Những cách bảo mật riêng tư trên Google Chrome

Trên Google và Chrome, vấn đề bảo mật khá rắc rối. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này thì có thể thấy rằng họ hầu như không có phần riêng tư, thường theo dõi việc duyệt web, thu thập dữ liệu cá nhân và sử dụng tất cả để nhằm mục đích quảng cáo (gây phiền hà cho một số người).

Nếu sử dụng Gmail, Drive, Google+,...của hệ thống Google, thì chắc hẳn bạn sẽ có nhiều dữ liệu cá nhân bị quét bởi các thuật toán của Google. Nhưng ít nhất với một vài tùy chọn, bạn có thể bảo vệ bản thân khi sử dụng Chrome.

1. Vô hiệu hóa lịch sử vị trí

Lịch sử vị trí có tiếng là tính năng không tốt. Hầu hết mọi người không biết rằng tính năng này theo dõi chuyển động của bạn ở bất cứ nơi đâu, cho phép theo dõi được nơi đã đăng nhập vào tài khoản Google tại bất cứ thời điểm nào trong ngày (hoặc nói cách khác đây là có thể biết được ai vừa truy cập tài khoản của bạn).

Để tắt tính năng này, vào trang tài khoản bằng cách kích vào hình ảnh đại diện phía trên cùng bên trái của Google, Gmail, hoặc các dịch vụ khác của Google, sau đó kích My Account. Tiếp đến, kích Personal info & privacy > My Activity > Activity Controls, và cuộn trang xuống Location History (kích Manage Activity ở đây để thấy được dịch vụ này đã theo dõi bạn như thế nào. Cuối cùng, chọn thanh trượt màu của Location History để tắt nó.

Cài đặt lịch sử vị trí của Google

2. Thay đổi công cụ tìm kiếm của bạn để không bị theo dõi

Đây thực sự là cách dễ dàng thực hiện nhưng phải bỏ thói quen sử dụng Google để tìm kiếm. Do vậy, thoát ra khỏi thói quen đó và sử dụng công cụ tìm kiếm khác thân thiện hơn để sử dụng như thay thế mặc định.

Ngày nay, DuckDuckGo là công cụ được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, hơn nữa nó không theo dõi bất kỳ tìm kiếm nào của bạn, mã hóa dữ liệu và tất cả thiết bị cá nhân. Nhưng một lựa chọn khác đáng để cân nhắc tới đó là Startpage chạy tìm kiếm của Google theo proxy, nó có được toàn bộ kết quả tìm kiếm từ Google mà không cho Google biết bạn đang duyệt web. Khi xem qua kết quả tìm kiếm, kích vào tùy chọn By Proxy dưới mỗi kết quả trang web như vậy trang web bạn lựa chọn sẽ không thể theo dõi bạn.

Giao diện trang Startpage

3. Giới hạn các cookie

Giới hạn các cookie

Khi nói về các trang web và mạng quảng cáo theo dõi hành vi của người dùng, việc sử dụng cookie thường xuyên được đề cập. Trình duyệt lưu trữ các file này để các trang web hoạt động như những gì người dùng mong đợi. Không có chúng, người dùng sẽ bắt đầu lại từ đầu bất cứ khi nào truy cập một trang web.

Cookie rất quan trọng đối với các trang web. Chúng cho phép người dùng đăng nhập vào tài khoản hoặc thêm các mục vào giỏ hàng.

Nhưng các trang web có thể lưu trữ bất cứ thứ gì chúng muốn trong các file này. Mạng quảng cáo cũng vậy. Đó là lý do tại sao việc hạn chế cookie nào được phép sử dụng trên máy tính là một việc làm cần thiết.

Để thực hiện việc này, hãy đi tới Privacy and security > Content settings > Cookies. Hãy kích hoạt tính năng Block third-party cookies. Để bảo mật tốt hơn, người dùng cũng chỉ có thể kích hoạt Keep local data only until you quit your browser, nhưng điều này có nghĩa là sẽ phải đăng nhập lại vào các trang web vào lần tới khi mở Chrome.

Bạn có thể thấy tất cả các cookie mà Chrome đã lưu bằng cách chọn See all cookies and site data. Tại đây, người dùng có thể xóa từng cookie một hoặc xóa tất cả chúng.

4. Sử dụng tính năng kiểm tra bảo mật Google

Privacy Check-up là công cụ web cho phép bạn tùy chỉnh các cài đặt chia sẻ/bảo mật trên các dịch vụ khác của Google như Photos, YouTube, Google+,... Điều này dễ hiểu thôi khi bạn trên một trang web và đây là cách đảm bảo những hoạt động của bạn được bảo mật như mong muốn.

Kiểm tra bảo mật của Google

5. Kích hoạt "Do No Track" và “Safe Browsing”

Trong phần Privacy and security, cũng có một vài cài đặt mà người dùng nên kích hoạt. Safe Browsing là một trong số đó. Tính năng này có thể ngăn một số trang web độc hại hoặc được bảo mật kém mở trong trình duyệt.

Safe browsing

Mọi người có những cảm nhận lẫn lộn về tính năng Do Not Track bởi vì nó là hoàn toàn tùy chọn, mặc dù nó ngăn chặn những trang mạng theo dõi hoạt động web của bạn. Vì vậy, ngay cả khi bạn kích hoạt nó, nó sẽ làm việc tùy theo quyết định của các trang web bạn truy cập.

Vì vậy, đây là cách kích hoạt: Chọn biểu tượng menu trong Chrome > Settings > Show advanced settings, sau đó dưới Privacy tích hộp Send a Do Not Track request...

Tùy chọn Privacy của Google

6. Giới hạn việc đồng bộ hóa

Một trong những điểm mạnh của Google Chrome là bạn có thể đồng bộ hóa dữ liệu (thông tin đăng nhập và mật khẩu, dấu trang, v.v...) giữa các thiết bị - ví dụ, giữa PC và điện thoại của bạn. Tuy nhiên, việc gửi dữ liệu liên tục này có thể khiến vấn đề bảo mật của bạn gặp rủi ro, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế đồng bộ hóa.

Để thực hiện việc này, hãy nhấp vào Settings (ba dấu chấm ở phía trên bên phải của Chrome) và sau đó nhấp vào Settings > Synchronization.

Giới hạn việc đồng bộ hóa

Như bạn thấy trong ví dụ, Synchronize everything (Đồng bộ hóa mọi thứ) được đặt theo mặc định. Chúng tôi khuyên bạn nên hủy kích hoạt các tùy chọn bạn sử không sử dụng thường xuyên.

7. Mã hóa dữ liệu được đồng bộ hóa

Vẫn trong menu trên, bạn cũng sẽ tìm thấy tùy chọn Encryption. Kích hoạt tùy chọn Encrypt synced data with your own sync passphrase. Tiếp theo, chọn mật khẩu bạn dễ nhớ (nhưng phải khác với mật khẩu tài khoản Google của bạn).

Mã hóa dữ liệu được đồng bộ hóa

Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu mỗi khi Google Chrome muốn đồng bộ hóa dữ liệu, tức là thêm một lớp bảo mật bổ sung.

8. Tắt các dịch vụ web

Google Chrome sử dụng một số dịch vụ bên ngoài để cải thiện việc duyệt web của người dùng, như một dịch vụ kiểm tra chính tả. Điều này làm cho trình duyệt liên tục gửi thông tin về việc duyệt web của bạn hoặc văn bản bạn viết. Tắt các tùy chọn này để giảm lượng dữ liệu liên tục được gửi đi. Lý tưởng nhất là vô hiệu hóa tất cả và chỉ giữ lại tùy chọn Send a non-tracking request with your navigation traffic. Với tùy chọn này, các trang mà bạn truy cập sẽ được thêm vào yêu cầu Do Not Track (Không theo dõi) và ngừng theo dõi bạn khi bạn duyệt web. Không phải tất cả các trang web đều tuân thủ điều này, nhưng bạn vẫn nên kích hoạt nó.

Tắt các dịch vụ web

Để kích hoạt hoặc hủy kích hoạt dịch vụ, đi tới Settings > Configuration và lần này chuyển tới Advanced Configuration.

9. Sử dụng tính năng Ask before access

Cũng trong menu Settings > Advanced settings > Content settings, bạn có thể dành một chút thời gian để xem lại cách bạn thiết lập các tiện ích bổ sung như vị trí, máy ảnh và điện thoại. Chúng tôi khuyên bạn nên kích hoạt tùy chọn Ask before accessing. Điều này có nghĩa là nếu một trang web cần quyền truy cập vào webcam, micro hoặc các thiết bị khác của bạn, bạn sẽ được thông báo. Ví dụ, tính năng này sẽ ngăn chặn việc người khác dùng camera để theo dõi bạn.

Tính năng Ask before access

Điều tương tự cũng có thể được áp dụng cho các tiện ích bổ sung như Flash.

10. Tắt Google Activity Control

Chrome không chỉ lưu dữ liệu duyệt web của bạn, mà Google cũng vậy. Mỗi khi bạn đăng nhập vào tài khoản Google của mình, Google sẽ lưu lại dữ liệu duyệt web. Tùy chọn này, được kích hoạt theo mặc định, nhưng cũng có thể dễ dàng hủy kích hoạt. Để thực hiện việc này, hãy truy cập tùy chọn Activity controls of your account và chuyển sang chế độ Deactivate.

Tắt Google Activity Control

Ngoài ra, ở đây bạn có thể cấu hình nhiều khía cạnh khác liên quan đến hoạt động duyệt web của mình. Nếu bạn có thời gian, hãy xem kỹ phần này bởi vì nó thực sự thú vị (và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết Google biết về bạn nhiều như thế nào đấy).

11. Định kỳ "làm sạch" các tiện ích mở rộng

Tất cả chúng ta đều yêu thích các tiện ích mở rộng của Chrome, nhưng chúng ta thường chỉ cài đặt rồi sử dụng chúng trong vài ngày, và sau đó quên chúng đi. Điều gì sẽ xảy ra khi plugin liên tục gửi dữ liệu đến máy chủ bên ngoài? Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích bạn xem xét lại các tiện ích mở rộng, cài đặt theo thời gian và “làm sạch” chúng định kỳ.

Để thực hiện việc này, tìm tới Settings > More tools > Extensions hoặc trực tiếp tới chrome://extensions/ trong thanh điều hướng.

Định kỳ làm sạch các tiện ích mở rộng

12. Cài đặt các tiện ích tăng cường bảo mật

Bây giờ bạn đã xóa tiện ích mở rộng vô ích và tiếp theo là thời điểm tốt để thêm một số tiện ích mở rộng có tính thực tế hơn. Trong Google Chrome Store, có nhiều tiện ích mở rộng hữu ích để tăng cường bảo mật. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Unshorten.link phân tích các liên kết được tạo bằng các công cụ rút ngắn, phát hiện địa chỉ thực trước khi chúng ta nhấp vào. Tiện ích tuyệt vời để tránh phần mềm độc hại.
  • Click & Clean có nhiều chức năng, từ việc xóa lịch sử chỉ với một cú nhấp chuột tới tìm kiếm phần mềm độc hại hoặc thậm chí là giải phóng không gian trên ổ cứng.
  • HTTPS Everywhere: Các trang sử dụng HTTPS an toàn hơn vì tất cả thông tin được truyền dưới dạng mã hóa. Tiện ích mở rộng này cho phép chúng ta truy cập vào HTTPS cho tất cả các trang, mặc dù không phải theo mặc định.
  • Privacy Badger chặn các trình thu thập thông tin của bên thứ ba, có ý định lấy dữ liệu của chúng ta.
  • WOT: Web of Trust giúp bạn xác định các trang web độc hại hoặc web xấu.
  • LastPass: Free Password Manager là một trình quản lý mật khẩu hữu ích.

13. Vô hiệu hóa các cài đặt “Privacy and Security”

Privacy and Sercurity

Google đã tích hợp một số tính năng vào Chrome nhằm cải thiện trải nghiệm duyệt web của người dùng. Điều hấp dẫn là các dịch vụ này liên quan đến việc gửi dữ liệu đến các máy chủ của công ty. Tính năng này có thể thêm vào tài khoản người dùng. Google sau đó phân tích dữ liệu để bán quảng cáo ngày càng được cá nhân hóa.

Một số tính năng gửi dữ liệu tới Google mỗi khi người dùng nhập một chữ cái vào thanh điều hướng.

Điều này có nghĩa là Google sẽ thấy mọi thứ bạn tìm kiếm và mọi trang web bạn truy cập, cho dù bạn có sử dụng công cụ tìm kiếm Google hay không và ngay cả khi bạn đổi ý, quyết định không truy cập trang web hoặc bắt đầu tìm kiếm mới. Bạn có thoải mái khi Google biết nhiều thứ về bạn không?

Người dùng có thể tắt các tùy chọn này bằng cách mở cài đặt Chrome và đi tới phần Privacy and security.

Các tính năng cần vô hiệu hóa:

  • Use a prediction service to help complete searches and URLs typed in the address bar or the app launcher search box (Sử dụng tinh năng dự đoán để giúp hoàn thành các tìm kiếm và URL được nhập vào thanh địa chỉ hoặc hộp tìm kiếm của trình khởi chạy ứng dụng).
  • Use a prediction service to load pages more quickly (Sử dụng tính năng dự đoán để load trang nhanh hơn).
  • Use a web service to help resolve navigation errors (Sử dụng web service để giúp giải quyết các lỗi điều hướng)
  • Help improve Safe Browsing (Giúp cải thiện duyệt web an toàn)
  • Automatically send diagnostic and usage data to Google (Tự động gửi dữ liệu chẩn đoán và sử dụng đến Google)
  • Use a web service to help resolve spelling errors (Sử dụng web service để giúp giải quyết lỗi chính tả)

14. Không lưu các địa chỉ và phương thức thanh toán

Không lưu các địa chỉ

Cho dù có thích sử dụng Internet hay không thì trong bối cảnh hiện nay, rất khó tránh khỏi việc điền vào các biểu mẫu trực tuyến. Chrome sẽ cố gắng thực hiện công việc này dễ dàng hơn cho người dùng bằng cách nhớ thông tin hay phải điền thường xuyên, chẳng hạn như địa chỉ email, địa chỉ nhà, số điện thoại và số thẻ tín dụng.

Nhưng điều đó có nghĩa là người dùng đang tạo ra một bản ghi chi tiết những thông tin cá nhân không cần thiết. Ngay cả khi đã tắt tính năng đồng bộ hóa, ai đó có quyền truy cập vào máy tính cũng có thể lấy được những thông tin này. Điều này có thể nguy hiểm nếu bạn hay để máy tính ở nơi công cộng, hoặc cũng có thể dẫn đến hậu quả không lường trước được, khi chia sẻ thiết bị của bạn với bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình.

Người dùng có thể yêu cầu Chrome không “ghi nhớ” hầu hết các thông tin này bằng cách truy cập People > Addresses and more.

Để ngăn Chrome lưu trữ thông tin thẻ tín dụng, hãy truy cập People > Payment methods. Cả hai tùy chọn này đều cho phép người dùng xóa mọi thông tin mà Chrome có thể đã lưu trữ.

Kết luận

Những mẹo trên đây sẽ giúp giảm đáng kể lượng thông tin người dùng đưa lên mạng, nhưng chúng không thể ngăn chặn hoàn toàn việc thu thập dữ liệu từ Google. Việc theo dõi thói quen duyệt web của người dùng vẫn có thể bị các bên khác thực hiện, kể cả nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Nếu muốn bảo vệ quyền riêng tư của mình hơn nữa, hãy xem xét thay đổi cài đặt DNS cũng như sử dụng VPN.

Đừng dừng lại ở các cài đặt trình duyệt và mạng thông thường. Nếu sở hữu Chromebook, thì có khả năng bạn đã có tài khoản Google. Bạn có thể đã cung cấp cho Google khá nhiều dữ liệu. May mắn thay, Google rất minh bạch về những gì nó thu thập. Người dùng có thể xem tài khoản của mình và giới hạn dữ liệu nào Google có thể truy cập.

Mặc dù các mẹo này sẽ giúp bạn giảm bớt sự lo lắng về quyền riêng tư thông qua Chrome, thực tế Google lưu trữ dữ liệu của bạn để theo dõi, và nếu bạn đang sử dụng dịch vụ này thì cái giá phải trả là một phần sự riêng tư của bạn trên web. Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy không thoải mái với tất cả sự tò mò của Google, thì có thể từ bỏ Google, và thật không dễ dàng để thực hiện điều đó!

Xem thêm:

Thứ Sáu, 01/02/2019 14:12
4,17 👨 6.360
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Google Drive