10 dịch vụ tạo, chia sẻ và nghe nhạc trực tuyến tốt nhất

Âm nhạc là linh hồn của cuộc sống. Đó là lý do tại sao có vô số bản nhạc được tạo ra, chia sẻ, nghe và thậm chí có sẵn để tải xuống miễn phí. Ngành công nghiệp âm nhạc đang sản xuất ra rất nhiều nội dung chất lượng cao nhưng chỉ có một vài nền tảng lưu trữ nhạc thực sự có chất lượng. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn 10 dịch vụ tốt nhất.

Dưới đây là các dịch vụ trực tuyến tốt nhất để chia sẻ và nghe nhạc. Những nền tảng này lưu trữ tất cả các loại nhạc với các tính năng nâng cao để mang đến cho bạn trải nghiệm âm nhạc hoàn chỉnh. Bạn cũng sẽ tìm thấy một loạt các tính năng để lưu một bản nhạc yêu thích trên các dịch vụ này. Hãy xem danh sách sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Spotify

Spotify

Spotify là một dịch vụ phát nhạc trực tuyến phổ biến, cho phép bạn trải nghiệm âm nhạc hi-fi thông qua giao diện thân thiện với người dùng và các tính năng bổ sung. Dịch vụ này có sẵn cho nhiều nền tảng - bao gồm Xbox và PlayStation. Hơn nữa, nó được cập nhật thường xuyên và hoàn toàn miễn phí, nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm các tính năng tốt hơn thì có thể thử phiên bản pro.

Điều thú vị là mỗi tuần, Spotify phát hành danh sách phát dài hai giờ có tên ‘Weekly’, đề xuất các bản nhạc bất hủ. Bạn có thể tìm kiếm các bản nhạc và khám phá các danh sách phát sẵn phù hợp với tâm trạng. Tất cả các bản nhạc này đều có âm thanh chất lượng cao. Ngoài ra, bạn có thể tạo các bộ sưu tập riêng rồi chia sẻ với bạn bè và gia đình của mình.

Hầu hết các tính năng ấn tượng của Spotify (ngoại trừ Shuffle play - Phát ngẫu nhiên) đều phải trả phí. Phiên bản miễn phí không giúp bạn có những trải nghiệm âm nhạc chất lượng cao và nghe nhạc ngoại tuyến. Ngoài ra, Spotify không khả dụng ở một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.

2. Pandora

Pandora

Pandora là một kênh phát thanh dựa trên internet, tự hào là một công cụ phân tích âm nhạc và đề xuất các bản nhạc độc đáo theo sở thích của bạn. Không giống như Spotify, nó chỉ hoạt động trên Android, iOS, Windows và web; nhưng bù lại không có quảng cáo.

Điểm đặc biệt nhất của Pandora là tính năng cá nhân hóa độc đáo. Nó sẽ đưa vào tài khoản các nghệ sĩ hoặc các bài hát bạn hay nghe và tạo ra một kho âm nhạc cho riêng bạn và có thể tùy chỉnh theo ý thích cá nhân. Ngoài ra, dịch vụ AMPcast cho phép các nghệ sĩ ghi âm và phát các tin nhắn âm thanh cho toàn bộ người hâm mộ cùng với các liên kết tới việc mua vé đi nghe nhạc hoặc các bản nhạc mới, v.v...

Thật không may, Pandora chỉ có ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, hầu hết các tính năng cạnh tranh của nó như không có quảng cáo, tùy chọn bỏ qua bài hát, v.v... chỉ có trong gói cao cấp.

3. Google Play Music

Google Play Music

Google Play Music hoạt động như một dịch vụ trực tuyến để phát và lưu trữ nhạc. Bạn có thể truy cập thư viện nhạc của mình bất cứ lúc nào, thông qua bất kỳ thiết bị nào kể cả khi có hoặc không có kết nối internet. Giống như hai dịch vụ trên, nó cũng miễn phí, nhờ vào quảng cáo. Tuy nhiên, không giống như Spotify, Google Play Music chỉ khả dụng trên Android, iOS và web.

Bạn có thể tải lên tối đa 50 nghìn bài hát và truy cập chúng từ mọi thiết bị. Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng nó để tạo ra đám mây âm nhạc độc đáo của riêng mình miễn phí. Bạn thậm chí có thể chọn chế độ phát liên tục để phù hợp với tâm trạng và nhu cầu của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có thể tạo và lưu danh sách nhạc.

Nó cung cấp một số tính năng như phát trực tuyến nhạc không có quảng cáo và tải xuống các bản nhạc để truy cập ngoại tuyến trong gói trả phí "Unlimited".

4. Apple Music

Apple Music

Apple Music là ứng dụng phát nhạc trực tuyến yêu thích của những người hâm mộ Apple. Nó cung cấp một danh mục 45 triệu bài hát và làm việc với ứng dụng iTunes trên Android, macOS, iOS, Sonos, Windows và web. Không giống như các dịch vụ nghe nhạc ở trên, Apple Music không miễn phí, nhưng bạn có thể tìm thấy một lựa chọn dùng thử giới hạn thời gian.

Apple Music cũng có các bản phát hành nhạc mới nhất, quản lý danh sách phát mỗi ngày và cho phép bạn tạo danh sách phát, tiểu sử và theo dõi những người khác để chia sẻ nhạc. Bạn cũng có thể tải xuống các bản nhạc từ Apple Music và truy cập chúng ngoại tuyến trên thiết bị.

Giống như Google Play Music, nó đồng bộ hóa mọi thứ trong iTunes library, do đó cho phép bạn xem tất cả các bản nhạc ở mọi nơi, từ mọi thiết bị. Apple Music cung cấp cho bạn phiên bản dùng thử trong ba tháng và sau thời gian dùng thử, bạn phải chọn một trong các gói trả phí để tiếp tục sử dụng.

5. Amazon Music

Amazon Music

Amazon Music là một cái tên tương đối mới trong lĩnh vực phát nhạc trực tuyến. Thư viện mà nó cung cấp chỉ có 2 triệu bài hát. Amazon Music hoạt động trên nhiều nền tảng bao gồm Android, Fire OS, macOS, iOS, Windows và web. Nó đi kèm với thuê bao Amazon Prime, và do đó, nó không miễn phí. Nhưng giống như Apple Music, bạn có thể dùng thử trong một thời gian.

Amazon Music có các danh sách nhạc được sắp xếp và cá nhân hóa. Một trong những tính năng cần thiết của Amazon Music là hỗ trợ cho các thiết bị Alexa, vì vậy bạn có thể dùng khẩu lệnh “Alexa, play a song” để nghe nhạc. Nó cũng giới thiệu các bản phát hành nhạc mới và phổ biến nhưng không có tính năng tải lên và đồng bộ hóa nhạc như hai dịch vụ trên.

Bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn nếu bạn chưa đăng ký Amazon Prime. Ngoài ra, nó còn lưu trữ một thư viện nhạc nhỏ hơn so với các thư viện khác (nếu bạn chưa chọn gói 'Amazon Music Unlimited'). Cuối cùng, nó đi kèm với bản dùng thử miễn phí 30 ngày, sau đó, bạn phải chọn một gói trả phí để tiếp tục sử dụng nó.

6. SoundCloud

SoundClound

SoundCloud là một trong những nền tảng âm nhạc đa dạng và mở rộng nhất, nổi tiếng với các nghệ sĩ mới và các bản nhạc indie của họ. Nó miễn phí như một số dịch vụ khác trong danh sách này và có sẵn trên các nền tảng Android, iOS, Sonos, Xbox One và web.

Bạn có thể nghe các bản nhạc mới và phổ biến, tạo và lưu danh sách phát cũng như chia sẻ tất cả với bạn bè và gia đình của mình. Tuy nhiên, SoundCloud là một trung tâm giải trí cho cả nghệ sĩ nghiệp dư và chuyên nghiệp để tải lên và chia sẻ các sản phẩm âm nhạc của mình với công chúng - có thể là bản nhạc gốc, bản phối lại hoặc podcast. Bạn cũng có thể kiếm tiền từ các sản phẩm của riêng mình và thu thập phản hồi từ cộng đồng những người yêu âm nhạc.

SoundCloud cũng cung cấp gói "Go", cho phép bạn tải xuống các bản nhạc và nghe chúng ngoại tuyến, như một số dịch vụ khác trong danh sách. Các phiên bản cao cấp dành cho nghệ sĩ bao gồm nhiều tính năng hơn như giới hạn tải lên lớn hơn, thống kê chi tiết và các công cụ kiểm soát tốt hơn.

7. Tidal

Tidal

Tidal là một nền tảng âm nhạc và giải trí khổng lồ, có sẵn ở hơn 50 quốc gia. Nó cung cấp 50 triệu bài hát cùng với hơn 200 nghìn video độ phân giải cao cho những người đã đăng ký Tidal. Hơn nữa, nó hoạt động liên tục trên web cũng như các thiết bị phổ biến như Android, iPhone, iPad, iPod, Mac và PC.

Điểm cộng của Tidal là nó có tính năng âm nhạc tuyệt vời - đặc biệt là từ các nhà đồng sở hữu nó. Nó cũng tự hào về chất lượng âm thanh hi-fi, cho phép người nghe trải nghiệm âm nhạc chất lượng. Nó đi kèm với một loạt các nội dung bao gồm các bản nhạc độc quyền, video và các buổi hòa nhạc trực tiếp.

Đối với các nghệ sĩ và nhạc sĩ, Tidal cũng cung cấp dịch vụ ‘TIDAL X’ giúp họ kết nối và tương tác với người hâm mộ, bao gồm các chương trình biểu diễn trực tiếp, gặp gỡ và chào mừng.

Mặc dù Tidal có sẵn cho nhiều nền tảng nhưng các ứng dụng trên di động được cho là ít thân thiện với người dùng hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, nó không miễn phí, nhưng có thể dùng thử trong 30 ngày, sau đó, bạn phải trả tiền và đăng ký một trong các gói tính phí.

8. Slacker Radio

Slacker Radio

Slacker Radio là kênh phát thanh internet, giống như Pandora, chuyên cung cấp các kênh phát thanh thủ công để bạn duyệt và nghe. Nó cũng miễn phí như hầu hết các dịch vụ trong danh sách này, nhờ vào quảng cáo. Nó tương thích cho một loạt các nền tảng như Android, Fire OS, iOS, Sonos và web.

Slacker có các kênh phát thanh theo chủ đề để phù hợp với tâm trạng của người dùng vào các ngày lễ và lễ hội âm nhạc. Kênh phát thanh tùy chỉnh của nó được sắp xếp theo sở thích và ý muốn của người dùng, giống như Pandora. Tuy nhiên, nó không tốt như Pandora khi cá nhân hóa các kênh phát thanh này. Hơn nữa, bạn có thể chia sẻ các đài phát nhạc của mình với bạn bè và các thành viên trong gia đình để cho phép họ thưởng thức các bản nhạc yêu thích của bạn.

Slacker Radio cung cấp các tính năng tốt nhất cho các thuê bao cao cấp và tất nhiên sẽ phải trả chi phí cao hơn nhiều so với một số dịch vụ trong danh sách này. Bạn có thể truy cập các bản nhạc không có quảng cáo với chất lượng âm thanh vượt trội, bỏ qua không giới hạn và nghe nhạc ngoại tuyến với gói premium. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nó chỉ có sẵn ở Canada và Hoa Kỳ.

9. iHeartRadio

iHeartRadio

iHeartRadio được biết đến với bộ sưu tập khổng lồ các podcast và kênh phát thanh. Bạn cũng có thể nghe nhạc từ dịch vụ truyền trực tuyến này. Nó có sẵn miễn phí và hỗ trợ một loạt các thiết bị và nền tảng như Amazon Alexa, Android, Fire OS, Google Home, macOS, PlayStation, Sonos, Windows, Xbox và web.

iHeartRadio cung cấp cho bạn quyền truy cập vào hàng nghìn đài AM và FM, được phát trực tiếp hoặc được ghi âm - từ lĩnh vực hài kịch, âm nhạc, tin tức, thể thao và talkshow. Bạn có thể đánh dấu mục yêu thích, tạo danh sách phát và thậm chí cá nhân hóa các đài nhạc dựa trên các nghệ sĩ hoặc thể loại âm nhạc yêu thích - tất cả đều miễn phí.

‘IHeartRadio Plus’ và ‘iHeartRadio All Access’ là gói thuê bao cao cấp, bao gồm các tính năng như trải nghiệm nghe nhạc không có quảng cáo, tùy chọn lưu và phát lại bài hát, bỏ qua không giới hạn và tùy chọn nghe nhạc ngoại tuyến để sử dụng mà không cần internet.

10. TuneIn

TuneIn

TuneIn là một dịch vụ trực tuyến cung cấp âm nhạc, tin tức, thể thao, podcast và các kênh phát thanh internet theo yêu cầu. Nội dung của nó được phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới, mà bạn có thể thưởng thức trên một loạt các nền tảng bao gồm PlayStation 3, Sonos, Xbox One, v.v... Nó miễn phí cho tất cả mọi người, giống như nhiều dịch vụ khác trong danh sách này, nhưng đi kèm với quảng cáo.

TuneIn cho phép người nghe truy cập tới 120 nghìn kênh phát thanh và hàng triệu podcast. Bạn có thể nghe các sự kiện thể thao trực tiếp cũng như lựa chọn các đề xuất được cá nhân hóa theo tâm trạng và môi trường của bạn. Ngoài ra, bạn có thể đánh dấu chúng là mục yêu thích. Và nếu bạn là một người sáng tạo âm nhạc, bạn thậm chí có thể bắt đầu một chương trình phát sóng hoặc podcast trên TuneIn.

TuneIn đi kèm với một gói cao cấp, mà sau khi đăng ký, cho phép truy cập vào các bản nhạc phi thương mại và các trò chơi thể thao trực tiếp. Nếu bạn muốn miễn phí thì bạn chỉ có quyền truy cập vào các kênh phát thanh cũng như các podcast như hiện nay.

Xem thêm:

Thứ Năm, 28/06/2018 08:43
3,54 👨 8.302
0 Bình luận
Sắp xếp theo