Bạn thường xuyên mắc phải triệu chứng tim đập nhanh do căng thẳng, hồi hộp, lo lắng hoặc không bắt nguồn từ lý do nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây!
- 13 vấn đề sức khỏe mà hình lưỡi liềm trên móng tay đang cố cảnh báo cho bạn
- 7 cách tự kiểm tra tình hình sức khỏe cực đơn giản tại nhà
- 4 tác hại nguy hiểm từ đường có thể bạn chưa hề biết đến
Tim đập nhanh là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cảm giác này thường rất khó chịu và ai trong số chúng ta cũng muốn dừng lại nó một cách nhanh chóng.
Nhiều người thường cảm giác được khi nào tim của mình bắt đầu đập nhanh hơn mức bình thường. Trên trang Bright Side tiết lộ cho bạn hai phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, sẽ giúp bạn đối phó với tình huống tim đập nhanh trong chưa đầy 1 phút.
Vậy làm thế nào để "stop" triệu chứng tim đập nhanh chỉ trong một phút? Hãy đọc thật kỹ và giữ gìn sức khoẻ bản thân nhé!
Úp mặt vào thau nước
Với việc giảm nhiệt độ trong cơ thể một cách nhanh chóng sẽ giúp nhịp tim đập chậm lại. Đây là cách hệ thần kinh thích nghi với tình trạng mới của cơ thể. Tim sẽ “phản ứng lại” nhanh nhất để đối mặt với việc làm lạnh bởi vì nó ở vị trí gần hơn so với các bộ phận khác trong cơ thể.
Do vậy, khi nhịp tim bắt đầu đập nhanh, hãy làm theo các bước sau:
- Chuẩn bị một thau nước, càng lạnh càng tốt, có thể cho thêm 1 ít đá vào.
- Lấy một hơi thật dài và úp mặt vào trong thau nước, đến khi không chịu được thì hãy ngừng lại. Nếu cần, bạn có thể dùng tay để bịt mũi lại.
- Trong trường hợp không có thau đựng nước, hãy lấy nước vào lòng bàn tay và nhúng mặt vào đó. Ngoài ra, bạn có thể massage da mặt bằng những viên đá, đặc biệt chú ý đến khu vực thái dương.
Chắc hẳn bạn sẽ không tin nhưng phương pháp này giúp kích thích sự lưu thông máu của dây thần kinh. Khi ngâm mặt trong nước lạnh, cơ thể sẽ gửi một tín hiệu để làm chậm sự trao đổi chất, do đó, kìm hãm nhịp đập của tim.
Xem thêm: Bài tập workout trong 4 phút có tác dụng ngang với 1 giờ tập gym
Phương pháp Valsalva Maneuver
Valsalva Maneuver là một phương pháp được sử dụng để giúp làm giảm nhịp tim nhanh bất thường. Kỹ thuật này được đặt theo tên của một vị bác sĩ phẫu thuật thế kỷ XVII, người đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp hữu ích dưới đây.
- Hít thật sâu, lúc này ngực nở ra, bụng hóp lại, giữ nguyên tư thế này.
- Nhanh chóng dùng ngón tay cái và ngón trỏ để bịt mũi lại, đồng thời nhắm mắt và khép miệng, thắt chặt cơ bụng và cơ ngực.
- Giữ cho đến khi nào nghe thấy tiếng “poop” trong tai rồi hãy thở ra 10-15 giây.
Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt nhẹ nhưng đừng lo lắng, chỉ vài giây sau đó sẽ quay lại trạng thái bình thường. Cách này bạn có thể thực hiện ở mọi tư thế, lặp lại nhiều lần để duy trì sự ổn định của nhịp tim.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 máy đo nhịp tim và SpO2 kẹp ngón tay tốt, giá rẻ
Cả hai phương pháp trên dành cho tất cả những ai bị rối loạn nhịp tim nhưng nếu tim bạn thường xuyên đập nhanh kéo dài trên 20 phút có thêm triệu chứng ngất xỉu, đau, khó thở và các triệu chứng khác, cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng đó là gọi xe cứu thương để dự phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hơn nữa, nhịp tim tăng lên do bị tác động từ một nguyên nhân nào đó - chẳng hạn như sự phấn khích mạnh mẽ hoặc tập các bài thể dục tốc độ cao - là phản ứng bình thường của cơ thể. Nếu tim đập nhanh mà không có nguyên nhân nào tác động từ bên ngoài, thì đây có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để phát hiện kịp thời.
Xem thêm: 6 điều cần làm để tránh khỏi những hậu quả từ việc thức khuya
Chúc các bạn vui vẻ!