Công nghệ vận chuyển gen đích: triển vọng mới cho ung thư phổi Một bước tiến đột phá của lĩnh vực y học hô hấp: Các nhà khoa học đã phát triển thành công hệ thống vận chuyển liệu pháp gen trực tiếp tới phổi - mở đường cho phương pháp điều trị ung thư phổi và xơ nang hiệu quả hơn.
Nghiên cứu do Giáo sư Gaurav Sahay (Đại học Bang Oregon, Hoa Kỳ) dẫn đầu, phối hợp với Đại học Y khoa & Khoa học Oregon (OHSU) và Đại học Helsinki. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải đồng thời trên Nature Communications và Tạp chí Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.

Cơ chế đột phá
Nhóm đã thử nghiệm hơn 150 vật liệu trước khi tạo ra hạt nano polymer đặc chủng, có khả năng vận chuyển an toàn:
- mRNA (thông tin di truyền)
- Công cụ chỉnh sửa gen vào tế bào phổi.
Thử nghiệm trên chuột cho thấy:
- Khả năng tăng trưởng khối u phổi bị ứu chế 40%
- Cải thiện chức năng phổi ở mô hình xơ nang (bệnh lý di truyền do đột biến đơn gen)
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển một chiến lược hóa học để xây dựng một thư viện rộng lớn về các lipid nhắm mục tiêu đến phổi được sử dụng trong các chất mang nano. Những vật liệu này tạo thành nền tảng cho hệ thống phân phối thuốc mới và có thể được tùy chỉnh để tiếp cận các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Theo GS. Sahay: "Phương pháp tổng hợp tối ưu cho phép thiết kế liệu pháp đa bệnh. Chúng tôi đồng thời kích hoạt miễn dịch chống ung thư và phục hồi chức năng phổi mà không gây tác dụng phụ.
Mục tiêu dài hạn là tạo liệu pháp gen an toàn bằng cách đưa đúng công cụ đến đúng đích. Đây là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực điều trị ung thư phổi nói chung.