Không tính đến những hậu quả về mặt thể chất, đây là một số tác hại nguy hiểm của thói quen sử dụng smartphone quá nhiều. Hãy cùng Quản Trị Mạng tìm hiểu xem smartphone khiến não bộ con người thay đổi như thế nào trong bài viết này nhé!
- Tuổi thơ đúng nghĩa là khi không có smartphone, phải không?
- 6 dấu hiệu rõ ràng cho thấy điện thoại của bạn đang bị hack
- Top 10 tính năng bí mật của smartphone bạn sẽ muốn dùng ngay lập tức
Chưa khẳng định với lập luận cho rằng công nghệ đang hủy hoại não bộ con người, các nhà khoa học cảnh báo smartphone giống như chất gây nghiện và có thể sinh ra chứng trầm cảm cùng nhiều tác hại khác.
Khi smartphone và các thiết bị thông minh trở nên quá phổ biến, nó khiến cho chúng ta bị phụ thuộc rất nhiều. Chẳng phải tự nhiên khoa học phải cảnh báo về các chứng bệnh dành riêng cho thời đại số như text neck (cổ nhắn tin) và ngón tay cò súng. Tất cả là vì con người ta đang dùng điện thoại quá nhiều.
Nhiều người trong chúng ta có thói quen kiểm tra điện thoại gần như mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần 5 phút không nhìn vào điện thoại là bắt đầu cảm thấy bứt rứt và khó chịu.
Cả ngày chúng ta bị “ngập” trong sự gián đoạn và cảnh báo từ thiết bị di động. Điện thoại thông minh rung chuông đánh thức chúng ta dậy, thông báo tin nhắn mới trong hộp thư đến, tin nhắn từ đồng nghiệp và bạn bè ở phía sau màn hình và cách “hỗ trợ” bằng lời nói.
Sự gián đoạn này dường như hợp lý với tâm trí con người: chúng ta muốn công nghệ hỗ trợ cuộc sống bận rộn, đảm bảo không bỏ lỡ cuộc hẹn và thông tin quan trọng nào.
Tuy nhiên, cơ thể con người lại khác: Việc nhận thông báo liên tục kích thích các hoocmon căng thẳng, tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập, các tuyến mồ hôi chảy dài và cơ bắp căng ra.
Đơn giản bạn không nên sống một cuộc sống như vậy!
Nguồn ảnh: Garry Knight / Flickr (CC)
Các ứng dụng điện thoại di động đang tận dụng nhu cầu kiểm soát về an ninh và tương tác xã hội. Các nhà nghiên cứu nhận thấy điều khủng khiếp có thể xảy ra: 89% sinh viên đại học tại Mỹ bị mắc chứng "rung điện thoại tưởng tượng", tức là tưởng tượng rằng điện thoại của họ đang rung, nhưng thực tế không hề có cuộc gọi hay tin nhắn nào.
Một nghiên cứu khác cho thấy có tới 86% người Mỹ mắc thói quen lạ khiến họ không ngừng kiểm tra email và tài khoản mạng xã hội dù không có thông báo nào. Điều này khiến họ cảm thấy thực sự mệt mỏi. Việc sử dụng smartphone đã trở thành một hành vi phổ biến tới mức đáng sợ trong sinh hoạt hàng ngày.
Trả lời phỏng vấn tờ Business Insider, nhà nội tiết học Robert Lustig lý giải những thông báo từ smartphone khiến não bộ con người rơi vào tình trạng căng thẳng và sợ hãi gần như mọi lúc, biến nó trở thành một phần không thể thiếu. Trạng thái này nghĩa là vỏ não trước trán, một phần của não bộ thường hoạt động với chức năng nhận thức cao nhất, khiến khả năng nhận thức của não bị rối loạn.
“Bạn nên kết thúc những việc làm ngu ngốc đó lại. Bởi những điều ngu ngốc này có thể khiến bạn gặp rắc rối”, Robert Lustig nói.
Bộ não con người chỉ có thể làm một việc một lúc
Não người bình thường không thể đa nhiệm. Nguồn ảnh: Samantha Lee/Business Insider
Các nhà khoa học từ lâu đã đưa ra quan điểm mà không phải bất cứ ai cũng thừa nhận, đó là con người về bản chất không thể làm việc đa nhiệm. Điều này đúng với khoảng 97,5% dân số. Trong khi đó, 2,5% còn lại là những người có khả năng kỳ lạ, mà theo ngôn ngữ của các nhà khoa học là "super taskers" (siêu năng). Những người "siêu năng" này thực sự có khả năng làm nhiều tác vụ tại cùng một thời điểm, như vừa lái xe vừa gọi điện thoại mà không làm ảnh hưởng tới khả năng điều khiển phương tiện.
Tuy nhiên trong 50 người chỉ có 1 người có khả năng này mà thôi, còn lại chúng ta chỉ thực sự tập trung vào một hành động duy nhất. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta hướng sự chú ý vào một dòng thông báo hay một âm báo từ điện thoại thì các công việc khác sẽ bị gián đoạn và sự trả giá này được gọi là "chi phí chuyển đổi".
Điểm mấu chốt là sự gián đoạn này khiến chúng ta không nhận thấy sự tồn tại của nó bởi thường diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng 1 phần 10 giây. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, kết hợp với những suy nghĩ lộn xộn giữa các ý tưởng, cuộc trò chuyện,... ngày một gia tăng có thể khiến não bộ dễ bị tổn thương.
Nhà tâm lý học David Meyer đã nghiên cứu tác động này và ước tính rằng chuyển đổi giữa các tác vụ có thể sử dụng tới 40% năng suất của bộ não, qua đó khiến não không thể "dành sức" làm những công việc khác.
Trong cuộc sống hiện tại, bạn phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không vội vàng, nhằm đưa ra những quyết định chính xác. Hơn nữa việc luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao độ, hormone cortisol trong não sẽ được tiết ra nhiều hơn. Cortisol được coi là hormone stress, khiến chúng ta dễ căng thẳng, phản ứng quá mức cần thiết, thậm chí dễ trầm cảm. Phản ứng của chúng ta với thế giới bên ngoài, thậm chí với chính suy nghĩ của chúng ta đều chậm hơn.
Theo giáo sư Turkle, mỗi khi bạn cầm điện thoại lên để tra cứu một thứ gì đó, nó giống như đang bước ra thiên nhiên hoang dã vậy. Bạn "săn tìm" thông tin ở đó và đẩy não bộ vào trạng thái cảnh giác, tập trung cao độ.
"Mỗi khi chuyển đổi các nhiệm vụ khác nhau, cơ thể được cung cấp một liều lượng hormone stress", Lustig nói.
Nói cách khác, sự căng thẳng mà chúng ta xây dựng bằng cách cố gắng làm nhiều điều cùng một lúc thực sự có thể khiến chúng ta mắc bệnh, làm chúng ta khao khát sự gián đoạn nhiều hơn và kích thích dopamin.
Dùng smartphone càng nhiều, não bộ càng lười vận động
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, não bộ của người trưởng thành có tốc độ xử lý khổng lồ, tương đương 60 bit /giây.
Càng nhiều tác vụ phải thực hiện, chúng ta càng đứng trước nhiều sự lựa chọn về việc muốn sử dụng sức mạnh của bộ não như thế nào. Do đó, dễ hiểu rằng chúng ta có thể muốn hoàn thành vượt mức khối lượng thêm vào nhờ có sự hỗ trợ của điện thoại và kỹ thuật số.
Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy việc ủy thác tư duy các nhiệm vụ cho các thiết bị không chỉ làm cho não bộ của chúng ta mệt mỏi mà còn khiến chúng lười hơn.
Điều này cũng lý giải cho những lợi ích mà smartphone hay AI mang lại trong việc chia sẻ bớt công việc với người dùng. Bên cạnh đó, chúng ta ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin bằng smartphone thay vì các phương thức truyền thống.
Thế nhưng theo các nhà khoa học, điều này lại mang đến những tác động tiêu cực không ngờ. Tất nhiên việc đọc những thông tin mới trên điện thoại có thể là một cách hay để học hỏi. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người lấy thông tin từ một quyển sách, thay vì thiết bị điện tử, thường phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn và tư duy nhiều hơn.
Một nghiên cứu mới đây thực hiện khảo sát trên hàng chục người dùng smartphone ở Thụy Sĩ cho thấy việc nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại khiến họ cảm thấy căng thẳng và ngón tay trở nên bồn chồn.
Sử dụng smartphone mang tới nhiều tác động tai hại, bao gồm gây nghiện và sinh chứng trầm cảm ở cả nam giới và nữ giới.
Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm nay, các nhà tâm lý học và các nhà khoa học máy tính đã phát hiện ra một kết nối không bình thường và có thể trở nên rắc rối: Đó là khi chúng ta nhấn chuột hoặc dùng ngón tay nhấn vào màn hình. Khi càng làm điều gì đó thường xuyên, chúng ta càng làm nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn. Cụ thể, khi làm càng nhiều những thao tác này, tín hiệu não bộ của con người càng trở nên rắc rối.
Theo lý giải, các nhà khoa học cho rằng việc học hỏi kiến thức, hay cụ thể là những hành vi xã hội đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên và một quá trình hơn chỉ từ một tín hiệu, ngón tay đến mắt rồi tới não bộ. Dường như việc sử dụng smartphone càng nhiều, não bộ càng trở nên "lười vận động" hơn.
Nguồn ảnh: Flickr/André-Pierre du Plessis
Có nên cấm sử dụng điện thoại ở nơi công cộng?
Mặc dù những phát hiện này gây phiền nhiễu nhưng các nhà khoa học không nói rằng việc trải nghiệm các ứng dụng trên điện thoại di động là có hại. Chúng ta cần biết rằng có một số cách sử dụng nhất định đặc biệt gây nguy hại.
Việc kiểm tra Facebook được chứng minh là nguyên nhân khiến cho nhiều người trẻ tuổi cảm thấy chán nản. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu cảm giác hạnh phúc của sinh viên có mối liên hệ trực tiếp: càng kiểm tra Facebook thường xuyên, bạn càng cảm thấy buồn chán. Bên cạnh đó, các trò chơi như Pokemon GO hoặc các ứng dụng như Twitter có thể gây nghiện; và sẽ khiến cho trí não bạn khao khát đạt được một thứ khác.
Nguồn ảnh: Getty Images / Spencer Platt
Các ứng dụng gây nghiện được xây dựng để mang lại phần thưởng cho não bộ, một khoảnh khắc thú vị khi ai đó thích ảnh hoặc nhận xét về bài đăng của bạn. Giống như trò chơi cờ bạc, bạn không thể đoán trước được lịch biểu. Đó gọi là "lịch trình biến đổi tỷ lệ" và thứ đó khiến não bộ con người trở nên "điên rồ".
Kỹ thuật này không chỉ được sử dụng bởi các phương tiện truyền thông xã hội, mà trên cả Internet. Giá vé máy bay giảm khi bạn nhấp chuột. Thông báo trên Facebook thay đổi dựa trên bạn bè và những gì mà họ đang đề cập đến. Chúng ta phải có tất cả, chúng ta phải có nhiều hơn và bây giờ chúng ta phải có nó.
Lustig nói rằng những loại ứng dụng này không phải "xấu". Chúng chỉ trở thành vấn đề khi được trao quyền tự do làm gián đoạn sự tập trung của chúng ta, kéo theo ước muốn về những thử nghiệm hấp dẫn, đánh lừa bộ não về việc luôn muốn nhiều hơn.
"Tôi không phải là một anti công nghệ. Tôi yêu thích công nghệ bởi nó được thiết kế rất đặc biệt giúp bạn tiếp tục tìm kiếm", ông nói.
Lustig nói rằng ông muốn thay đổi điều này bằng cách vẽ ranh giới xung quanh việc sử dụng điện thoại thông minh được xã hội chấp nhận. Nếu chúng ta có thể thực hiện việc cấm sử dụng điện thoại thông minh (như hút thuốc bên trong tòa nhà) thì ít nhất mọi người sẽ hạn chế thời gian truy cập thiết bị điện tử, giúp não bộ của họ được nghỉ ngơi.
"Hy vọng của tôi là chúng ta sẽ đi đến một nơi mà bạn không thể lôi điện thoại di động ra sử dụng ở nơi công cộng", Lustig nói.
Tham khảo thêm một số bài viết:
- 17 tiện ích thông minh trên smartphone giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn
- 9 tính năng ẩn tuyệt vời trên Android có thể bạn chưa từng biết tới
- Điểm danh 10 vị trí tuyệt đối nghiêm cấm không nên đặt điện thoại
Chúc các bạn vui vẻ!