- Vì sao người thức khuya thường thông minh và tỉnh táo hơn?
- Uống 5 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn sống lâu hơn?
- 10 sự thật khó tin về thực phẩm sẽ gây ấn tượng với bạn
Hiển nhiên, ai trong số chúng ta cũng biết rằng thức khuya không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn không thể bỏ được thói quen này hoặc do tính chất công việc. Vậy phải làm gì để giữ gìn sức khỏe khi phải thức đêm?
Cho dù mỗi người đều cố tìm mọi cách để tránh việc thức đêm thì cũng sẽ có lúc ta buộc phải làm như vậy để giải quyết đống deadline đang gần đến hạn nộp. Tất nhiên chẳng ai muốn thức đêm vì điều này không hề tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không thể tránh khỏi những lúc như thế. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật tốt để đối mặt với nó. Bằng cách áp dụng 6 lời khuyên dựa trên khoa học và tâm lý học này, bạn có thể giảm thiểu đáng kể hậu quả của việc thức đêm và làm cho buổi làm việc này đạt hiệu quả cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo những điều cần làm để tránh khỏi những hậu quả từ việc thức khuya!
1. Không uống cà phê
Không uống cà phê? Chẳng phải cà phê là một phần của việc thức đêm hay sao? Đúng, cà phê có thể là một phần của việc thức đêm trong tưởng tượng của bạn nhưng nó không phải là thứ mà bạn nên làm. Có một vấn đề lớn trong việc uống cà phê vào ban đêm để có thể tỉnh táo: "Chẳng có gì là miễn phí cả".
Chẳng hạn, bạn phải thức cả đêm nay để giải quyết bài tập hay một dự án quan trọng nào đó. Nếu đây là trường hợp của bạn thì chắc chắn bạn sẽ muốn làm việc thật năng suất trong cả đêm. Cà phê thường được rao bán trên thị trường với lời miêu tả về tính năng làm việc thần kỳ của nó, nhưng có một vấn đề như sau: chúng ta thường chỉ nghĩ đến năng suất làm việc trong thời gian ngắn mà bỏ qua năng suất lâu dài. Trong thời gian ngắn, một lượng cà phê lớn sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng và có thể tập trung tối đa tinh thần. Tuy nhiên, sau 1-2 tiếng đồng hồ, người dùng cà phê sẽ cảm thấy mệt mỏi và bị đơ trong vòng 4 tiếng tiếp theo. Không có gì là miễn phí cả: Nếu cơ thể đốt cháy năng lượng trí tuệ nhiều và nhanh hơn bình thường thì bạn sẽ phải chịu mất một lượng năng lượng về sau và thường sẽ mất nhiều hơn là được.
Điều này không chỉ đúng khi sử dụng vào ban ngày mà còn đúng khi sử dụng vào ban đêm nữa, nhất là khi bản thân bạn cảm thấy yếu ớt và kiệt sức. Cơ thể sẽ không đủ để kham nổi cú sốc do cà phê gây ra trong giai đoạn tiếp theo, bạn sẽ lảo đảo và lờ đờ trong suốt phần thời gian còn lại của đêm vì tác dụng phụ của lần uống cà phê gần đó, hãy thay cà phê bằng trà xanh và nước để giúp cơ thể trữ đủ nước. Bạn sẽ thấy rằng miễn sao bản thân đang uống thứ gì đó thì bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, nhất là khi kết hợp với những lời khuyên còn lại.
Xem thêm: Trà xanh và cà phê, loại thức uống nào tốt hơn?
2. Di chuyển
Điều tệ hại nhất bạn có thể làm khi thức đêm là ngồi yên một chỗ trước máy tính hoặc cuốn sách giáo khoa trong 8 tiếng. Đây là một thói quen vô cùng xấu vào ban ngày và thói quen này còn tai hại hơn khi làm vào ban đêm - thời điểm tinh thần bạn đang bị giảm sút và bạn đang làm mất dần khả năng suy nghĩ hoặc sự tập trung.
Tâm trí của chúng ta hoạt động theo chu kỳ gọi là "nhịp điệu ultradian" - những giai đoạn lặp đi lặp lại trong chu kỳ 24 tiếng. Khả năng hoạt động của não bộ sẽ lên mức cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian 90 phút. Nghĩa là cứ 90 phút, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái làm việc kém hiệu quả, năng lực làm việc bị cạn kiệt và bạn sẽ rơi vào giai đoạn quyết tâm thấp hơn lúc bình thường. Vì thế, tốt nhất việc cần làm lúc này là nghỉ ngơi một chút.
Tuy nhiên, đây không phải chỉ cần nghỉ ngơi đơn thuần thì có thể giải quyết được vấn đề. Cách tốt nhất là bạn nên đứng dậy và thực hiện một số bài tập thể dục đơn giản. Cứ 85 phút làm việc, hãy đi bộ đến một chỗ mới rồi quay lại chỗ làm việc trong vòng 10 phút sau đó. Điều này không chỉ giúp cho não bộ của bạn trở lại bình thường vào cuối giai đoạn ultradian mà còn giữ cho bạn tỉnh táo hiệu quả hơn caffeine.
Bên cạnh đó, bạn có thể tự đặt ra mục tiêu tại nơi làm việc mới như: "Mình sẽ đọc ghi chú lịch sử này khi ở thư viện và lên ý tưởng cho bài luận khi đi xuống sảnh của sinh viên ngành kinh doanh". Việc này sẽ bắt buộc bạn phải cưỡng ép bản thân làm việc và dùng đòn bẩy theo định luật Parkinson để có thể làm việc hiệu quả hơn.
3. Uống nhiều nước
Hy vọng bạn sẽ thích uống trà hoặc nước lọc vì thức khuya phải uống thật nhiều nước. Nếu bản thân chưa bao giờ trải nghiệm sự tăng đột biến hiệu quả và năng lượng nhờ việc uống nhiều nước thì bạn đang làm lãng phí cuộc đời đấy.
Cà phê, soda, rượu bia hay tất cả những thứ có chứa chất caffeine hoặc đường đều làm cơ thể bị mất nước và việc này làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, lảo đảo, lo lắng, khó ngủ, khó thức giấc, hiệu quả công việc kém, không có cảm hứng làm việc và rất nhiều thứ khác không có lợi cho bạn nữa.
Rất may rằng bạn có thể giải quyết tất cả vấn đề này bằng cách uống thật nhiều nước. Lưu ý rằng không chỉ vài cốc, mà ít nhất là 1 gallon nước (3,7l) mỗi ngày! Nghe có vẻ nhiều, nhưng khi bạn đã thử uống một lượng nước như thế, bạn sẽ không bao giờ bỏ được thói quen này. Khi bản thân đang cố gắng thức đêm, mỗi cốc nước sẽ cung cấp cho bạn thêm năng lượng để bước qua đêm dài và nạp đủ nước khi cơ thể đang tiêu thụ đi nước/thức ăn hơn bình thường.
Nếu không uống nhiều nước, hãy cẩn thận, bạn sẽ có thể gặp phải những cơn đau đầu, mù mờ và thường sẽ không "thoải mái" đâu.
Xem thêm: Uống nước như thế nào mới đúng? Hãy xem lời khuyên từ các chuyên gia!
4. Chợp mắt một lúc
Đây có thể là con dao hai lưỡi và việc có một người bạn đồng hành sẽ rất cần thiết. Nếu bạn cần phải thức cả đêm hoặc nửa đêm, chắc chắn không có ý định ngủ thì điều đó sẽ bắt đầu làm hại đến khả năng làm việc của não bộ cũng như lấy đi năng lượng của cơ thể.
Một điều tốt của việc thức khuya là bạn có thể bắt cơ thể rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi. Khi mệt, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng bước vào trạng thái REM, trạng thái ngủ có thể hồi sức hiệu quả nhất. Khi bạn có thể ngay lập tức bước vào trạng thái REM, việc chợp mắt có thể giúp cơ thể hồi phục và tỉnh táo thêm vài tiếng nữa, so với khi bạn không ngủ.
Tuy nhiên, vẫn có một số nguy cơ có thể xảy ra như: Nếu quá mệt, bạn sẽ khó có thể tự thức dậy và việc chợp mắt có thể kéo dài đến 8 tiếng. Do đó, việc có một người bạn thức cùng sẽ giúp bạn tỉnh dậy sau 20 phút. Tốt nhất, hãy tìm ai đó sẵn sàng đảm bảo rằng bạn sẽ phải thức dậy để tiếp tục, thậm chí đổ nước để bạn tỉnh ngủ.
Nhớ rằng đừng lạm dụng việc ngủ nhiều hơn 90 phút một lần. Nếu làm vậy, bạn sẽ thức không đủ, bước vào thời kỳ ngủ-tỉnh-ngủ-tỉnh-ngủ như một thây ma và bạn sẽ không làm được gì hiệu quả cả.
5. Hãy ăn những gì bạn thích
Đây là một điều khá thú vị khi phải thức khuya. Để đảm bảo đó là một buổi tối làm việc hiệu quả, hãy ăn mọi thứ bạn thích. Ăn sẽ giải quyết được 2 vấn đề: Bổ sung năng lượng bị mất và giúp giữ vững tinh thần làm việc.
Cơ thể chúng ta tiếp nhận 1500-2500 calo để có thể hoạt động trong 16 giờ tỉnh táo. Thế nhưng, khi học xuyên đêm, bạn sẽ phải tiêu thụ nhiều hơn lượng năng lượng cần cho 16 giờ và chắc chắn bạn đã ăn chưa đủ để giúp cơ thể hoạt động thêm vào ban đêm. Nếu cứ cố gắng giữ một chế độ ăn nghiêm ngặt khi thức xuyên đêm, bạn sẽ rất "đau khổ" đó – bạn cần nhiều thức ăn hơn thường ngày và việc ăn những món nhanh gọn rẻ sẽ dễ dàng hơn là ngồi đấy lo lắng về việc giữ sức khỏe.
Ngoài ra, còn một lý do nữa giải thích cho việc bạn muốn ăn tất cả những thứ ngon trước mặt vì con người thường chỉ có một sự quyết tâm vừa đủ để đối mặt với các vấn đề mà thôi. Sự quyết tâm này giúp chúng ta vượt qua những thứ chúng ta không thích, ngăn cản chúng ta ăn những gì ngon, nhưng khi bỏ ra quá nhiều quyết tâm để giữ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt thì đồng thời bạn cũng đang hạ đi sự quyết tâm trong việc học hành – điều mà bạn không muốn. Đừng mất công chống chọi lại cơn thèm ăn; hãy ăn để bạn có thể có thêm năng lượng tiếp tục học hoặc tiếp tục hoàn thành đề án của mình.
Xem thêm: 9 loại thực phẩm giúp bạn cải thiện tâm trạng một cách nhanh chóng
6. Có một người bạn đồng hành
Phương pháp cuối cùng và quan trọng nhất trong việc vượt qua một đêm thức khuya là tìm bạn đồng hành. Thức khuya một mình sẽ rất cô đơn và khi học một mình không những dễ chán mà còn dễ nản, nhất là khi càng về sáng. Bạn sẽ muốn có ai đó để nói chuyện cùng, mua thức ăn cùng, đi tới những nơi học mới hoặc có ai đó đảm bảo rằng bạn không lăn ra ngủ khi đang thử thách năng lực thể chất và tinh thần khi thức xuyên đêm.
Tuy nhiên, đừng hiểu lầm. Thức xuyên đêm là việc rất khó khăn và bạn sẽ chẳng thích việc này đâu. Nhưng nếu làm theo những lời khuyên này, bạn có thể sẽ giảm thiểu được nhiều tác hại tiêu cực và tránh được việc vật vờ mệt mỏi vào sáng hôm sau. Hãy nhớ: Đừng thức khuya quá thường xuyên!
Xem thêm: 12 lợi ích tuyệt vời từ việc uống nước ấm có thể bạn chưa biết
Chúc các bạn vui vẻ!