Giải thuật tìm kiếm theo chiều sâu
Giải thuật tìm kiếm theo chiều sâu là gì?
Giải thuật tìm kiếm theo chiều sâu (Depth First Search – viết tắt là DFS), còn được gọi là giải thuật tìm kiếm ưu tiên chiều sâu, là giải thuật duyệt hoặc tìm kiếm trên một cây hoặc một đồ thị và sử dụng stack (ngăn xếp) để ghi nhớ đỉnh liền kề để bắt đầu việc tìm kiếm khi không gặp được đỉnh liền kề trong bất kỳ vòng lặp nào. Giải thuật tiếp tục cho tới khi gặp được đỉnh cần tìm hoặc tới một nút không có con. Khi đó giải thuật quay lui về đỉnh vừa mới tìm kiếm ở bước trước.
Trong hình minh họa trên, giải thuật tìm kiếm theo chiều sâu đầu tiên duyệt từ các đỉnh A tới B tới C tới D sau đó tới E, sau đó tới F và cuối cùng tới G. Giải thuật này tuân theo qui tắc sau:
Qui tắc 1: Duyệt tiếp tới đỉnh liền kề mà chưa được duyệt. Đánh dấu đỉnh mà đã được duyệt. Hiển thị đỉnh đó và đẩy vào trong một ngăn xếp (stack).
Qui tắc 2: Nếu không tìm thấy đỉnh liền kề, thì lấy một đỉnh từ trong ngăn xếp (thao tác pop up). (Giải thuật sẽ lấy tất cả các đỉnh từ trong ngăn xếp mà không có các đỉnh liền kề nào)
Qui tắc 3: Lặp lại các qui tắc 1 và qui tắc 2 cho tới khi ngăn xếp là trống.
Bảng dưới đây minh họa các qui tắc với hình ví dụ trên:
Khởi tạo ngăn xếp (stack)
Đánh dấu đỉnh S là đã duyệt và đặt đỉnh này vào trong ngăn xếp. Tìm kiếm bất kỳ đỉnh liền kề nào mà chưa được duyệt từ đỉnh S. Chúng ta có 3 đỉnh và chúng ta có thể lấy bất kỳ đỉnh nào trong số chúng. Ví dụ, chúng ta lấy đỉnh A theo thứ tự chữ cái.
Đánh dấu đỉnh A là đã duyệt và đặt vào trong ngăn xếp. Tìm kiếm bất kỳ đỉnh liền kề nào với đỉnh A. Cả S và D đều là hai đỉnh liền kề A nhưng chúng ta chỉ quan tâm về đỉnh chưa được duyệt.
Duyệt đỉnh D, đánh dấu đỉnh này là đã duyệt và đặt vào trong ngăn xếp. Ở đây, chúng ta có B và C là hai đỉnh kề với D và cả hai đều là chưa được duyệt. Chúng ta sẽ chọn theo thứ tự chữ cái một lần nữa.
Chọn B, đánh dấu là đã duyệt và đặt vào trong ngăn xếp. Ở đây B không có bất kỳ đỉnh liền kề nào mà chưa được duyệt. Vì thế chúng ta lấy B ra khỏi ngăn xếp.
Kiểm tra phần tử trên cùng của ngăn xếp để trở về nút đã duyệt trước đó và kiểm tra xem đỉnh này có đỉnh nào liền kề mà chưa được duyệt hay không. Ở đây, chúng ta tìm thấy đỉnh D nằm ở trên cùng của ngăn xếp.
Chỉ có một đỉnh liền kề với D mà chưa được duyệt, đó là đỉnh C. Chúng ta duyệt C, đánh dấu là đã duyệt và đặt vào trong ngăn xếp.
Vì C không có bất kỳ đỉnh nào liền kề mà chưa được duyệt, chúng ta tiếp tục lấy các đỉnh từ trong ngăn xếp để tìm xem có còn bất kỳ đỉnh nào liền kề mà chưa được duyệt hay không. Trong ví dụ này là không có, và chúng ta vẫn tiếp tục cho tới khi ngăn xếp là trống.
Theo Tutorialspoint
Bài trước: Cấu trúc dữ liệu đồ thị (Graph)
Bài tiếp: Giải thuật tìm kiếm theo chiều rộng
Bạn nên đọc
-
Công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật
-
Công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật
-
Diện tích hình trụ: Diện tích xung quanh hình trụ, diện tích toàn phần hình trụ
-
Công thức tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành
-
Công thức tính chu vi hình tứ giác, diện tích hình tứ giác
-
Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu
Cũ vẫn chất
-
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Cách sửa file MP4 bị hỏng với thủ thuật đơn giản
Hôm qua -
Những câu nói hay về mùa thu, lời chào mùa thu hay và ý nghĩa
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
Đấu Trường Chân Lý Mobile (TFT Mobile)
-
30 lời chúc sinh nhật chồng yêu ý nghĩa và ngọt ngào
Hôm qua 1