ByteDance, công ty mẹ của TikTok, trị giá 100 tỷ USD

Với giá trị 100 tỷ USD, ByteDance hiện đang là một trong những công ty công nghệ tư nhân có giá trị cao nhất thế giới. Hãng sở hữu một loạt ứng dụng từ tổng hợp tin tức tới các dịch vụ truyền thông xã hội.

Bên cạnh đó, ByteDance cũng đang tìm kiếm những lĩnh vực sinh lời khác. Họ đang quan tâm tới cả dịch vụ stream âm nhạc và phát triển smartphone.

ByteDance hiện
ByteDance hiện được định giá vào khoảng 100 tỷ USD

Dưới đây là một số thông tin thú vị về ByteDance:

ByteDance là công ty nào?

ByteDance được thành lập vào năm 2012 bởi doanh nhân Yiming Zhang. Cùng năm đó, ByteDance ra mắt một bộ ứng dụng mà trọng tâm là Neihan Duanzi, nền tảng cho phép người dùng chia sẻ dưới dạng video ngắn, meme và bài viết. Năm 2018, Neihan Duanzi bị các nhà kiểm duyệt đóng cửa tại Trung Quốc.

Năm 2012, ByteDance cũng ra mắt Toutiao, một ứng dụng tổng hợp tin tức, đề xuất các bài báo và video cho người dùng bằng các thuật toán. Cho tới nay, đây là một trong những ứng dụng tổng hợp tin tức lớn nhất Trung Quốc, được cài đặt trên hơn 250 triệu thiết bị.

TikTok đang là con gà đẻ trứng vàng cho ByteDance
TikTok đang là con gà đẻ trứng vàng cho ByteDance

Tuy nhiên, có lẽ ứng dụng nổi tiếng nhất của ByteDance chính là Douyin, ra mắt vào năm 2016. Phiên bản quốc tế của Douyin chính là TikTok. Cả Douyin và TikTok đều cho phép người dùng chia sẻ những video ngắn và đều thành công rực rỡ. Tháng 7/2018, ByteDance cho biết Douyin và TikTok đã có 500 triệu người dùng hàng tháng. Con số này hiện có thể cao hơn rất nhiều bởi hồi tháng 01/2019, ByteDance cho biết chỉ riêng Douyin đã có 500 triệu người dùng hàng tháng ở Trung Quốc.

ByteDance tập trung vào thị trường quốc tế

ByteDance là một trong số hàng loạt công ty Trung Quốc đang hướng trọng tâm ra ngoài thị trường Quốc tế, bao gồm Mỹ.

Ngay từ đầu, ByteDance đã cố gắng vươn ra khỏi bên ngoài Trung Quốc. TikTok chỉ là một trong những sản phẩm dành cho người dùng quốc tế của hãng này. ByteDance còn có những ứng dụng khác như TopBuzz, một nền tảng đề xuất các video và bài báo thình hành và BaBe, một ứng dụng tổng hợp tin tức tại Indonesia.

ByteDance kiếm tiền bằng cách nào?

Doanh thu của ByteDance chủ yếu tới từ quảng cáo. Trên Toutiao, người dùng sẽ thấy quảng cáo trong bảng tin tức. Trên Douyin ở Trung Quốc, các công ty cũng có thể trả tiền để chạy quảng cáo.

Trên TikTok, hiện tại ByteDance cũng đã cho phép hiển thị quảng cáo xen lẫn video của người dùng. Bên cạnh đó, TikTok còn có một nguồn thu nhập khác đó là bán vật phẩm trong ứng dụng. Người dùng có thể mua tiền ảo, quà tặng trong TikTok để tặng, ủng hộ cho những người tạo video mà họ yêu thích.

Tính tới tháng 2/2019, người dùng TikTok đã chi khoảng 5,5 triệu USD trên toàn cầu cho những vật phẩm trong ứng dụng, tăng khoảng 243% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2018, ByteDance đã giảm mức doanh thu dự đoán từ 55 tỷ nhân dân tệ xuống 50 tỷ. Theo The Information, trong năm 2018, ByteDance lỗ 1,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, TikTok đang bị cấm bởi nhiều chính phủ trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ
Tuy nhiên, TikTok đang bị cấm bởi nhiều chính phủ trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ

Thử nghiệm các lĩnh vực mới

ByteDance hiện đang khám phá một loạt lĩnh vực mới để tìm kiếm nguồn doanh thu khác bên cạnh quảng cáo.

Hồi tháng 3/2019, công ty con của ByteDance là Lark Technologies đã tung ra một sản phẩm có tên là Lark. Đây là ứng dụng hướng tới người dùng doanh nghiệp, cung cấp khả năng cộng tác và công cụ tăng năng xuất công việc.

Bên cạnh đó, ByteDance còn được cho là đang phát triển một ứng dụng stream âm nhạc với tùy chọn miễn phí có quảng cáo và thuê bao trả phí. Cuối cùng, ByteDance còn quan tâm tới cả ngành công nghiệp smartphone với ý định ra mắt smartphone cài sẵn các ứng dụng mà công ty này phát hành.

Hồi đầu năm 2019, ByteDance đã mua lại một số sáng chế và nhân sự của hãng smartphone Trung Quốc có tên Smartisan. Tuy nhiên, phát ngôn viên của ByteDance lại tuyên bố rằng họ không quan tâm tới smartphone mà thay vào đó đang phát triển các thiết bị phần cứng liên quan tới giáo dục.

Theo các nhà phân tích, ByteDance đang cố gắng đa dạng doanh thu để tránh phụ thuộc vào quảng cáo. Tuy nhiên, khi mở rộng sang các lĩnh vực khác, ByteDance sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ có nền móng vững chắc.

Hiện tại, ByteDance cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi "con cưng" đang bị nhiều chính phủ ra lệnh cấm. Mới đây nhất, chính phủ Mỹ đã chính thức ra lệnh cấm TikTok, chính thức có hiệu lực từ ngày 20/9 tới. ByteDance đang phải cân nhắc việc bán lại TikTok cho một nhà đầu tư Mỹ, tiềm năng nhất là Microsoft.

Thứ Hai, 10/08/2020 16:21
31 👨 2.765
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ