Một số mẹo nhỏ với MAC OS

Sử dụng Mac OS có rất nhiều ưu điểm như tính ổn định, giao diện đồ họa hay phím tắt nhưng nó cũng có rất nhiều điểm yếu mà chúng ta cần phải khắc phục do Apple không cho người dùng chọn lựa. Đây là một số mẹo nhỏ nhằm giúp bạn hài lòng hơn với máy tính của mình. Đó là thay đổi định dạng chụp ảnh màn hình, bắt máy luôn khởi động với hệ điều hành 64 bit, tắt thông báo mở ứng dụng khó chịu và thay đổi màn hình khi đăng nhập.

Steve Jobs đã luôn bị ám ảnh bởi việc làm cho Mac trở nên cực kỳ đơn giản cho người sử dụng. Nhưng một số mẹo và thủ thuật Mac tốt nhất không phải lúc nào cũng dễ hiểu đối với những người dùng thông thường.

Từ phím tắt đến các công cụ ẩn, máy Mac có đầy đủ các tính năng giúp bạn làm việc nhanh và dễ dàng hơn.

Vì vậy, cho dù bạn là một người mới sử dụng Mac hay bạn đã quen với việc sử dụng Windows trong một thời gian dài, dưới đây là những mẹo và thủ thuật hữu ích, giúp bạn tận dụng tối đa máy Mac của mình.

1. Cách đơn giản nhất và phổ biến nhất để tăng tốc độ sử dụng máy Mac của bạn là tận dụng Spotlight.

Spotlight

Thực hiện việc này bằng cách nhấn Command + Space và bạn có thể nhanh chóng tìm thấy file, mở ứng dụng, tìm kiếm trên web và thực hiện tìm kiếm trên toàn hệ thống.

2. Bạn cũng có thể sử dụng Spotlight làm máy tính hoặc dùng nó để chuyển đổi tiền tệ.

Công cụ chuyển đổi tiền tệ

3. Nếu bạn bị mất chuột trong một cửa sổ trên màn hình, chỉ cần lắc nó - con trỏ sẽ tự động phóng to.

Mất chuột

4. Control + Alt + Delete không hoạt động trên Mac - thay vào đó, nhấn Command + Option + Escape để tắt các tác vụ cần thiết.

Tắt các tác vụ

Sử dụng thủ thuật này sẽ nhanh hơn so với việc nhấp chuột phải vào từng ứng dụng phiền hà.

5. Hầu hết mọi người xóa các file bằng cách kéo thủ công mỗi file vào biểu tượng Trash nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện nhanh hơn một chút, chỉ cần chọn một file và nhấn Ctrl + Delete.

6. Chụp ảnh màn hình trên Mac nhanh hơn so với trên Windows. Bất cứ khi nào bạn cần, hãy nhấn Command + Shift + 3 để chụp toàn bộ màn hình. Command + Shift + 4 sẽ chụp một phần tùy chỉnh của màn hình.

7. Bạn có thể di chuyển các cửa sổ mà không cần đưa chúng vào foreground, bằng cách giữ phím Command khi bạn kéo nó sang vị trí mới.

8. Bạn có thể thay đổi ứng dụng nào sẽ load, bất cứ khi nào bạn khởi động máy Mac.

Thay đổi ứng dụng sẽ load khi khởi động

Hãy chuyển đến System Preferences > Users & Groups > Login Items, sau đó thêm, kiểm tra và bỏ chọn bất kỳ chương trình gì bạn muốn ưu tiên.

9. Bất cứ khi nào bạn cần một dấu trọng âm (hoặc ký tự đặc biệt có liên quan), chỉ cần giữ chữ cái thích hợp, và một danh sách các tùy chọn có liên quan sẽ bật lên.

Dấu trọng âm

10. Hãy nhấn Fn + F5 khi bạn đang nhập một từ nào đó. Nó sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các từ tương tự bắt đầu bằng những chữ cái bạn đã nhập.

Danh sách các từ tương tự

11. Nếu bạn sử dụng tai nghe Bluetooth với máy Mac, có một cách dễ dàng để đảm bảo âm nhạc không vô tình phát quá to ra loa máy tính.

Điều chỉnh âm lượng

Chuyển đến System Preferences > Sound và chọn "Show sound in menu bar".

Sau đó, bạn có thể thay đổi âm lượng từ menu bar đã nói và giữ phím Option trong khi nhấp vào biểu tượng để thay đổi âm lượng.

12. Còn về menu bar, đây là một công cụ mạnh mẽ, nhưng nó chiếm nhiều không gian màn hình. Nếu bạn muốn tiết kiệm không gian, bạn có thể cài đặt để menu bar chỉ hiển thị khi bạn cuộn về phía nó.

Ẩn menu bar

Để làm như vậy, hãy chuyển đến System Preferences > General, sau đó nhấp vào "Automatically hide and show the menu bar".

13. Bạn có thể sắp xếp lại các biểu tượng bên trong menu bar, bằng cách giữ phím Command và kéo các biểu tượng xung quanh.

Sắp xếp lại menu bar

Bạn cũng có thể sử dụng tính năng này để xóa hoàn toàn các biểu tượng nhất định khỏi menu bar.

14. Nếu bạn đang làm nhiều việc cùng một lúc, bạn có thể xem chúng trong một bố cục gọn gàng hơn, bằng cách giữ nút ngoài cùng bên phải (hoặc màu xanh lục) ở đầu cửa sổ.

Quản lý nhiều tác vụ

15. Điều này không dành cho tất cả mọi người, nhưng cài đặt "Hot Corners" của Apple cho phép bạn thực hiện những việc như xóa tất cả cửa sổ khỏi màn hình, mở Mission Control hoặc đặt màn hình sang chế độ Sleep bằng cách di chuyển chuột đến một góc nhất định trên trang.

Hot corners

Bạn có thể thử nghiệm xem nó có hiệu quả hay không bằng cách vào System Preferences > Mission Control, và chọn "Hot Corners..." ở phía dưới.

16. Đây không hẳn là một mẹo chuyên nghiệp, nhưng nói chung, không nên lãng quên tính năng Preview. Trình chỉnh sửa hình ảnh tích hợp của Apple là một trong những khía cạnh được đánh giá cao nhất trên hệ điều hành MacOS.

Preview

Tính năng Preview cho phép bạn thay đổi kích thước, chú thích hoặc thay đổi loại file của hình ảnh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nó để nhập một bản sao kỹ thuật số cho chữ ký của bạn. để dễ dàng sử dụng trong các tài liệu.

17. Hãy tận dụng QuickTime Player của Apple. QuickTime Player cho phép bạn ghi lại âm thanh hoặc video đang phát trên màn hình, do đó bạn không cần phải tải xuống bất kỳ phần mềm của bên thứ ba nào.

QuickTime Player

18. Nếu bạn muốn điều chỉnh âm lượng của máy Mac - nhưng chỉ một chút thôi - thì hãy giữ tổ hợp phím Shift + Option khi bạn nhấn các nút Volume Up hoặc Volume Down. Điều này sẽ thay đổi âm lượng từng chút một. Bạn cũng có thể làm tương tự với độ sáng màn hình.

Volume up/down

19. Giữ phím Option + Shift trong khi bạn thay đổi kích thước một cửa sổ sẽ làm cho tất cả mọi thứ tăng hoặc giảm kích thước theo tỷ lệ cùng một lúc.

Thay đổi kích thước cửa sổ

20. Trong Finder, bạn có thể đổi tên file và ảnh hàng loạt, thay vì thay đổi từng file một theo cách thủ công.

Đổi tên hàng loạt

Chỉ cần highlight những gì bạn cần, nhấp chuột phải, chọn "Rename [X] items..." và nhập thông tin mới vào công cụ đặt tên xuất hiện.

21. Bạn cũng có thể tạo các phím tắt tùy chỉnh cho một số ứng dụng nhất định.

Phím tắt tùy chỉnh

Chuyển đến phần System Preferences > Keyboard > Shortcuts, nhấp vào biểu tượng "+" để thêm ứng dụng, sau đó thêm chức năng phím tắt của bạn và nhấn phím tương ứng từ đó.

22. Bản cập nhật MacOS năm ngoái đã đặt trợ lý giọng nói Siri của Apple trên desktop. Sẽ hơi kỳ cục nếu bạn nói chuyện với máy tính ở nơi công cộng, nhưng tính năng này hoạt động rất tốt khi tìm kiếm trên web, tìm ảnh hoặc xem qua các file và tin nhắn. Bạn có thể tìm thấy Siri trong dock hoặc menu bar.

Siri

23. MacOS hiện có chế độ Picture-in-Picture. Nó chỉ hoạt động với Safari, và không phải mọi trang web đều hỗ trợ tính năng này, nhưng khi nó hoạt động, nó có thể giúp tối đa hóa không gian cho bạn.

Picture-in-Picture

Đối với các trang web như YouTube, bạn hãy giữ phím Control, sau đó nhấp đúp vào bên trong video để xem tùy chọn "Picture-in-Picture".

24. Nhờ có bản cập nhật phần mềm Mac OS mới nhất, giờ đây bạn có thể chuyển máy Mac sang "dark mode" - tính năng chuyển menu bar, cửa sổ finder và nhiều thứ khác thành màu xám đậm.

Dark Mode

Để chuyển sang dark mode, vào System Preferences > General > Dark.

25. Một tính năng mới khác là Stacks, cho phép bạn sắp xếp các file trên máy tính của mình theo danh mục - tức là tất cả ảnh chụp màn hình sẽ được nhóm tự động trong một thư mục, tất cả các file PDF sẽ được đặt cùng nhau, v.v...

Stacks

Để bắt đầu sử dụng Stacks, hãy chuyển đến Finder, nhấp vào View, sau đó nhấp vào Use Stacks.

26. Có một vài phím tắt người dùng Mac phải biết để chuyển đổi giữa các tab hoặc cửa sổ mà không cần sử dụng chuột.

Phím tắt hữu dụng

  • Chuyển đổi giữa các ứng dụng: Command + Tab
  • Chuyển đổi giữa nhiều cửa sổ của cùng một ứng dụng: Command + ~
  • Chuyển đổi giữa các tab trong cùng một cửa sổ trình duyệt, thực tế có hai cách:
    • Command + Option + mũi tên trái/phải
    • Control + Tab để di chuyển đến tab tiếp theo, Control + Tab + Shift để di chuyển lùi về tab trước đó.

27. Thay đổi định dạng chụp hình

Chụp màn hình là một trong những ưu điểm lớn nhất của Mac OS. Để chụp toàn màn hình, bạn chỉ cần đơn giản bấm Shift + command + 3 cùng một lúc. Nếu muốn chụp một phần thì chọn Shift +command + 4 sẽ xuất hiện một con trỏ đặc biệt cho phép bạn chụp khu vực mình muốn. Tuy nhiên, ảnh xuất ra mặc định sẽ có định dạng png khá nặng. Để thay đổi việc này, bạn chỉ cần mở Terminal (Applications > Utilities Terminal) và nhập dòng lệnh defaults write com.apple.screencapture type xxx với xxx là đuôi mà bạn muốn và khởi động lại máy. Chẳng hạn muốn đổi thành ảnh jpeg thì mình nhập đoạn mã: defaults write com.apple.screencapture type jpg. Một số các định dạng file khác như gif, tiff, pdf....

28. Bắt Mac OS luôn hoạt động ở 64 bit

Lưu ý: Chắc chắn máy bạn hỗ trợ 64 bit trước khi thử!

Việc dùng 64 bit hay không là tùy thuộc vào bạn, một số phần mềm chưa tương thích với 64 bit như Blackberry Desktop Manager. Đó chính là lý do để Apple không cho máy chạy 64bit cho dù Mac OS đã hỗ trợ rất tốt. Tuy nhiên, Snow Leopard 64 bit sẽ nhanh và mát hơn bình thường khá nhiều. Đối với các máy hỗ trợ 64 bit, bạn có thể ép máy khởi chạy ở chế độ 64 bit bằng cách nhấn và giữ 2 phím 6, 4 cùng lúc khi khởi động. Việc thực hiện tương tự khi bạn đang ở 64 bit mà muốn chạy 32 bit. Lưu ý rằng cách này chỉ hoạt động trong lần khởi động đó, những lần khởi động sau máy sẽ trở về với thiết lập mặc định.

Để thiết lập mặc định là 64 bit, bạn có thể dùng phương pháp chỉnh sửa PRAM nhưng mình không khuyến khích việc đó. Phương pháp dưới đây sẽ an toàn hơn:

Đầu tiên, bạn phải tải phần mềm Text Wrangler về và cài đặt nó. Đây là phần mềm cho phép chỉnh sửa các thông số trong file mà Apple đã khóa. Truy cập vào Library > Preferences > SystemConfiguration và mở file com.apple.boot.plist lên. Bạn thêm vào dòng chữ arch=x86_64 vào vị trí đã được bôi xanh như hình ở trên. Lưu và khởi động lại máy, bạn sẽ được khởi động ở chế độ 64 bit. Kiểm tra bằng cách bấm vào menu Apple, chọn About this Mac > More info > bấm vào phần Software sẽ thấy dòng chữ 64-bit Kernel and Extensions hiển thị Yes. Nếu No tức là máy đang chạy 32 bit. Không phải máy nào cũng có thể sử dụng Mac OS 64 bit nên bạn hãy cận thận, tốt nhất chỉ nên dùng nếu có RAM từ 3GB trở lên.

29. Tắt thông báo khó chịu

Mỗi khi tải một ứng dụng nào xuống từ Internet và mở nó lên trong lần đầu tiền, Mac OS lại hiện lên một thông báo cực kỳ khó chịu, bạn phải bấm Open thì mới có thể mở phần mềm lên. Để tắt thông báo này, bạn chỉ cần mở Terminal lên và nhập vào dòng lệnh
defaults write com.apple.LaunchServices LSQuarantine -bool NO
Để hiển thị lại thông báo, bạn nhập
defaults write com.apple.LaunchServices LSQuarantine -bool YES
Nhớ khởi động lại thể thiết lập có tác dụng.

30. Thay đổi hình nền khi đăng nhập

Hình nền khởi động của Mac OS khi đăng nhập tuy khá đẹp nhưng nhìn mãi rồi cũng có lúc chán. Để thay đổi hình này, bạn chỉ cần truy cập vào System > Library > CoreServices và tìm đến file DefaultDesktop.jpg. Đổi tên hình mình muốn thành DefaultDesktop.jpg rồi chép đè lên file cũ. Sau đó khởi động lại để thấy tác dụng.

Xem thêm:

Thứ Tư, 09/10/2019 15:21
3,25 👨 6.472
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Phần mềm hệ thống