Cách phòng ngừa và điều trị cước tay chân vào mùa đông

Thời tiết miền Bắc đang bước vào những ngày đầu đông, nhiệt độ thấp khiến cơ thể chúng ta dễ mắc phải những bệnh về đường hô hấp hoặc bị cước tay chân khi phải lao động ngoài trời quá nhiều.

Cước là một dạng tổn thương da do lạnh, thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, phổ biến vào mùa đông, biểu hiện tay chân sưng tấy, ngứa ngáy, da rộp hoặc nứt, đau buốt, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Nếu không có nhiễm trùng, trời ấm áp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng mùa đông năm tới lại dễ bị tái phát lại. Vậy nguyên nhân do đâu mà xuất hiện cước tay chân và làm sao để phòng tránh, điều trị chúng hiệu quả. Dưới đây là một vài mẹo hay giúp bạn trị cước tay chân cực hiệu quả khi mùa lạnh về.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cước tay chân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cước tay chân

Chân tay bị cước là do vùng da bên ngoài bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh và bị kích thích trong một khoảng thời gian dài cũng có thể do tuần hoàn máu kém hoặc người có tính chịu lạnh kém làm cho vùng da sinh co thắt, rối loạn tuần máu dẫn đến sự thiếu oxy nên gây ra tổn thương mô.

Còn theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh, bệnh thường phát nặng hơn do thấp hợp hàn. Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.

Cước được chia làm hai thể: Cước cấp tính và mạn tính. Trong đó, cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của tổn thương do lạnh và nhanh khỏi không tái phát.

Cước mạn tính là thể nặng, gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị, khỏi hoàn toàn về mùa hè.

2. Triệu chứng của bệnh cước chân tay

Triệu chứng của bệnh cước chân tay

Bệnh cước chân tay có một số triệu chứng cơ bản như sau:

  • Các ngón chân, ngón tay bị đỏ hết lên, có cảm giác rất ngứa, rát khó chịu.
  • Những vùng bị cước có khi còn xuất hiện thêm các mụn nước, để lâu có thể gây nhiễm trùng dẫn đến bị lở loét.

3. Một số mẹo chữa trị bệnh cước trong mùa đông

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể

Cước tay chân là bệnh mùa đông, chủ yếu do thời tiết quá lạnh gây nên. Vì thế vào mùa đông khi phải làm việc ngoài trời dưới thời tiết lạnh bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể mình. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một chút vaseline để làm mềm da, tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa cước bộc phát.

Nên tập thể dục

Nên tập thể dục

Vào mùa đông bạn hãy duy trì thói quen tập thể dục cũng như nên rửa chân tay, mặt mũi bằng nước lạnh để cơ thể thích nghi với nhiệt độ lạnh, chống lại bệnh cước tay chân.

Tránh việc ngồi quá lâu hoặc không vận động

Việc ngồi quá lâu hoặc không vận động cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Nó có thể gây ra một số vấn đề như bệnh đau khớp, đau lưng... Vậy nên, vào mùa đông hãy cố gắng luyện thập cơ thể để máu được tuần hoàn, lưu thông tốt, giảm bớt tình trạng phát sinh bệnh cước.

Không nên gãi

Khi bị cước các ngón chân, ngón tay bị đỏ hết lên, có cảm giác rất ngứa, rát khó chịu. Khi bị như vậy, bạn tuyệt đối không nên gãi vì càng gãi sẽ khiến bạn càng cảm thấy ngứa và là tình trạng bệnh thêm nặng, thậm chí tổn thương và dễ viêm nhiễm. Trong trường hợp này bạn hãy nên xoa nhẹ nhàng để làm giảm cơn ngứa, tránh làm trầy xước da.

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị cước

Chế độ dinh dưỡng cho người bị cước

  • Vào mùa đông nhiều người thường ngại uống nước, đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước dẫn đến khô da. Vậy nên, dù mùa đông hay mùa hè bạn cũng nên uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Ngoài ra, nên tăng cường ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh vừa bổ sung nước, lại cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Chú ý, khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia… vì chúng làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn. Nên hạn chế tối đa uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.

5. Phương pháp điều trị bệnh cước theo dân gian

Phương pháp điều trị bệnh cước theo dân gian

Khi bị cước chân tay thường lạnh, tê buốt và ngứa. Để hạn chế tình trạng này hãy thường xuyên ngâm chân tay trước khi đi ngủ. Để có hiệu quả nhất bạn nên ngâm cùng lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước rồi cho thêm một chút muối. Ngâm chân, tay vào nước lá lốt này khoảng 30 phút.

Sau khi ngâm xong, bạn có thể thoa một chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu cơn ngứa, rát. Bên cạnh đó có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần.

Khi bị cước chỉ nên xoa nhẹ nhàng, không gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bệnh cước có dấu hiệu nặng hơn thì cần đến cơ sở y tế thăm khám, không tự ý sử dụng thuốc, tránh các biến chứng xấu.

6. Một số lưu ý để phòng tránh cước tay chân

Một số lưu ý để phòng tránh cước tay chân

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, da....
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà... mà lên đeo găng tay để bảo vệ trước khi tiếp xúc.
  • Không nên tiếp xúc với nước quá lạnh. Nếu bị cước, khi tắm nên sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm đi cơn ngứa.
  • Thường xuyên tập thể dục để giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Trước khi đi ngủ lên ngâm chân, tay vào nước ấm có gừng khoảng 15 - 30 phút.
  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá.

Trên đây là cách để giúp bạn phòng tránh bệnh cước chân tay vào mùa đông. Hy vọng với những thông tin hữu ích này giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh trong mùa đông năm nay.

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Sáu, 15/12/2017 16:04
3,73 👨 1.252
0 Bình luận
Sắp xếp theo