Cách chạy Raspberry Pi Desktop trên Windows hoặc macOS

Trong bài viết lần này, Quantrimang.com sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng PC hoặc Mac để chạy hệ điều hành desktop của Raspberry Pi Foundation, Debian với Raspberry Pi Desktop (để ngắn gọn, bài viết sẽ gọi nó là “Raspberry Pi Desktop” từ bây giờ).

Hệ điều hành giống Raspbian này (đúng như tên gọi của nó, cả hai hệ điều hành đều dựa trên Debian) cho phép bạn sử dụng PC hoặc Mac như một sự thay thế cho Raspberry Pi. Điều đó hữu ích khi thử nghiệm các dự án vào thời điểm không tiện sử dụng Pi. Việc này cũng thú vị vì nó hỗ trợ giao diện Raspbian quen thuộc với phần cứng của PC hoặc Mac, mạnh hơn nhiều so với Pi nhỏ bé.

Cách đơn giản nhất để khởi động và chạy Raspberry Pi Desktop là cài đặt hệ điều hành, nhưng điều đó sẽ yêu cầu bạn dành một máy tính (hoặc ít nhất là phân vùng ổ cứng) cho dự án. Nếu bạn muốn tiếp tục chạy Windows hoặc macOS trên máy tính của mình, cách tốt nhất là chạy Raspberry Pi Desktop trên máy ảo - đó chính là những gì bài viết sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện trong hướng dẫn này.

Cách chạy Raspberry Pi Desktop trên Windows hoặc macOS

Bước 1: Tải xuống và cài đặt VirtualBox

Vì bạn sẽ chạy Raspberry Pi Desktop trên một máy ảo, nên bước đầu tiên là tải xuống Oracle VM VirtualBox. Bạn có thể tải xuống phần mềm từ trang Downloads của VirtualBox. Chỉ cần chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn (có hai tùy chọn: Phiên bản Windows và phiên bản macOS). Sau khi tải xuống file thực thi, hãy cài đặt VirtualBox bằng cách làm theo chỉ dẫn của trình hướng dẫn cài đặt.

Bước 2: Tải xuống Debian với Raspberry Pi Desktop

Tiếp theo, bạn sẽ cần tải xuống file image của Raspberry Pi Desktop từ trang web của Raspberry Pi Foundation.

Bước 3: Khởi chạy VirtualBox và tạo một máy ảo mới

Bây giờ, bạn đã tải xuống cả VirtualBox và Raspberry Pi Desktop. Bạn đã sẵn sàng khởi chạy VirtualBox và tạo một máy ảo mới.

Nhấp vào New và bạn sẽ thấy một màn hình như sau:

Khởi chạy VirtualBox và tạo một máy ảo mới
Khởi chạy VirtualBox và tạo một máy ảo mới

Tất nhiên, bạn không muốn tạo máy ảo Windows, vì vậy hãy thay đổi một chút cài đặt. Trước tiên, chọn tên mô tả cho máy ảo (ví dụ: “Raspberry Pi”), sau đó chọn Linux từ menu drop-down TypeDebian (64-bit) từ menu drop-down Version. Sau đó, nhấp vào Next.

Trên màn hình tiếp theo, bạn có thể sử dụng dung lượng bộ nhớ được đề xuất là 1024MB - tùy chọn này tương ứng với dung lượng bộ nhớ của Raspberry Pi 3.

Màn hình tiếp theo là để thêm ổ cứng vào máy ảo mới của bạn. Chỉ cần nhấp vào Create, trừ khi bạn có một số lý do để sửa đổi cài đặt. Sau đó, nhấp vào Next trên màn hình này và một lần nữa trên màn hình tiếp theo.

Cuối cùng, bạn có thể chọn dung lượng ổ cứng. Ví dụ đã sử dụng dung lượng được khuyến nghị là 8GB, nhưng bạn có thể muốn có một ổ cứng lớn hơn. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấp vào Create.

Bây giờ, các cài đặt của máy ảo đã được thiết lập xong.

Bước 4: Cài đặt Raspberry Pi Desktop

Nhấp vào Start để bắt đầu cài đặt Raspberry Pi Desktop. Bạn sẽ thấy một màn hình như sau:

Cài đặt Raspberry Pi Desktop
Cài đặt Raspberry Pi Desktop

Duyệt đến thư mục mà bạn đã lưu file image của Raspberry Pi Desktop, chọn file và nhấp vào Start. Những gì bạn sẽ thấy tiếp theo là một menu có tiêu đề Debian GNU/Linux installer boot menu. Sử dụng các phím mũi tên - hoặc i - và Enter để chọn Install.

Trên màn hình tiếp theo, chọn bố cục bàn phím ưa thích và tiếp tục bằng cách nhấn Enter.

Chọn Guided - sử dụng toàn bộ ổ đĩa và tiếp tục nhấn Enter để đến tùy chọn Select disk to partition và chọn Partitioning scheme. Cuối cùng, nhấp vào Finish partitioning and write changes to disk.

Bạn có thể tranh thủ làm việc gì đó trong khi hệ thống cài đặt.

Sau một lúc, trình hướng dẫn cài đặt sẽ nhắc bạn: “Install the GRYB boot loader to the master boot record?” (Cài đặt boot loader GRYB vào Master Boot Record”. Nhấp vào Yes và chọn /dev/sda.

Khi trình hướng dẫn cài đặt xong mọi thứ, bạn sẽ thấy một màn hình như sau:

Màn hình sau khi cài đặt xong
Màn hình sau khi cài đặt xong

Nếu bạn đã sử dụng Raspbian trước đây, màn hình này rất quen, đúng không?

Bước 5: Làm cho máy ảo tương tác

Máy ảo hiện đang chạy thành công Raspberry Desktop, nhưng kích thước màn hình hơi nhỏ và nó không lớn hơn khi bạn nhấp vào Maximize. Bạn có thể làm cho máy của mình tương tác hơn bằng cách cài đặt VirtualBox Guest Additions. Guest Additions giúp bạn có thể thay đổi kích thước màn hình, sử dụng clipboard và chia sẻ file giữa PC hoặc Mac với máy ảo.

Để thực hiện việc này, trước tiên hãy mở Terminal và đảm bảo rằng hệ thống của bạn được cập nhật:

sudo apt-get update
sudo apt-get upgrade

Bạn sẽ phải nhập các lệnh vì máy ảo chưa hợp tác cho lắm.

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng cài đặt VirtualBox Guest Additions:

sudo apt-get install linux-headers-$(uname -r) virtualbox-guest-dkms virtualbox-guest-x11

Khi đã cài đặt Guest Extensions, hãy nhấp vào menu Devices và chọn Shared Clipboard > Bidirectional.

Nếu khởi động lại máy ảo ngay bây giờ, bạn sẽ có thể sử dụng cùng một clipboard trên cả PC hoặc Mac và máy ảo. Bạn cũng có thể thay đổi kích thước màn hình. Nhưng đừng khởi động lại! Thay vào đó, trước tiên hãy thêm người dùng vào nhóm vboxsf để cho phép chia sẻ file giữa máy ảo và PC hoặc Mac:

sudo adduser pi vboxsf

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng tắt máy ảo và thiết lập một thư mục chia sẻ. Đây là lệnh tắt máy:

shutdown -h now

Bước 6: Thiết lập thư mục chia sẻ

Để thiết lập thư mục chia sẻ, hãy nhấp chuột phải vào tên máy ảo và chọn Settings… hoặc nhấn Ctrl + S với máy ảo được chọn.

Từ menu mở ra, chọn Shared Folders.

Chọn Shared Folders
Chọn Shared Folders

Nhấp vào nút có dấu cộng màu xanh lá cây để thêm thư mục chia sẻ mới.

Từ nhiều menu drop-down Folder Path, hãy chọn Other… và sau đó chọn thư mục bạn muốn chia sẻ. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấp vào OK và chọn Auto-mount.

Chọn Auto-mount
Chọn Auto-mount

Nếu bạn khởi động lại máy ảo và khởi chạy trình quản lý file, bạn sẽ thấy thư mục chia sẻ của mình có tiền tố “sf_” trong thư mục /media. Bất kỳ file nào bạn đặt trong thư mục đó cũng sẽ hiển thị trong thư mục tương ứng trong/trên PC hoặc Mac và ngược lại.

Thế là xong! Giờ đây, bạn có Raspberry Pi Desktop đang chạy trên máy ảo trên PC hoặc Mac và bạn có thể dễ dàng sử dụng clipboard và quản lý các thư mục trong khi đang làm việc trên dự án tiếp theo.

Xem thêm:

Thứ Năm, 24/09/2020 16:31
51 👨 2.904
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Raspberry Pi