Khoa học chứng minh: Dấu hiệu bệnh mất trí nhớ Alzheimer thể hiện qua võng mạc mắt

Một nghiên cứu y học mới cho thấy có sự liên quan giữa bệnh mất trí nhớ Alzheimer với các biểu hiện rõ rệt trong võng mạc mắt người bệnh.

Theo đó, Tiến sĩ Henri Leinonen, một nhà nghiên cứu thần kinh đến từ Đại học Đông Phần Lan cho biết rằng việc chẩn đoán, quét lâm sàng võng mạc mắt bệnh nhân có thể cung cấp những thông tin, dấu hiệu, tình trạng từ bệnh mất trí nhớ mà điển hình là bệnh Alzheimer.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc viện UEF cho biết, trước giờ võng mạc của mắt được coi là một trong những bộ phận không thể thiếu của hệ thống thần kinh trung ương qua chức năng cảm ứng các mô ánh sáng dưới mắt. Và đây là một tiền đề hết sức quan trọng để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn về võng mạc với các khả năng liên quan tới bệnh mất trí nhớ, thần kinh não.... mà phát hiện của Tiến sĩ Henri Leinonen có thể là một minh chứng điển hình.

Để có được kết luận trên, Tiến sĩ Henri Leinonen đã tiến hành xâm lấn võng mạc của chuột mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer qua liệu pháp điện đồ và điện thế gợi thị giác.

Quét lâm sàng võng mạc mắt Nguồn ảnh: Internet.

Kết quả xâm lấn cho thấy trong võng mạc của chuột mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer có những thay đổi nhất định về màu sắc, khả năng hoạt động biến đổi cũng như khả năng nhìn vào ban đêm biến đổi một cách “thất thường” trong một ngày so với các chuột không mắc bệnh.

Henri Leinonen nhận định rằng các triệu chứng, bệnh lý thay đổi trên võng mạc mắt của chuột bệnh có liên quan nhất định, thậm chí mật thiết với hệ thống thần kinh trung ương mà triệu chứng rối loại mất trí nhớ là một trong những biểu hiện liên quan rõ rệt nhất.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí PLOS One.

Huỳnh Dũng (Theo UPI)

Thứ Bảy, 08/10/2016 08:25
51 👨 869
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình