PSR B1620-26b - Hành tinh già đời nhất, đứng đầu các “bô lão” trong vũ trụ có gì đặc biệt?

Theo lý thuyết, vũ trụ của chúng ta được hình thành vào khoảng 13,8 tỉ năm trước nhưng hành tinh PSR B1620-26b được biết đến với tuổi thọ 12,7 tỷ năm. Điều này biến PSR B1620-26b trở thành hành tinh già đời nhất từng được biết đến trong vũ trụ.

Hành tinh PSR B1620-26b được hình thành khoảng 2 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, hành tinh PSR B1620-26b được hình thành khoảng 2 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang - sự kiện khơi nguồn khai sinh của vũ trụ. (Ảnh Solstation).

Hành tinh PSR B1620-26b “chào đời” sớm hơn Trái đất của chúng ta những 8 tỷ năm
Hành tinh PSR B1620-26b “chào đời” sớm hơn Trái Đất của chúng ta những 8 tỷ năm. (Ảnh Ebaumsworld).

PSR B1620-26b xoay quanh hai ngôi sao chủ
PSR B1620-26b xoay quanh hai ngôi sao chủ, gồm một ngôi sao neutron và một sao lùn trắng cách Trái Đất khoảng 12.400 năm ánh sáng. (Ảnh Ytimg).

PSR B1620-26b là một tinh cầu khí khổng lồ
PSR B1620-26b là một tinh cầu khí khổng lồ, nặng gấp 2,5 lần sao Mộc (khối lượng của sao Mộc là 1,8986x1027 kg) . (Ảnh Spacetelescope).

PSR B1620-26b không có những nguyên tố nặng cần thiết cho sự sống xuất hiện
Do hình thành quá sớm nên hành tinh “cụ” PSR B1620-26b không có những nguyên tố nặng cần thiết cho sự sống xuất hiện như oxy và carbon. (Ảnh Xalocuocsong).

Hành tinh PSR B1620-26b thuộc chòm sao Thiên Yết
Hành tinh PSR B1620-26b thuộc chòm sao Thiên Yết (Scorpius) - một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía Nam gần trung tâm của Ngân Hà. (Ảnh Dailygalaxy).

PSR B1620-26b nằm rất xa ngôi sao chủ
PSR B1620-26b nằm rất xa ngôi sao chủ, nó mất khoảng 100 năm mới quay đủ 1 vòng quanh sao chủ. (Ảnh Nasa).

Thứ Bảy, 04/11/2017 10:55
51 👨 899
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ