Vấn đề lưu trữ trong máy tính xách tay hay máy tính bảng là một chủ đề lớn, quan trọng và thường dẫn đến những cuộc tranh cãi không hồi kết. Đây thường là một trong những tính năng chính được nhà sản xuất quảng cáo nhiều nhất, nhưng cũng là điều khiến người dùng dễ bị mắc lừa nhất, đặc biệt là khi chúng ta dường như chỉ quan tâm đến các con số, mặc định cho rằng càng to sẽ là càng tốt mà không biết đến những câu chuyện dài xung quanh việc chuẩn bộ nhớ có ảnh hưởng lớn như thế nào.
Trong các sản phẩm giá rẻ hoặc máy tính xách tay và máy tính bảng nhấn mạnh đến yếu tố di động, bạn sẽ thường thấy bộ nhớ trên thiết bị được quảng cáo là eMMC, viết tắt của cụm từ embedded MultiMediaCard. Trong khi ở các model cao cấp, đắt tiền hơn, ta lại thấy sự hiện hiện của ổ cứng thể rắn (solid-state drive - SSD). Vậy thì SSD và eMMC khác nhau như thế nào và bạn nên sử dụng loại nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
eMMC và SSD
Tổng quan về USB và SD
Hai phương tiện lưu trữ dữ liệu phổ biến là USB và thẻ nhớ SD đều có một điểm chung, đó là sử dụng bộ nhớ Flash, đặc biệt là loại NAND Flash. Cụ thể hơn, ổ USB sẽ được cấu thành từ một chip nhớ flash, được gắn trên bảng mạch in, đi cùng với một bộ điều khiển (controller) và cổng kết nối theo chuẩn USB (USB interface). Trong khi đó, thẻ nhớ SD sẽ được tạo thành từ một chip nhớ flash cùng với bảng mạch in và bộ điều khiển SD. Cả hai phương tiện lưu trữ USB và thẻ SD đều rất gọn nhẹ, đơn giản vì chúng được thiết kế để hướng tới khả năng di động tối ưu cũng như giá bán tốt nhất có thể.
eMMC là gì?
MMC là tiền thân của loại hình lưu trữ mà ngày nay chúng ta thường gọi là lưu trữ kỹ thuật số bảo mật (Secure Digital - SD). MMC vẫn còn tồn tại, nhưng được sử dụng phổ biến hơn dưới dạng phiên bản nhúng (eMMC).
Về định nghĩa, đặc điểm, cũng như tính năng của eMMC, chúng tôi đã có hẳn một bài viết riêng biệt, các bạn có thể tham khảo bài viết sau: eMMC là gì?
eMMC cho tốc độ nhanh như thế nào?
Tiêu chuẩn hiện tại cho chuẩn lưu trữ eMMC là 5.1, có thể cung cấp hiệu quả truyền tín hiệu lên tới khoảng 400MB/s, ngang ngửa với SSD SATA.
Tuy nhiên, không chỉ tốc độ truyền dữ liệu tổng thể mới là yếu tố duy nhất quyết định xem hiệu suất của thiết bị sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Bộ nhớ lưu trữ eMMC thường hoạt động với số lượng cổng bộ nhớ ít hơn so với SSD, có nghĩa là nó vẫn có thể truyền dữ liệu ở cùng tốc độ với SSD, chỉ là sẽ có đôi chút khác biệt về mặt khối lượng dữ liệu mà thôi.
Để cho dễ hiểu, bạn hãy nghĩ về nó giống như một con đường. Càng nhiều làn đường nghĩa là sẽ càng có nhiều phương tiện có thể di chuyển được cùng một lúc. eMMC là con đường một làn với một chiều duy nhất, trong khi SSD lại như một tuyến đường cao tốc với nhiều làn đường. Bạn có thể di chuyển ở cùng một dải tốc độ trên cả 2 con đường này, nhưng số lượng phương tiện di chuyển được trên từng con đường sẽ rất khác nhau.
Nếu bạn muốn một cơ chế lưu trữ cho tốc độ phân phối dữ liệu nhanh nhất có thể, SSD PCIe sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Một thiết bị hỗ trợ chuẩn PCIe có thể đạt tốc độ đọc lên tới 3.500 MB/s, còn tốc độ ghi sẽ chậm hơn một chút - rơi vào khoảng 2.100 MB/s - nhưng nhìn chung vẫn nhanh hơn rất nhiều so với chuẩn eMMC.
Phần mềm kiểm tra tốc độ đọc, ghi của ổ cứng SSD, HDD tốt nhất
Không gian lưu trữ tối đa mà eMMC có thể đạt được là bao nhiêu?
Nếu đã từng sở hữu một chiếc máy tính xách tay hoặc máy tính bảng giá rẻ, bạn chắc hẳn không còn lạ gì với những con số như 32GB hoặc 64GB bộ nhớ trong. Đây là các kích thước phổ biến nhất của ổ lưu trữ eMMC, nhưng cá biệt bạn cũng có thể tìm thấy một vài thiết bị sử dụng eMMC có dung lượng lưu trữ lên tới 128GB. Ổ lưu trữ eMMC hoạt động tốt nhất với kích thước tệp nhỏ (tránh hiện tượng tắc nghẽn có thể dễ dàng xảy ra ở các cổng), vì vậy nếu bạn thường xuyên làm việc với các tệp có dung dung lượng lớn, SSD sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn.
Trong khi đó, các ổ SSD thường có sẵn với kích thước lớn hơn nhiều so với eMMC, thường dao động trong khoảng từ 128GB cho đến hàng terabyte, và tất nhiên giá bán cũng sẽ cao hơn tương đối. Trên thực tế, có không ít người mới đầu vì ham rẻ mà chọn mua eMMC nhưng sau đó lại phải chi kha khá tiền cho các dịch vụ lưu trữ đám mây hay mua thêm ổ cứng rời, dẫn đến việc số tiền cuối cùng phải bỏ ra lớn hơn rất nhiều so với khi mua SSD. Do đó, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải lưu trữ một lượng lớn dữ liệu, đừng đắn đo mà hay đầu tư ngay vào một thiết bị SSD dung lượng lớn, tránh những phiền toái liên quan đến không gian lưu trữ về sau.
eMMC và SSD khác nhau như thế nào?
Mặc dù cả hai thiết bị lưu trữ đều sử dụng bộ nhớ flash NAND, nhưng giữa eMMC và SSD có nhiều sự khác biệt.
eMMC hay SSD nhanh hơn?
Nhìn chung, SSD nhanh hơn eMMC. Sự khác biệt về tốc độ phát sinh từ số lượng cổng NAND được tìm thấy trong mỗi ổ. Để giảm chi phí, hầu hết các ổ eMMC chỉ có một cổng NAND, trong khi SSD có thể có tới 20 cổng.
eMMC mang lại tốc độ truyền dữ liệu trung bình lên tới 400MB/s. Mặc dù tốc độ này không hề chậm và SSD SATA cung cấp tốc độ truyền dữ liệu như nhau, nhưng số lượng cổng NAND thấp hơn đã tạo nên sự khác biệt ở đây. Càng có nhiều cổng NAND thì tốc độ truyền dữ liệu mà ổ có thể đạt được càng cao.
SSD PCIe 3.0 nhanh nhất có tốc độ truyền nhanh hơn ổ eMMC, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3.500 MB/s. Ngoài ra, SSD PCIe 4.0 lại nhanh gấp đôi. Tốc độ ghi dữ liệu cũng nhanh hơn đáng kể so với ổ eMMC.
Dung lượng lưu trữ của eMMC và SSD khác nhau như thế nào?
Dung lượng lưu trữ là một khía cạnh khác mà SSD chiếm ưu thế. Hầu hết các ổ eMMC đều có dung lượng từ 32GB đến 256GB, mặc dù mức tối đa hiện có là 512GB. Ổ eMMC 64GB và 128GB là phổ biến. Điều đó không có nghĩa là eMMC không thể được sản xuất với dung lượng cao hơn; chỉ là số lượng cổng NAND thấp hơn sẽ khiến tốc độ truyền dữ liệu chậm. Do đó, eMMC hoạt động tốt nhất với dung lượng nhỏ hơn.
Khi nói đến SSD, bạn có thể tìm thấy tất cả các loại dung lượng khác nhau, từ 128GB đến nhiều terabyte. Như bạn có thể đoán, điều này có ý nghĩa hơn nhiều đối với máy tính hoặc bất kỳ thiết bị nào yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn, vì kích thước eMMC thông thường sẽ dành ít không gian cho các phần bổ sung sau khi bạn đã load hệ điều hành và các chương trình thiết yếu vào ổ.
Sự khác biệt về giá cả và tính sẵn có trên thị trường
Mặc dù cả hai loại bộ nhớ đều có sẵn trực tuyến và ngoại tuyến, nhưng sự khác biệt chính nằm ở giá cả. Tùy thuộc vào dung lượng, công nghệ cơ bản và yếu tố hình thức, ổ SSD có giá từ $15 đến hơn $200.
Về bộ nhớ eMMC, mô-đun eMMC 64GB của Kingston sẽ chỉ tiêu tốn của bạn khoảng $11, trong khi mô-đun 32GB có giá gần một nửa là $6. Giá sẽ hơi khác nhau tùy theo nhà sản xuất, nhưng chúng ít nhiều giống nhau nếu bạn so sánh cùng một công suất. Bạn cũng phải lưu ý rằng hầu hết mọi người sẽ không ra ngoài và mua eMMC cụ thể vì nó được nhúng trên bo mạch chủ và khó thay thế, nhưng nó sẽ góp phần vào giá thiết bị bạn mua.
Trường hợp sử dụng
Như bạn có thể đoán, SSD được sử dụng ở bất cứ nơi nào bạn cần giải pháp lưu trữ dữ liệu lâu dài hơn, như máy tính hoặc console. Mặt khác, eMMC thường được tìm thấy trên các máy tính giá rẻ hoặc những thiết bị lưu trữ tạm thời như ổ flash USB.
Nếu bạn đang muốn tiết kiệm tiền cho việc lưu trữ và nghĩ đến việc chọn mô-đun eMMC có dung lượng cao nhất, hãy nhớ rằng bạn có thể gặp khó khăn khi gắn mô-đun đó vào máy tính của mình - xét cho cùng thì đó là bộ nhớ "nhúng".
Ngược lại, đầu tư vào một ổ SSD tốt với dung lượng phù hợp sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí ban đầu hơn, nhưng bạn sẽ không phải đau đầu giải quyết tình trạng thiếu bộ nhớ thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua một ổ SSD khác có dung lượng cao hơn bất cứ khi nào bạn muốn và tăng dung lượng lưu trữ mà không gặp nhiều rắc rối.
Vậy có nên tránh xa eMMC?
Chuẩn eMMC với không gian lưu trữ nhỏ hơn không phải là quá tệ, đặc biệt là khi nó có giá bán rẻ hơn rất nhiều so với SSD. Chắc chắn vẫn có một thị trường cũng như nhu cầu riêng cho eMMC, đặc biệt là trong danh mục những thiết bị di động phổ thông có giá bán phải chăng, dành cho những người không quá khắt khe về không gian cũng như tốc độ lưu trữ. Tuy nhiên về độ bền, eMMC sẽ có tốc độ xuống cấp theo thời gian nhanh hơn so với SSD, dẫn đến tình trạng thiết bị hoạt động không ổn định hay tệ hơn là không thể sử dụng được.
Việc bạn có nên chọn mua chuẩn lưu trữ eMMC hay không sẽ còn phụ thuộc vào ngân sách và mục đích sử dụng trong thực tế. Hãy trả lời các câu hỏi như mình có thể chi ra tối đa bao nhiêu tiền, và sử dụng thiết bị đó để làm gì. Nếu bạn cần một máy tính bảng hoặc máy tính xách tay giá rẻ để lướt web và xem phim, nghe nhạc, học tập và giải trí nhẹ nhàng thì bộ nhớ eMMC sẽ đủ đảm bảo nhu cầu. Hãy nhớ rằng các bộ nhớ eMMC không giống nhau và bạn chắc chắn sẽ muốn kiểm tra đánh giá về điểm chuẩn (benchmark) tốc độ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Còn nếu bạn có kế hoạch sử dụng máy tính xách tay cho các tác vụ nặng hơn, ví dụ như chơi game và thiết kế đồ họa chẳng hạn, lúc này SSD sẽ là ưu tiên hàng đầu. Cũng giống như eMMC, không phải tất cả các ổ SSD đều được sản xuất theo các quy chuẩn giống nhau và có rất nhiều thiết bị chậm chạp, không ổn định trên thị trường. Hãy đọc đánh giá và kiểm tra điểm benchmark của thiết bị trước khi móc hầu bao để đảm bảo bạn nhận được một ổ đĩa với tốc độ yêu cầu.
Ngoài ra, ổ đĩa cứng truyền thống (HDD) cũng là một tùy chọn tuy hơi “cổ” nhưng cũng rất đáng lưu tâm, đặc biệt là nếu bạn phải xử lý các tệp có kích thước tệp lớn, trong khi lại không đủ tiền để mua SSD. Tuy nhiên, nhìn chung thì bạn sẽ hài lòng hơn nhiều với ổ SSD, tôi dám chắc là như vậy!
Chúc các bạn chọn mua được cho mình một sản phẩm ưng ý!