nhau, và vì chúng dao động ngược hướng nhau, nên sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Kết quả là người dùng sẽ không còn nghe thấy những tạp âm từ môi bên ngoài nữa. Như vậy, người đeo có thể thoải mái thưởng thức bản nhạc yêu thích khi đi trên phố hay ở chỗ đông người mà không nghe thấy bất cứ tiếng ồn nào đáng kể từ bên ngoài tai nghe.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là một công nghệ hoàn hảo. Khi tính năng chống ồn chủ động được kích hoạt, chiếc tai nghe sẽ tạo một áp lực nhẹ lên màng nhĩ của người đeo, cảm giác tương tự như khi ta ngồi trên máy bay vừa cất cánh. Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề trên, do áp lực này không quá mạnh nên không gây đau tai như hiện tượng xảy ra trên máy bay. Cùng với đó, khi hệ thống ANC hoạt động, bạn có thể sẽ nghe được tiếng xì nhỏ trên nền bản nhạc, với những người dùng phổ thông thì đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng đối với những audiophile khó tính, đó là một điểm trừ không hề nhỏ. Cuối cùng, chống ồn chủ động sẽ không cản được hoàn toàn 100% tiếng ồn từ môi trường, vì vậy người nghe vẫn có thể nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh. Trong khi tai nghe khử tiếng ồn làm khá tốt trong việc phân biệt giữa âm thanh mà người dùng muốn nghe và tiếng ồn nền mà người đó muốn loại bỏ, một số người lại cho rằng rằng họ đồng ý hy sinh một chút chất lượng âm thanh để đối lại được sự yên tĩnh nhân tạo này.

Tai nghe chống ồn chủ động gồm những bộ phận nào? Hoạt động ra sao?

Tai nghe chống ồn chủ động hoạt động ra sao?

  • Pin - Các thiết bị điện tử chịu trách nhiệm khử tiếng ồn sẽ được cấp nguồn bằng pin.
  • Mic - Tai nghe khử tiếng ồn có mic để thu nhận những tạp âm xung quanh (chẳng hạn như tiếng còi xe, đám đông, máy móc...).
  • Mạch khử nhiễu: Các thiết bị điện tử bên trong chiếc tai nghe sẽ tạo ra một làn sóng khử nhiễu có dao động hoàn toàn trái ngược với tiếng ồn xung quanh được ghi lại bởi mic. Sóng này hoạt động như một công cụ xóa nhiễu, nó loại bỏ các âm thanh không mong muốn xung quanh bạn mà không làm giảm âm thanh chính phát ra từ driver của tai nghe.

Nhu cầu đối với tai nghe chống ồn chủ động

Bỏ qua những yếu tố về giá tiền, một số người cho biết họ sẽ không bao giờ quay trở lại dùng tai nghe bình thường nữa. Đó là bởi vì tai nghe khử tiếng ồn chủ động thực sự rất hữu ích trong cuộc sống hiện đại nhộn nhịp như ngày nay. Ví dụ, bạn thậm chí có thể sử dụng tai nghe khử ổn để thư giãn, tạo không gian yên tĩnh để đọc sách hay làm việc ở những nơi công cộng chứ không chỉ là nghe nhạc.

Chống ồn thụ động là gì?

Tai nghe khử tiếng ồn thụ động không có chứa các thiết bị điện tử khử nhiễu âm. Thay vào đó, chúng giúp giảm tiếng một cách thụ động bằng việc che phủ kín tai để ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài.

Hầu hết các tai nghe chống ồn thụ động chủ yếu chỉ sử dụng những thiết kế phù hợp với cấu trúc bên trong tai tạo thành một tấm khiên chắn âm thanh, để giúp chặn tiếng ồn xung quanh và do đó, cho phép tăng độ trung thực của âm thanh mong muốn vớii mức âm lượng thấp hơn. Về cơ bản cách âm thụ động (passive noise isolating) thực chất là khái niệm rất quen thuộc. Hầu hết tai nghe đều ít nhiều có khả năng cách ly tiếng ồn bên ngoài, trừ các dòng tai nghe hở lưng như của Grado, Stax... Các tai nghe được thiết kế phần vỏ bọc driver (củ loa) càng kín thì có khả năng cách âm càng cao. Bên cạnh đó, các vật liệu như mút bọt biển, da thuộc... ở phần đệm tai cũng hỗ trợ khả năng cách âm. Tai nghe cách âm thụ động có thể gây cảm giác bí khi sử dụng, đồng thời cũng gây tác động ít nhiều tới chất lượng âm thanh

Chống ồn chủ động khác gì với chống ồn thụ động?

Chống ồn chủ động khác gì với chống ồn thụ động?

Chống ồn thụ động chỉ đơn giản là sử dụng tip tai nghe in-ear hoặc earpad trên headphone để cản một phần tiếng ồn từ bên ngoài. Ý tưởng ở đây là tạo ra một rào cản vật lý giữa tai bạn và âm thanh từ bên ngoài. Nguyên lý hoạt động cũng giống như khi bạn bịt tai để tránh ồn vậy.

Trong trường hợp đối với dòng tai nghe over-ear, khả năng cách ly tiếng ồn thường không nhiều, chỉ đủ để ngăn âm thanh xung quanh ở một mức độ nhất định.

Với tai nghe in-ear, lượng âm thanh bên ngoài mà chúng hạn chế được chủ yếu dựa trên mức độ kín và độ vừa vặn của phần tip tai nghe với lỗ tai của bạn. Cấu trúc tai của mọi người không giống nhau, và như vậy, tai nghe in-ear chắc chắn cũng không thể phù hợp hết với tất cả mọi người được. Tìm cho mình một chiếc in-ear phù hợp với cấu trúc tai chính là mấu chốt, đặc biệt là nếu bạn đang tìm kiếm những chiếc tai nghe giúp chặn âm thanh môi trường xung quanh tốt.

Còn chống ồn chủ động là hệ thống điện tử có khả năng tự xác định và triệt tiêu nguồn âm. Đương nhiên ANC là công nghệ cao cấp và phức tạp hơn, vì vậy các tai nghe sở hữu tính năng này đều có giá thành cao hơn headphone thường.

Tai nghe khử tiếng ồn chủ động cần pin. Chúng cũng có chất lượng âm thanh khá tốt. Gần như không có điểm trừ nào quá đáng kể.

Chủ động và thụ động: Những ưu điểm và nhược điểm

Những ưu điểm và nhược điểm của chống ồn chủ động

Ưu điểm

- Có thể giảm tiếng ồn xung quanh một cách hiệu quả.

- Cho phép bạn nghe nhạc với âm lượng thấp hơn.

- Có thể tốt cho thính giác của bạn bằng cách giảm tiếng ồn lớn vọng vào trong tai.

- Sử dụng tương đối thoải mái.

Nhược điểm

- Yêu cầu pin để hoạt động. Điều này đôi khi khá bất tiện dù hầu hết tai nghe chống ồn chủ động đều có pin sạc và thời lượng pin tốt.

- Có giá thành khá đắt đỏ.

- Sự khác biệt lớn về chất lượng giữa tai nghe đắt tiền và rẻ tiền. Tai nghe chống ồn chủ động đắt thường rất tốt, nhưng những mẫu rẻ tiền thì khả năng khử ồn khá “lởm”.

- Cho chất lượng âm thanh không tốt bằng tai nghe truyền thống cùng giá tiền.

Những ưu điểm và nhược điểm của chống ồn thụ động

Ưu điểm

- Có thể giảm tiếng ồn xung quanh ở một mức độ nào đó.

- Rẻ hơn tai nghe chống ồn chủ động.

- Không yêu cầu bất kỳ loại pin nào.

Nhược điểm

- Không giảm được tiếng ồn nhiều so với tai nghe chống ồn chủ động.

- Có thể không thoải mái trong khi sử dụng. Khi các tai nghe này chặn tiếng ồn bằng cách ấn vào hoặc đặt lên tai bạn, chúng có thể gây cảm giác không thoải mái khi đeo trong một khoảng thời gian dài.

Kết luận

Khi cân nhắc chọn loại tai nghe nào, bạn cần phải xét đến các yếu tố như sở thích, mục đích công việc và điều kiện tài chính.

Nếu bạn làm việc trong studio hoặc những môi trường khá yên tĩnh, có thể bạn sẽ không cần đến chống ồn chủ động. Tuy nhiên, nếu công việc yêu cầu bạn phải đi lại thường xuyên, hoặc bạn cư trú hoặc làm việc bên cạnh một môi trường ồn ào, tai nghe chống ồn chủ động sẽ là một người bạn đồng hành đáng giá.

Tóm lại, những chiếc tai nghe Active Noise Cancelling có thể tạo ra không gian âm nhạc yên tĩnh riêng tư, giúp người nghe không bị làm phiền bởi tiếng ồn từ môi trường ngoài. Mặc dù chất lượng âm thanh không tốt bằng các tai nghe chống ồn thụ động cùng tầm giá, kiểu tai nghe ANC ghi điểm nhờ vào trải nghiệm thoải mái mang lại cho người dùng.

Xem thêm:

Thứ Ba, 21/01/2020 08:45
4,86 👨 10.052
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Loa, tai nghe