Bướm Khế: Loài bướm cả đời không cần ăn, có trong Sách Đỏ Việt Nam

Bướm khế có hiếm không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về loài bướm này và lí do tại sao nó nằm trong sách đỏ Việt Nam nhé!

Bướm khế (Attacus atlas) là một loài bướm quý hiếm nổi bật với kích thước lớn nhất trong số bướm ở Việt Nam và trên thế giới. Đây là loài bướm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam.

Bướm khế có kích thước lớn, trung bình khoảng 25 - 30cm và diện tích cánh rộng đến 400cm². Đôi cánh của bướm khế thường có màu nâu đỏ, trên đó có hoa văn phức tạp, xen kẽ giữa các đường đen, trắng, hồng và tím.
Bướm khế có kích thước lớn, trung bình khoảng 25 - 30cm và diện tích cánh rộng đến 400cm². Đôi cánh của bướm khế thường có màu nâu đỏ, trên đó có hoa văn phức tạp, xen kẽ giữa các đường đen, trắng, hồng và tím.
Loài bướm khủng trong Sách đỏ Việt Nam này lại có thân hình khá nhỏ và được bao phủ bởi lớp lông. Trên đầu của bướm khế có một cặp râu lớn, với râu của con đực lớn hơn so với con cái.
Loài bướm khủng trong Sách đỏ Việt Nam này lại có thân hình khá nhỏ và được bao phủ bởi lớp lông. Trên đầu của bướm khế có một cặp râu lớn, với râu của con đực lớn hơn so với con cái.
Một điều thú vị về loài bướm khế là chúng không ăn thức ăn trong suốt vòng đời của mình do không có miệng. Chúng phụ thuộc vào năng lượng tích trữ từ giai đoạn ấu trùng để duy trì sự sống.
Một điều thú vị về loài bướm khế là chúng không ăn thức ăn trong suốt vòng đời của mình do không có miệng. Chúng phụ thuộc vào năng lượng tích trữ từ giai đoạn ấu trùng để duy trì sự sống.
Vòng đời gồm giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và bướm trưởng thành, kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Cá thể cái đẻ 250 - 290 trứng mỗi lần, ở dưới lá cây. Sau khi nở, ấu trùng ăn lá cây và phát triển thành nhộng. Sau khi nở ra chúng sẽ biến thành bướm trưởng thành.
Vòng đời gồm giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và bướm trưởng thành, kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Cá thể cái đẻ 250 - 290 trứng mỗi lần, ở dưới lá cây. Sau khi nở, ấu trùng ăn lá cây và phát triển thành nhộng. Sau khi nở ra chúng sẽ biến thành bướm trưởng thành.
Bướm khế phân bố chủ yếu ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, cũng như ở một số tỉnh thành ở Việt Nam. Bướm khế thường sinh sống trong rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi.
Bướm khế phân bố chủ yếu ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, cũng như ở một số tỉnh thành ở Việt Nam. Bướm khế thường sinh sống trong rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi.
Do môi trường sống của bướm khế bị đô thị hóa, rừng bị tàn phá, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp… nên bướm khế hiện đang đối mặt với nguy cơ mất môi trường sống.
Do môi trường sống của bướm khế bị đô thị hóa, rừng bị tàn phá, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp… nên bướm khế hiện đang đối mặt với nguy cơ mất môi trường sống.

Con bướm khế trưởng thành có một vùng cánh lốm đốm và rất lớn được cho là giống với một con rắn. Khi bị tấn công, chúng thường quằn quại trên mặt đất, dường như bắt chước một con rắn đang duỗi mình. Bướm khế cũng nổi tiếng với biệt tài giả chết, hòa lẫn vào lớp lá mục của khu rừng. Chính những đặc tính đó, bướm khế còn được gọi là bướm đầu rắn.

Khi bị đe dọa, sâu bướm của loài bướm khế này có khả năng phòng thủ rất đặc biệt. Bướm khế sở hữu những tuyến đặc biệt ở bụng chứa histamine, một hợp chất gây ra các triệu chứng dị ứng (là hợp chất mà bạn dùng thuốc kháng histamine để ức chế), khi phản ứng với mối đe dọa, chúng sẽ phun ra các chất dịch để ngăn chặn kẻ thù.

Nhìn chung, bướm khế là một loài bướm đẹp và có đặc điểm sinh thái thú vị. Chúng đang có nguy cơ bi tuyệt chủng, vì thế, hãy chung tay bảo vệ loài bướm này nhé!

Thứ Tư, 26/02/2025 16:49
2,39 👨 873
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng