Sự khác biệt giữa Host và Server

Bạn có bao giờ nhận thấy cách một số người sử dụng các thuật ngữ Host và Server gần như một không? Vậy 2 thuật ngữ này có thực sự giống nhau không? Hãy cùng Quantrimang tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Host là gì? Server là gì?

Cùng định nghĩa nhanh 2 thuật ngữ này như sau:

  • Host: Đây là một thiết bị như máy tính kết nối mạng.
  • Server: Đây là một phần cứng hoặc phần mềm cung cấp dịch vụ cho các thiết bị hoặc chương trình khác trong mạng.

Tiếp theo, hãy xem những thuật ngữ này thực sự có nghĩa là gì.

Host và Server là 2 thuật ngữ không giống nhau
Host và Server là 2 thuật ngữ không giống nhau

Host là gì?

Host có thể là bất kỳ máy nào kết nối hoặc tương tác với mọi thiết bị khác trong mạng. Chỉ cần suy nghĩ về điều này một chút và bạn sẽ hiểu. Một mạng bao gồm bất kỳ số lượng thiết bị nào, tất cả đều có địa chỉ IP riêng (Internet Protocol). Không chỉ vậy, mỗi thiết bị sẽ có phần mềm riêng cho phép nó thực hiện mục đích của mình trong mạng. Địa chỉ IP ở đó để xác định từng thiết bị khi giao tiếp với các thiết bị khác.

Hãy nhớ rằng các host khác nhau có thể có hostname thay vì số IP. Trong trường hợp này, DNS (Domain Name System) chuyển đổi hostname thành địa chỉ IP mà thiết bị có thể đọc được.

Tuy nhiên, không phải tất cả các thiết bị đều là host. Nếu bạn có các hub, switch hoặc router trong mạng, thì chúng không có địa chỉ IP. Do đó, chúng không phải là host.

Server là gì?

Server là một phần mềm hoặc phần cứng cung cấp dịch vụ cho các thiết bị trong mạng. Hãy nhớ rằng, các thiết bị có thể không nhất thiết phải là một host. Các thiết bị sử dụng những dịch vụ này (được gọi là client) cũng có thể là phần mềm hoặc phần cứng.

Nhiều người luôn tự hỏi liệu mối quan hệ giữa client và server có phải là "1-1" hay không. Nếu mỗi quan hệ đó là "1-1", thì số lượng server và client sẽ đột nhiên trở nên lớn hơn nhiều so với khả năng thực tế. Trên thực tế, một tin vui là server có thể phục vụ nhiều client và các client có thể nhận dịch vụ từ nhiều server. Một điều khác cần nhớ là server và client có thể nằm trong cùng một thiết bị hoặc trong các thiết bị riêng biệt, tùy theo điều kiện nào thuận tiện nhất.

Các loại server khác nhau

Có nhiều loại server khác nhau và mỗi loại chuyên cung cấp dịch vụ riêng. Các server điển hình có thể là:

Có nhiều loại server khác nhau và mỗi loại chuyên cung cấp dịch vụ riêng
Có nhiều loại server khác nhau và mỗi loại chuyên cung cấp dịch vụ riêng
  • Web server: Một chương trình được thiết kế để phục vụ các trang hoặc file HTML. Trình duyệt web là một ví dụ điển hình.
  • Database Server: Lưu trữ và quản lý dữ liệu được sử dụng bởi các thiết bị khác trong mạng.
  • Mail Server: Nhận email đến từ người dùng cục bộ và từ xa. Họ cũng chuyển tiếp các email gửi đến người nhận dự định.
  • File Server: Các thiết bị chịu trách nhiệm lưu trữ và quản lý những file dữ liệu. Chúng cho phép các thiết bị khác trên cùng mạng truy cập file.
  • Application Server: Các chương trình trong mạng cung cấp logic cho ứng dụng.

Bây giờ, bạn có thể đã nhận ra rằng tất cả đều xoay quanh việc quản lý và lưu trữ dữ liệu, chia sẻ tài nguyên và trao quyền tính toán. Do đó, thật hợp lý khi có một thiết bị dành cho một mục đích cụ thể và đó chính xác là ý nghĩa của một server.

Còn chức năng của chúng thì sao?

Câu hỏi này rất dễ xác định nếu bạn xem lại các phần trước.

Tóm lại, một host chia sẻ và tiêu thụ tài nguyên mạng, trong khi server cung cấp dịch vụ và chia sẻ tài nguyên mạng. Có lẽ cũng hiển nhiên rằng bạn cần một mạng có cả host và server để hoạt động bình thường và hiệu quả.

Cách chọn đúng server

Nếu bạn đọc kỹ các phần trước, có thể bạn sẽ nhận thấy một điều rất quan trọng. Chọn server một cách hợp lý, nếu không, bạn có thể kết thúc với một phòng CNTT đầy những thiết bị hiếm khi được sử dụng và đắt tiền.

Điều đầu tiên khi chọn một server là xem xét tầm quan trọng của một số tính năng nhất định và mức độ chúng sẽ được sử dụng.

Bảo mật là mối quan tâm lớn và bạn sẽ phải xem xét việc bảo vệ, phát hiện và khôi phục hệ thống của mình. Đó không phải là tất cả, bạn cũng sẽ phải xem xét tính bảo mật của dữ liệu trong email, đám mây và ghi nhật ký tất cả hoạt động trong mạng.

Bạn sẽ sử dụng những loại bộ nhớ trong nào? Loại bộ nhớ và dung lượng của từng loại? Mỗi điều này sẽ có ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của hệ thống và sự dễ dàng của các phương thức nhập/xuất.

Xem thêm:

Thứ Năm, 26/11/2020 16:22
3,86 👨 11.038
0 Bình luận
Sắp xếp theo