Kepler phát hiện 3 ngoại hành tinh mới quay quanh “siêu Trái Đất”

Kính viễn vọng Kepler của NASA gần đây đã phát hiện thấy 3 ngoại hành tinh mới quay quanh một ngôi sao có tên là GJ 9827 được mệnh danh là một “siêu Trái Đất”. GJ 9827 là ngôi sao sáng thuộc loại quang phổ K6V, cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng.

Ba ngoại hành tinh này có tên lần lượt là GJ 9827 b, c và d.

3 ngoại hành tinh mới quay quanh ngôi sao GJ 9827
3 ngoại hành tinh mới quay quanh ngôi sao GJ 9827. (Nguồn ảnh: Phys).

GJ 9827 b có bán kính bằng 1,64 lần bán kính Trái Đất. Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác khối lượng của nó nhưng theo ước tính GJ 9827 b nặng gấp từ 3,5 đến 4,26 lần khối lượng của Trái Đất. GJ 9827 b mất khoảng 1,21 ngày để quay quanh ngôi sao mẹ và có nhiệt độ cân bằng là khoảng trên 845 độ C.

GJ 9827 c là hành tinh nhỏ nhất trong bộ ba mới được phát hiện này. Hành tinh ngoại lai có chu kỳ quỹ đạo là 3,65 ngày và nhiệt độ cân bằng là trên 500 độ C.

GJ 9827 d có kích thước lớn gấp hai lần và có khối lượng gấp ít nhất năm lần Trái Đất. Bề mặt ngoại hành tinh này có nhiệt độ cân bằng là 374 độ C và nó mất 6.2 ngày để quay quanh quỹ đạo ngôi sao chủ.

GJ 9827 b, c và d nằm quá gần hoặc quá xa ngôi sao chủ nên có nhiều khả năng chúng không thể nuôi dưỡng sự sống (Nguồn ảnh: Phys).

Trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng kích cỡ gấp 1,5 lần Trái Đất được cho là ngưỡng cực đại, trước khi một hành tinh chuyển thành một tinh cầu khí. Do vậy, việc phát hiện 3 ngoại hành tinh này sẽ giúp họ quan sát được sự thay đổi của các hành tinh theo kích cỡ, trên cùng một hệ sao.

Đây là những hành tinh gần nhất do tàu Kepler phát hiện được khi chúng đi qua ngôi sao chủ ở góc độ chúng ta có thể quan sát. Điều này giúp các nhà khoa học có thể tìm kiếm sự sống ở các hành tinh ngoài Trái Đất bằng cách quan sát quang phổ, xác định thành phần, và từ đó xác định được có gì đằng sau lớp khí quyển đó.

Theo các nhà khoa học, GJ 9827 b, c và d nằm quá gần hoặc quá xa ngôi sao chủ nên có nhiều khả năng chúng không thể nuôi dưỡng sự sống. Nhưng rất có thể bầu khí quyển của chúng sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quan trọng.

Thứ Sáu, 06/10/2017 17:31
31 👨 452
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ